VATICAN. ĐTC Phanxicô khuyến khích các tín hữu chống lại nền văn hóa ”loại trừ” và hăng say thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 29-3-2014 dành cho hàng ngàn người thuộc phong trào tông đồ người mù, và ”Tiểu sứ mạng phục vụ người câm điếc” (Piccola Missione per i Sordomuti).
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC quảng diễn đề tài ”Chứng nhân Tin Mừng cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Ngài nhắc lại sự tích Chúa Giêsu gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria, vốn bị người Do thái coi rẻ và loại trừ. Sau khi được gặp Chúa, được ngài soi dẫn và giải thích, bà đã trở thành chứng nhân cho những người đồng hương về Chúa.
Tiếp đến là sự tích người mù thành Giêricô được Chúa chữa lành, như được kể lại trong bài Tin Mừng chúa nhật thứ 4 mùa chay ngày mai (30-3). ĐTC nói: ”Trong khi các thủ lãnh người biệt phái, từ trên cao trong sự tự phụ của họ, phán xét cả người mù lẫn Chúa Giêsu là những người tội lỗi, thì người mù, trong sự đơn sơ lạ thường, đã bênh vực Chúa Giêsu, và sau cùng đã tuyên xưng niềm tin nơi Ngài, chia sẻ cùng số phận của Ngài: Chúa Giêsu bị loại trừ, và cả người mù cũng vậy. Nhưng trong thực tế, người ấy được gia nhập cộng đồng mới, dựa trên niềm tin nơi Chúa Giêsu và tình yêu thương huynh đệ”.
ĐTC nói: ”Đó là hai nền văn hóa đối nghịch nhau. Nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa loại trừ, thành kiến. Người bệnh và khuyết tật, từ tình trạng mong manh và giới hạn của mình, họ có thể trở thành chứng nhân về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, cởi mở đối sự sống và đức tin, và cuộc gặp gỡ với tha nhân, với cộng đoàn. Thực vậy, chỉ ai nhìn nhận sự dòn mỏng và giới hạn của mình, mới có thể xây dựng những quan hệ huynh đệ và liên đới, trong Giáo Hội và xã hội”.
Sau cùng, ĐTC khuyến khích những người thuộc Phong trào Tông đồ người mù, hãy làm cho đoàn sủng của bà sáng lập Maria Motta được phong phú, bà là một phụ nữ đầy đức tin và tinh thần tông đồ. Ngài nhắn nhủ các tín hữu thuộc Phong trào ”Tiểu Sứ mạng phục vụ người câm điếc, hãy noi vết Đấng Đáng Kính Linh mục Giuseppe Gualandi vị sáng lập”. Và tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, hãy để cho mình được gặp Chúa Giêsu: chỉ có Chúa biết rõ tâm hồn con người, chỉ có Chúa mới giải thoát con tim loài người khỏi thái độ khép kín và bi quan vô ích, mở rộng con tim đón nhận sự sống và hy vọng”.
Bài huấn dụ của ĐTC được những người chuyên môn dịch ra ngôn ngữ dấu hiệu để những người điếc có thể hiểu được.
Sau đó, ĐTC đã dành nhiều thời giờ để chào thăm những người khuyết tật, người mù cũng như những người câm điếc, thân nhân và những người khuyết tật. (SD 29-3-2014)
Ngài là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế -Tỉnh dòng Anh quốc. Nhờ một người thông dịch qua ngôn ngữ ký hiệu, ngài vẫn theo dõi được diễn tiến buổi tiếp kiến của ĐTC. Đây là cách duy nhất mà những người như ngài có thể dùng để giao tiếp.
Linh mục Cyril nói được 9 thứ tiếp và giao tiếp tốt với những người điếc và người mù. Ngài là linh mục duy nhất trên thế giới bị mù và điếc nhưng vẫn có khả năng làm việc mục vụ.
Linh mục Cyril Axelrod vốn chỉ bị điếc bẩm sinh. Ngài chào đời trong một gia đình Do Thái Chính Thống năm 1942 tại nước Nam Phi. May mắn là ngài được gửi học tại ngôi trường Thánh Vinh-sơn, trường dành cho người điếc tại Johannesburg. Sau một hành trình tâm linh đầy gian khổ, ngài trờ thảnh một tín hữu Công giáo năm 1965. Một hôm, khi tham dự thánh lễ, ngài nhận ra rằng những người điếc bị thiệt thòi rất nhiều vì họ không hiểu linh mục đang nói gì. “Đó chính là lí do khiến tôi quyết định phải trở thành một linh mục”, ngài cho biết.
Ngài quyết định gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu mà theo ngài luôn ưu tiên mục vụ đặc biệt cho những người bị bỏ rơi, cô thế cô thân, lang thang tất bạt.
Sau đó, ngài được gửi đi học triết học và tâm lý tại Hoa Kỳ. Ngài học thần học và được thụ phong linh mục năm 1970. Linh mục Cyril Axelrold bắt đầu sứ vụ dành cho người điếc và mù điếc tại quê nhà Nam Phi. Chống lại nạn phân biệt chủng tộc, ngài thành lập một ngôi trường đa chủng tộc dành cho trẻ em điếc tại Soweto, một ngôi nhà dành cho những người lang thang bị điếc tại Pretoria, và một trung tâm việc làm tại thị trấn Cape. Ngài cũng thường thăm mục vụ các nơi như: Châu Âu, Châu Á, Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ năm 1979, thị lực của ngài yếu dần đi vì hội chứng Usher. Điều đó có nghĩa là ngài sẽ bị mù vĩnh viễn.
Không nản lòng, ngài vẫn tiếp tục sứ vụ và năm 1988, ngài chuyển đến Ma Cao. Nơi đây, ngài thiết lập rất nhiều dự án bao gồm một trung tâm dành cho trẻ bị điếc, thành lập Hiệp Hội Người Điếc tại Ma Cao, và một trung tâm hậu sự.
Năm 2000, ngài đến Anh Quốc. Khoảng năm 2001, tình hình trở nên nghiêm trọng khi ngài bị mất hết thị lực và trở nên mù vĩnh viễn. Ngài tự gọi mình là “một ẩn sĩ thời hiện đại”. Do có sự tập luyện từ trước, ngài vẫn từ nấu nướng và các công việc trong nhà. Máy tính, điện thoại có chữ nổi Brai trợ giúp ngài trong việc liên lạc với thế giới. Một người trợ tá mà ngài gọi là “Thiên thần” giúp đỡ và hướng dẫn ngài. Linh mục Cyril rất thích đọc sách và nghiên cứu.
Mặc dù bị mù, ngài không đánh mất đi tính hài hước của mình. Ngài không có nhiều tóc nhưng ngược lại, bộ râu thì rất dầy. Một hôm, trước chuyến hành hương Lộ Đức, người bạn thân nhắc ngài hãy cầu nguyện xin ơn để được khỏi mù. Nhưng ngài nói rằng: “Tôi sẽ xin đầu mọc nhiều tóc hơn vì như bạn thấy đó, hình như nó mọc không đúng vị trí”.
Hiện tại, ngài đang đặc trách công việc mục vụ cho những người mù và điếc tại giáo phận Westminster, Anh quốc. Ngài hi vọng sẽ nâng cao được nhận thức của người dân và cung cấp nhiều công tác tiếp cận cộng đồng cho những người khuyết tật nghe nhìn.
Ngài chia sẻ: “Nỗi sợ bị cuộc đời lãng quên dễ dẫn con người ta đến chỗ đánh mất Đức Tin và rơi vào sự nhút nhát, sợ sệt. Ba mươi hai lần Chúa Giêsu sử dùng cụm từ “Đừng sợ”. Đó chính là vấn đề của Đức Tin, một Đức Tin làm tăng tính tự tin và lòng tin vào những mầu nhiệm nơi người tín hữu.”
Ngài nhấn mạnh: “Sứ mạng của tôi là khai mở ra niềm hy vọng và Đức Tin cho người mù điếc để họ đón nhận được sứ điệp của Chúa thông qua lòng tốt của những người sáng mắt”.
Được biết, đây là lần thứ ba ngài được gặp một vị Giáo hoàng. Lần đầu tiên là với ĐTC Phao lô VI năm năm 1971, chỉ một vài tháng sau ngày thụ phong linh mục. Lần thứ hai là với ĐTC Benedict XVI.
G. Trần Đức Anh OP
Theo R.Vatican
Theo R.Vatican
Linh mục Cyril Axelrod, DCCT- Vị tông đồ cho người mù và điếc
VRNs (31.03.2014) – Linh mục Cyril Axelrod- một người bị điếc và mù- đã hiện diện trong buổi tiếp kiến của ĐTC Phanxicô dành cho hàng ngàn người thuộc phong trào tông đồ người mù và “Tiểu sứ mạng phục vụ người câm điếc” sáng 29/3/2014 vừa qua.Ngài là linh mục Dòng Chúa Cứu Thế -Tỉnh dòng Anh quốc. Nhờ một người thông dịch qua ngôn ngữ ký hiệu, ngài vẫn theo dõi được diễn tiến buổi tiếp kiến của ĐTC. Đây là cách duy nhất mà những người như ngài có thể dùng để giao tiếp.
Linh mục Cyril nói được 9 thứ tiếp và giao tiếp tốt với những người điếc và người mù. Ngài là linh mục duy nhất trên thế giới bị mù và điếc nhưng vẫn có khả năng làm việc mục vụ.
Linh mục Cyril Axelrod vốn chỉ bị điếc bẩm sinh. Ngài chào đời trong một gia đình Do Thái Chính Thống năm 1942 tại nước Nam Phi. May mắn là ngài được gửi học tại ngôi trường Thánh Vinh-sơn, trường dành cho người điếc tại Johannesburg. Sau một hành trình tâm linh đầy gian khổ, ngài trờ thảnh một tín hữu Công giáo năm 1965. Một hôm, khi tham dự thánh lễ, ngài nhận ra rằng những người điếc bị thiệt thòi rất nhiều vì họ không hiểu linh mục đang nói gì. “Đó chính là lí do khiến tôi quyết định phải trở thành một linh mục”, ngài cho biết.
Ngài quyết định gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng tu mà theo ngài luôn ưu tiên mục vụ đặc biệt cho những người bị bỏ rơi, cô thế cô thân, lang thang tất bạt.
Sau đó, ngài được gửi đi học triết học và tâm lý tại Hoa Kỳ. Ngài học thần học và được thụ phong linh mục năm 1970. Linh mục Cyril Axelrold bắt đầu sứ vụ dành cho người điếc và mù điếc tại quê nhà Nam Phi. Chống lại nạn phân biệt chủng tộc, ngài thành lập một ngôi trường đa chủng tộc dành cho trẻ em điếc tại Soweto, một ngôi nhà dành cho những người lang thang bị điếc tại Pretoria, và một trung tâm việc làm tại thị trấn Cape. Ngài cũng thường thăm mục vụ các nơi như: Châu Âu, Châu Á, Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ năm 1979, thị lực của ngài yếu dần đi vì hội chứng Usher. Điều đó có nghĩa là ngài sẽ bị mù vĩnh viễn.
Linh mục Cyril Axelrod.DCCT- Tông đồ cho người mù và điếc
Ngài sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp
Linh mục Cyril Axelrod. DCCT (ở giữa) và các tu sĩ cùng Dòng
Không nản lòng, ngài vẫn tiếp tục sứ vụ và năm 1988, ngài chuyển đến Ma Cao. Nơi đây, ngài thiết lập rất nhiều dự án bao gồm một trung tâm dành cho trẻ bị điếc, thành lập Hiệp Hội Người Điếc tại Ma Cao, và một trung tâm hậu sự.
Năm 2000, ngài đến Anh Quốc. Khoảng năm 2001, tình hình trở nên nghiêm trọng khi ngài bị mất hết thị lực và trở nên mù vĩnh viễn. Ngài tự gọi mình là “một ẩn sĩ thời hiện đại”. Do có sự tập luyện từ trước, ngài vẫn từ nấu nướng và các công việc trong nhà. Máy tính, điện thoại có chữ nổi Brai trợ giúp ngài trong việc liên lạc với thế giới. Một người trợ tá mà ngài gọi là “Thiên thần” giúp đỡ và hướng dẫn ngài. Linh mục Cyril rất thích đọc sách và nghiên cứu.
Mặc dù bị mù, ngài không đánh mất đi tính hài hước của mình. Ngài không có nhiều tóc nhưng ngược lại, bộ râu thì rất dầy. Một hôm, trước chuyến hành hương Lộ Đức, người bạn thân nhắc ngài hãy cầu nguyện xin ơn để được khỏi mù. Nhưng ngài nói rằng: “Tôi sẽ xin đầu mọc nhiều tóc hơn vì như bạn thấy đó, hình như nó mọc không đúng vị trí”.
Hiện tại, ngài đang đặc trách công việc mục vụ cho những người mù và điếc tại giáo phận Westminster, Anh quốc. Ngài hi vọng sẽ nâng cao được nhận thức của người dân và cung cấp nhiều công tác tiếp cận cộng đồng cho những người khuyết tật nghe nhìn.
Ngài chia sẻ: “Nỗi sợ bị cuộc đời lãng quên dễ dẫn con người ta đến chỗ đánh mất Đức Tin và rơi vào sự nhút nhát, sợ sệt. Ba mươi hai lần Chúa Giêsu sử dùng cụm từ “Đừng sợ”. Đó chính là vấn đề của Đức Tin, một Đức Tin làm tăng tính tự tin và lòng tin vào những mầu nhiệm nơi người tín hữu.”
Ngài nhấn mạnh: “Sứ mạng của tôi là khai mở ra niềm hy vọng và Đức Tin cho người mù điếc để họ đón nhận được sứ điệp của Chúa thông qua lòng tốt của những người sáng mắt”.
Được biết, đây là lần thứ ba ngài được gặp một vị Giáo hoàng. Lần đầu tiên là với ĐTC Phao lô VI năm năm 1971, chỉ một vài tháng sau ngày thụ phong linh mục. Lần thứ hai là với ĐTC Benedict XVI.
Trong một thánh lễ dành cho người bị điếc
Một người trợ tá giúp ngài giao tiếp với thế giới bằng đôi tay
Jos. Đức Trung
Theo VRNs
Không có nhận xét nào: