Vì không thể đương đầu trực tiếp với các hành động khiêu khích từ TQ, chính quyền Việt Nam đang kêu gọi tinh thần yêu nước của quần chúng, nhưng lại lo sợ rằng sự giận dữ của người dân sẽ vượt quá tầm kiểm soát.
Xung đột hiện nay về chuyện giàn khoan của TQ ở biển Đông đã dẫn đến một hoàn cảnh khó xử cho Hà Nội.
Các lãnh đạo VN đang phải đối phó với mối đe dọa trực tiếp từ TQ trong khi phải tránh những khích động có thể gây ra một cuộc chiến mà VN không thể thắng; nhưng đồng thời họ cũng phải tìm cách duy trì tính chính danh trong con mắt của dân chúng ngày càng cảm thấy lo lắng và bất ổn.
Chính phủ VN một mặt kêu gọi tiếng nói của quần chúng để hỗ trợ cho tuyên bố của VN ở biển Đông và thúc đẩy tinh thần yêu nước, nhưng đồng thời nó cũng phải nặng tay để giới hạn sự lan rộng của tinh thần bài Hoa trong quần chúng. Báo chí VN, cả báo in và báo mạng, những ngày này luôn đầy các bài viết về giàn khoan và các cuộc đối đầu giữa tàu TQ và VN. Các kênh truyền hình của cả chính phủ và tư nhân thì cho công chiếu liên tục các bộ phim tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của biển đảo, các bằng chứng chủ quyền trong lịch sử của VN, và sự chuẩn bị quân sự để tự vệ; và chưa kể tới hàng loạt các video ca nhạc yêu nước (ví dụ như bài "Trường Sa mãi trong tim ta"). Thỉnh thoảng cũng có các cuộc biểu tình được dàn xếp công phu, với sự tham gia của quan chức đảng và chính phủ, nhiều thanh niên, và các băng rôn viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt ("TQ cút khỏi đảo của VN"), nhưng khá thú vị là có rất ít băng rôn viết bằng tiếng Hoa.
Tuần trước, chính quyền VN đưa ra một đoạn video ngắn cho thấy tàu TQ đâm chìm một thuyền đánh cá nhỏ của VN trong biển Đông. Video này cho thấy tàu TQ tiếp cận từ phía sau, tiến gần rồi đâm vào đuôi và đè lên chiếc thuyền. Sau đó thì chiếc thuyền VN bắt đầu nghiêng qua một bên. Tiếng la hét được nghe từ những người đang quay phim trên một tàu chấp pháp của VN. Chiếc thuyền VN sau đó bị lật úp và chìm.
Trong khi video này đã làm bùng lên sự giận dữ của người dân VN, nó cũng cho thấy 2 điều mà TQ đã lâu nay cố gắng thể hiện cho phía VN biết. Thứ nhất,VN không có đủ lực để ngăn cản sự xâm lấn của TQ ở biển Đông, và TQ sẽ không dừng lại. Thứ hai, VN không thể mong đợi sự trợ giúp từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ, và những áp lực từ bên ngoài đó không thể giải quyết xung đột. Một cách ngắn gọn, thông điệp của TQ là nó có thể làm bất cứ cái gì nó muốn trong biển Đông, và VN sẽ không thể làm được gì, cũng sẽ không có ai đến giúp VN hết.
Người dân VN đang bối rối nhận ra những điều đó. Như một quan chức của Bộ Ngoại giao VN nói với tôi tuần trước, "Chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ chúng tôi có thể làm. Còn điều gì để làm nữa đâu?". Về lâu dài, như nhiều người đã nói, VN cần tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á khác, và với cường quốc bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, trong khi đó là một chiến lược dài hạn, việc đương đầu với áp lực leo thang của TQ là một nhiệm vụ cấp bách.
Cùng lúc đó, học sinh trung học và sinh viên đại học được các nhà trường ở VN đồng loạt khuyến cáo là không nên tham gia vào các cuộc biểu tình “trái phép”. Một cuộc biểu tình chống TQ của công nhân các nhà máy gần thành phố Hồ Chí Minh cách đây vài tuần đã dẫn tới bạo động gây ra thiệt hại về người và của, dẫn đến hàng trăm người bị bắt giữ và truy tố sau đó. Kể từ đó, chính phủ đã kiểm soát rất chặt các cuộc biểu tình.
Tại Hà Nội, trong những buổi sáng cuối tuần vừa qua (thời gian thường xảy ra các cuộc biểu tình), có thể thấy sự gia tăng bất thường sự hiện diện của cảnh sát ở những khu vực thường có biểu tình trước đây. Gần đại sứ quán TQ, các công viên, quán cà phê, và bảo tàng Chiến tranh đã bị đóng cửa. Đường phố và vỉa hè bị chặn bằng hàng rào sắt di động. Nhan nhản an ninh chìm đứng ngồi ở các góc phố, nhấm nháp trà, theo dõi và lẩn mình trong dòng người đi bộ. Trong một bãi đậu xe gần đó, thường được dùng cho xe buýt du lịch, một xe bọc thép sơn màu xanh quân đội, được trang bị vòi phun nước đang nằm chờ cơ hội sử dụng.
Xung đột giàn khoan hiện nay đã đẩy sự tiến thoái lưỡng nan lâu nay của chính phủ VN đến mức cao độ, một mặt chính phủ phải thể hiện quyết tâm chống TQ trong con mắt dân chúng, trong khi vẫn phải hạn chế hành động để không làm TQ tức giận, và tạo ra áp lực ngoài tầm kiểm soát cho các nhà lãnh đạo VN. Trong nhiều năm qua, nhiều blogger đã bị bắt và bị truy tố vì lên án quá quá mạnh mẽ những xâm lấn của TQ, không chỉ về chuyện biển Đông, mà còn về chuyện nhân nhượng đất đai trong thương thuyết biên giới đất liền, và một dự án khai thác bauxite của TQ ở miền Trung VN. Trong hầu hết các trường hợp này, "sai lầm" của các blogger là đã phàn nàn về sự đối kháng yếu ớt của chính phủ VN đối với TQ. Nhiều người dân VN nghi ngờ là có những kẻ trong chính phủ và đảng cộng sản cầm quyền là "đàn em" luôn vâng lời của đảng cộng sản TQ. Trong con mắt của nhiều người ở VN, chính sự mạnh tay của chính phủ trong việc đàn áp các cuộc biểu tình và những biểu hiện chống TQ đã minh chứng cho những nghi ngờ này.
Xung đột hiện nay về chuyện giàn khoan của TQ ở biển Đông đã dẫn đến một hoàn cảnh khó xử cho Hà Nội.
Các lãnh đạo VN đang phải đối phó với mối đe dọa trực tiếp từ TQ trong khi phải tránh những khích động có thể gây ra một cuộc chiến mà VN không thể thắng; nhưng đồng thời họ cũng phải tìm cách duy trì tính chính danh trong con mắt của dân chúng ngày càng cảm thấy lo lắng và bất ổn.
Chính phủ VN một mặt kêu gọi tiếng nói của quần chúng để hỗ trợ cho tuyên bố của VN ở biển Đông và thúc đẩy tinh thần yêu nước, nhưng đồng thời nó cũng phải nặng tay để giới hạn sự lan rộng của tinh thần bài Hoa trong quần chúng. Báo chí VN, cả báo in và báo mạng, những ngày này luôn đầy các bài viết về giàn khoan và các cuộc đối đầu giữa tàu TQ và VN. Các kênh truyền hình của cả chính phủ và tư nhân thì cho công chiếu liên tục các bộ phim tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của biển đảo, các bằng chứng chủ quyền trong lịch sử của VN, và sự chuẩn bị quân sự để tự vệ; và chưa kể tới hàng loạt các video ca nhạc yêu nước (ví dụ như bài "Trường Sa mãi trong tim ta"). Thỉnh thoảng cũng có các cuộc biểu tình được dàn xếp công phu, với sự tham gia của quan chức đảng và chính phủ, nhiều thanh niên, và các băng rôn viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt ("TQ cút khỏi đảo của VN"), nhưng khá thú vị là có rất ít băng rôn viết bằng tiếng Hoa.
Tuần trước, chính quyền VN đưa ra một đoạn video ngắn cho thấy tàu TQ đâm chìm một thuyền đánh cá nhỏ của VN trong biển Đông. Video này cho thấy tàu TQ tiếp cận từ phía sau, tiến gần rồi đâm vào đuôi và đè lên chiếc thuyền. Sau đó thì chiếc thuyền VN bắt đầu nghiêng qua một bên. Tiếng la hét được nghe từ những người đang quay phim trên một tàu chấp pháp của VN. Chiếc thuyền VN sau đó bị lật úp và chìm.
Trong khi video này đã làm bùng lên sự giận dữ của người dân VN, nó cũng cho thấy 2 điều mà TQ đã lâu nay cố gắng thể hiện cho phía VN biết. Thứ nhất,VN không có đủ lực để ngăn cản sự xâm lấn của TQ ở biển Đông, và TQ sẽ không dừng lại. Thứ hai, VN không thể mong đợi sự trợ giúp từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ, và những áp lực từ bên ngoài đó không thể giải quyết xung đột. Một cách ngắn gọn, thông điệp của TQ là nó có thể làm bất cứ cái gì nó muốn trong biển Đông, và VN sẽ không thể làm được gì, cũng sẽ không có ai đến giúp VN hết.
Người dân VN đang bối rối nhận ra những điều đó. Như một quan chức của Bộ Ngoại giao VN nói với tôi tuần trước, "Chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ chúng tôi có thể làm. Còn điều gì để làm nữa đâu?". Về lâu dài, như nhiều người đã nói, VN cần tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á khác, và với cường quốc bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, trong khi đó là một chiến lược dài hạn, việc đương đầu với áp lực leo thang của TQ là một nhiệm vụ cấp bách.
Cùng lúc đó, học sinh trung học và sinh viên đại học được các nhà trường ở VN đồng loạt khuyến cáo là không nên tham gia vào các cuộc biểu tình “trái phép”. Một cuộc biểu tình chống TQ của công nhân các nhà máy gần thành phố Hồ Chí Minh cách đây vài tuần đã dẫn tới bạo động gây ra thiệt hại về người và của, dẫn đến hàng trăm người bị bắt giữ và truy tố sau đó. Kể từ đó, chính phủ đã kiểm soát rất chặt các cuộc biểu tình.
Tại Hà Nội, trong những buổi sáng cuối tuần vừa qua (thời gian thường xảy ra các cuộc biểu tình), có thể thấy sự gia tăng bất thường sự hiện diện của cảnh sát ở những khu vực thường có biểu tình trước đây. Gần đại sứ quán TQ, các công viên, quán cà phê, và bảo tàng Chiến tranh đã bị đóng cửa. Đường phố và vỉa hè bị chặn bằng hàng rào sắt di động. Nhan nhản an ninh chìm đứng ngồi ở các góc phố, nhấm nháp trà, theo dõi và lẩn mình trong dòng người đi bộ. Trong một bãi đậu xe gần đó, thường được dùng cho xe buýt du lịch, một xe bọc thép sơn màu xanh quân đội, được trang bị vòi phun nước đang nằm chờ cơ hội sử dụng.
Xung đột giàn khoan hiện nay đã đẩy sự tiến thoái lưỡng nan lâu nay của chính phủ VN đến mức cao độ, một mặt chính phủ phải thể hiện quyết tâm chống TQ trong con mắt dân chúng, trong khi vẫn phải hạn chế hành động để không làm TQ tức giận, và tạo ra áp lực ngoài tầm kiểm soát cho các nhà lãnh đạo VN. Trong nhiều năm qua, nhiều blogger đã bị bắt và bị truy tố vì lên án quá quá mạnh mẽ những xâm lấn của TQ, không chỉ về chuyện biển Đông, mà còn về chuyện nhân nhượng đất đai trong thương thuyết biên giới đất liền, và một dự án khai thác bauxite của TQ ở miền Trung VN. Trong hầu hết các trường hợp này, "sai lầm" của các blogger là đã phàn nàn về sự đối kháng yếu ớt của chính phủ VN đối với TQ. Nhiều người dân VN nghi ngờ là có những kẻ trong chính phủ và đảng cộng sản cầm quyền là "đàn em" luôn vâng lời của đảng cộng sản TQ. Trong con mắt của nhiều người ở VN, chính sự mạnh tay của chính phủ trong việc đàn áp các cuộc biểu tình và những biểu hiện chống TQ đã minh chứng cho những nghi ngờ này.
Không có nhận xét nào: