Huy Đức: Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng… bỗng trở thành phó tỉnh[1]. Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương. “Luân chuyển cán bộ” là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.
Chỗ Trống
Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều “chỗ trống”. Tuổi để không “tái ứng cử” của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác “cố đấm” nhưng không “ăn được xôi”: Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).
Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).
Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947) đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946).
Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến “hơi thở cuối cùng”. Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn “bám trụ”.
Bộ Tứ
Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của “bộ tứ” được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng… để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).
Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường “đi lên” vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng[2].
Tất cả các hồng y đều muốn trở thành giáo hoàng nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra “tham vọng” đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.
Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề “thế – lực”.
Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một ví trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể “quy ra thóc”, chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).
Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn phải có nhiều “gót chân A-Sin” để sau khi bầu lên “đàn em” dễ dàng trục lợi.
Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người “phục tùng”. Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu nhận ra lá phiếu của họ chỉ tập trung quyền lực cho một số người nhân danh “tập trung dân chủ”.
Tại Sao Luân Chuyển
“Luân chuyển”, theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để “giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn”. Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải “rèn luyện” bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần “thực tiễn” ở ủy ban nhân dân một tỉnh..
Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Bình Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu “viện công tố” mà học được cái lắt léo của “chính trị gia” thì liệu có còn “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”.
Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự “tìm chỗ trống có cơ cấu” như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Nam Định (1998-2001). “Đấu đá nội bộ” cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.
Không thể coi luân chuyển là “thử thách” khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi “ẵm” về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian “nín thở qua sông” chứ không phải là “rèn luyện”.
Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có “hàm bộ trưởng” là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.
Hành Chánh Chuyên Nghiệp
Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể “học tập đạo đức Hồ Chí Minh” và chính trị Marx – Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.
Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng…
Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.
Viên chức hành chánh là một “ngạch” có thể chọn qua thi tuyển.
Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)
Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên – bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)…; địa phương có các giám đốc sở… Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh… và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp.
Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa “em út” hay đưa những kẻ “chạy chức, chạy quyền” vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào “kho dự trữ cán bộ” của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.
Chính Trị Gia
Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội… được công chúng biết đến và chọn lựa.
Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích “đổi mới” (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính – Chín Cần…). Ngày nay, không ai biết thành
tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những
người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ “một cái đầu”, các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình “một cái đầu” cho dễ bảo.
Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận “xì xào”. Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.
Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú “lôi từ trong túi áo ra” thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.
[1] Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19 thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
[2] Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.
Theo FB Osin Huy Đức
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa được bầu vào chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin.
Quyết định này được đưa ra sau kỳ họp bất thường lần thứ 11 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII vào chiều 28/3, theo hãng tin nhà nước.
Trước đó, ông Nghị đã được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang để tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy theo quyết định số 1085-QĐNS/TW ngày 28/2/2014.
Trước khi nhận nhiệm sở mới, ông Nghị đang là thứ trưởng Bộ Xây dựng và là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Nghị sinh năm 1977, là con trai cả trong số ba người con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông từng theo học tại Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đi du học tại Mỹ.
Ông Nghị được cho là đã có bằng tiến sỹ tại Đại học George Washington.
Sau khi về nước, ông được đề bạt làm phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra Bộ Xây dựng.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi đầu năm 2011, ông Nghị được vào Ban chấp hành Trung ương Đảng với tư cách ủy viên dự khuyết.
Một số nhà quan sát cho rằng tỉnh Kiên Giang là cái nôi quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thân phụ ông Nghị. Đây là nơi ông Dũng từng đi lên trên các nấc thang quyền lực trước khi ra Hà Nội rồi cuối cùng trở thành Thủ tướng.
Tại Kiên Giang, ông Dũng từng làm bí thư Huyện Hà Tiên, sau thăng chức làm phó bí thư rồi bí thư Tỉnh ủy. Ông cũng từng là chủ tịch tỉnh Kiên Giang.
Nơi đây được cho là có nhiều thành phần ủng hộ ông Dũng. Bản thân ông Dũng cũng từng cất nhắc nhiều các bộ từ Kiên Giang ra trung ương.
Ông Nghị nằm trong số 19 thứ trưởng được luân chuyển từ trung ương về địa phương trong đợt này, theo một quyết định của Bộ Chính trị hồi cuối tháng Hai.
Việc luân chuyển này nhằm ‘chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương’ và ‘đào tạo, rèn luyện cán bộ trẻ’, theo công văn của Bộ Chính trị hôm 28/2.
----------------------------------
Theo BBC
Con trai thủ tướng nhận thêm chức
Cập nhật: 11:41 GMT - thứ bảy, 29 tháng 3, 2014
Ông Nghị sẽ đảm nhiệm xây dựng đề án phát triển một trong ba đặc khu kinh tế quan trọng
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa được bầu vào chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin.
Quyết định này được đưa ra sau kỳ họp bất thường lần thứ 11 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII vào chiều 28/3, theo hãng tin nhà nước.
Trước đó, ông Nghị đã được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang để tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy theo quyết định số 1085-QĐNS/TW ngày 28/2/2014.
'Dự án chờ sẵn?'
Bên cạnh vị trí mới, ông Nghị cũng được giao chuẩn bị đề án "Đặc khu Hành chính Kinh tế Phú Quốc" và được phân công chỉ đạo đầu tư phát triển Phú Quốc, vẫn theo TTXVN.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc là một trong ba đặc khu kinh tế ở ba miền Bắc-Trung-Nam đang được chính phủ Việt Nam xây dựng.
Bên cạnh Phú Quốc, hai đặc khu kinh tế khác là Vân Đồn (Quảng Ninh) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đã hoàn tất bản thảo đề án phát triển và đang đợi chính phủ phê duyệt.
Theo thông tin được đưa ra tại cuộc họp UBND tỉnh Kiên Giang hồi tháng Chín năm ngoái do Báo điện tử Chính phủ dẫn lại, điểm nổi bật của đặc khu kinh tế Phú Quốc là "thiết lập mô hình tổ chức chính quyền năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm."
Đặc khu này cũng sẽ được "áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trong xây dựng, đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế, du lịch, giáo dục".
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ được hãng tin nhà nước trích lời nói "đặc khu kinh tế là nơi thử nghiệm các cơ chế chính sách có tính đột phá để có thể áp dụng cho cả nước sau này."
Bên cạnh vị trí mới, ông Nghị cũng được giao chuẩn bị đề án "Đặc khu Hành chính Kinh tế Phú Quốc" và được phân công chỉ đạo đầu tư phát triển Phú Quốc, vẫn theo TTXVN.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc là một trong ba đặc khu kinh tế ở ba miền Bắc-Trung-Nam đang được chính phủ Việt Nam xây dựng.
Bên cạnh Phú Quốc, hai đặc khu kinh tế khác là Vân Đồn (Quảng Ninh) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đã hoàn tất bản thảo đề án phát triển và đang đợi chính phủ phê duyệt.
Theo thông tin được đưa ra tại cuộc họp UBND tỉnh Kiên Giang hồi tháng Chín năm ngoái do Báo điện tử Chính phủ dẫn lại, điểm nổi bật của đặc khu kinh tế Phú Quốc là "thiết lập mô hình tổ chức chính quyền năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm."
Đặc khu này cũng sẽ được "áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trong xây dựng, đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế, du lịch, giáo dục".
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ được hãng tin nhà nước trích lời nói "đặc khu kinh tế là nơi thử nghiệm các cơ chế chính sách có tính đột phá để có thể áp dụng cho cả nước sau này."
'Cái nôi' Kiên Giang?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có nhiều năm công tác tại Kiên Giang
Trước khi nhận nhiệm sở mới, ông Nghị đang là thứ trưởng Bộ Xây dựng và là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Nghị sinh năm 1977, là con trai cả trong số ba người con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông từng theo học tại Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đi du học tại Mỹ.
Ông Nghị được cho là đã có bằng tiến sỹ tại Đại học George Washington.
Sau khi về nước, ông được đề bạt làm phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra Bộ Xây dựng.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi đầu năm 2011, ông Nghị được vào Ban chấp hành Trung ương Đảng với tư cách ủy viên dự khuyết.
Một số nhà quan sát cho rằng tỉnh Kiên Giang là cái nôi quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thân phụ ông Nghị. Đây là nơi ông Dũng từng đi lên trên các nấc thang quyền lực trước khi ra Hà Nội rồi cuối cùng trở thành Thủ tướng.
Tại Kiên Giang, ông Dũng từng làm bí thư Huyện Hà Tiên, sau thăng chức làm phó bí thư rồi bí thư Tỉnh ủy. Ông cũng từng là chủ tịch tỉnh Kiên Giang.
Nơi đây được cho là có nhiều thành phần ủng hộ ông Dũng. Bản thân ông Dũng cũng từng cất nhắc nhiều các bộ từ Kiên Giang ra trung ương.
Ông Nghị nằm trong số 19 thứ trưởng được luân chuyển từ trung ương về địa phương trong đợt này, theo một quyết định của Bộ Chính trị hồi cuối tháng Hai.
Việc luân chuyển này nhằm ‘chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương’ và ‘đào tạo, rèn luyện cán bộ trẻ’, theo công văn của Bộ Chính trị hôm 28/2.
Không có nhận xét nào: