GPVO – Sau hành trình tu học tại vườn ươm Chủng viện Vinh Thanh và một năm thực tập mục vụ, phát xuất từ tình yêu đối với Thầy Chí Thánh, các thầy khóa X đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Đấng bản quyền giáo phận để tiến lên lãnh nhận chức Phó Tế. Nếu như Giám mục được đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong tư cách là đầu, các linh mục trong tư cách là mục tử, thì Phó Tế lại đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong tư cách là người phục vụ, xứng như tên gọi Phó tế là Diaconus, nghĩa là người phục vụ. Từ trong sâu thẳm của tâm hồn, họ dâng hiến tình yêu, dâng hiến cuộc đời hiện tại và tương lai để trở nên những người thợ trong vườn nho của Chúa.
Danh xưng Phó tế trong ngôn ngữ bình thường gợi lên cấp bậc đầu tiên trong hàng Giáo sĩ: Phó tế, Linh mục và Giám mục; nhưng thực chất, với góc nhìn tâm linh, đây chính là một chức vụ Thiên Chúa dành trao cho người Ngài muốn tuyển chọn, và ứng viên khi thốt lên lời “thưa con muốn” không chỉ một lần mà là sáu lần trong nghi thức quyết tâm công khai sẽ là người sẵn sàng lãnh nhận hồng ân Thiên Chúa với cả tâm tình tạ ơn và dâng hiến. Thừa tác vụ Phó tế bắt nguồn từ việc Nhóm Mười Hai truyền chọn bảy người“được tiếng tốt, đầy thần khí và khôn ngoan” để đặt tay cầu nguyện và giao cho họ việc phục vụ ăn uống của các tín hữu, đặc biệt là các “bà góa Do Thái theo văn hóa Hy Lạp”. Việc làm của họ giúp các Tông Đồ có thời gian để “chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (x. Cv 6, 2-6).
Từ nguồn gốc đó, trước khi phong chức Linh mục cho một ứng viên nào, Giáo Hội quy định phải phong chức Phó tế cho họ trước (x. GL điều 1031). Giáo Hội xem chức vụ Phó tế là cơ hội để được tiếp xúc gần với công việc của các Tông đồ và của các Giám mục sau này, như thế, đó cũng là những ứng viên lên chức Linh mục. Việc phục vụ các Giám mục, các Linh mục và dân Chúa của chức vụ Phó tế gắn liền với ba nhiệm vụ chính: thứ nhất là phục vụ Lời Chúa bao gồm việc đọc Phúc Âm, rao giảng, khuyên bảo, dạy giáo lý; thứ hai là phục vụ bàn thờ bao gồm việc chuẩn bị lễ tế, trao mình thánh Chúa, chủ tọa khi đọc kinh nguyện, rửa tội, chúc lành cho các đôi tân hôn, chủ sự nghi lễ an táng; thứ ba là phục vụ bác ái nghĩa là giúp đỡ những người nghèo khổ thiếu thốn.
Đúng 6 giờ 30 ngày 28.6.2014, vừa lúc bản thánh ca trầm hùng “Tất cả là hồng ân” vang lên, đoàn rước bắt đầu tiến vào nhà thờ Chính Tòa. Thánh lễ do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Cha JB Nguyễn Khắc Bá – Giám đốc ĐCV Vinh Thanh, quý Cha trong và ngoài giáo phận trước sự hiện diện đông đảo của quý tu sĩ, chủng sinh, quý ông bà cố, thân ân, ân nhân của các tiến chức và hàng ngàn giáo dân khắp nơi cùng tề tựu về tham dự ngày đại lễ.
Trong phần chia sẻ, phỏng theo đoạn trích Tin Mừng của Thánh Matthêu 20,25-28, Đức Cha chủ tế đã phác họa lại chân dung của người phục vụ với hình ảnh người ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Trong một thế giới không còn ý thức mạnh mẽ về sự hiện diện của Thiên Chúa nữa thì các phó tế được mời gọi trở thành chứng nhân đầy sức thuyết phục về một Thiên Chúa Tình Yêu và về đời sống mai hậu. Cuộc đời dấn thân sẽ được kết trái khi các thầy đi đầu trong việc tìm kiếm Chúa, một sự tìm kiếm luôn làm dao động lòng người và được bày tỏ hết sức rõ ràng bằng nhiều hình thức tu đức và đời sống tâm linh. Sống nghèo khó và từ bỏ trong thinh lặng, sống thanh khiết và chân thành, sống quên mình trong tuân phục, sống phục vụ theo mô mẫu là Đức Kitô, tất cả những điều ấy trở nên lời chứng hùng hồn cho bối cảnh ngày nay.
Trong giây phút đặc biệt “tình cha nặng trĩu gắn tình con”, vị cha chung giáo phận đã ngỏ bày bằng những lời cảm động và sâu sắc:
“Vì các con tự nguyện tiến lên chức Phó tế, các con phải là có cuộc sống đạo hạnh, khôn ngoan và đầy Thánh Thần giống như những người ngày xưa được các Tông đồ tuyển chọn để thi hành thừa tác vụ bác ái. Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong đời sống độc thân. Đời độc thân này vừa là dấu chỉ, vừa là động lực của bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong trần gian. Bởi vì, khi được lòng mến chân thành đối với Đức Kitô thúc đẩy và sống đạo đức hoàn hảo trong bậc này, các con sẽ gắn bó dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một con tim không chia sẻ, sẽ được tự do để phục vụ Thiên Chúa và con người, sẽ thuận lợi hơn trong việc giúp cho người ta được tái sinh. Được bén rễ và xây dựng trong đức tin, các con hãy ăn ở trong sạch và không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa và người đời, là điều phù hợp với các thừa tác viên của Đức Kitô và với các người ban phát những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các con cần tâm niệm rằng các con không phải chỉ là những người công bố Tin Mừng, rao giảng Tin Mừng, mà còn phải là những người thực hành, sống Tin Mừng một cách đích thực”.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Đức Giám mục đã hỏi cha Giám đốc Đại Chủng viện về tư cách, đạo đức của các ứng sinh. Lm JB Nguyễn Khắc Bá cho biết là qua việc tham khảo ý kiến giáo dân và sự biểu quyết của các vị hữu trách, chứng nhận các thầy này xứng đáng lãnh nhận chức Phó tế.
Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế, các thầy tiến lên để Đức Giám mục thẩm vấn về việc tuân phục Đấng bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế - tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Lần lượt, vị chủ chăn giáo phận triển khai lời cam kết mà người tiến chức đoan thệ: noi gương Chúa Giêsu dấn thân phục vụ cộng đoàn, trung thành với truyền thống đức tin của Giáo Hội, dâng trọn tình yêu cho Chúa trong đời sống độc thân, tuân phục giám mục giáo phận, cũng như sẽ trung thành tuân giữ giờ kinh Phụng vụ để cầu nguyện cho dân Chúa.
Lý tưởng thật cao đẹp, nhưng thân phận con người thì yếu đuối. Giáo Hội đã kinh nghiệm điều này, nên để các ứng sinh sau khi lĩnh chức Thánh có thể chu toàn được nhiệm vụ, Giáo Hội mời gọi cộng đoàn nài xin các thánh – những tín hữu tiêu biểu đã trải qua những sự chiến đấu cam go để trung thành với lề luật của Chúa, trung thành với những lời thề hứa với Chúa – cầu bầu cho các ứng sinh. Toàn bộ cộng đoàn đã quỳ gối, các ứng sinh phủ phục trước bàn thờ và cất lên lời khẩn xin các thánh chuyển cầu.
Tiếp tục nghi lễ là phần quan trọng nhất, đó là phần Đức Giám mục thinh lặng đặt tay trên các ứng sinh và đọc lời nguyện phong chức. Qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Giám Mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ nhờ ơn thánh Chúa.
Sau phần đặt tay cầu nguyện của Đức giám mục, các ứng sinh đã trở nên các Phó tế, và vì thế các Tân Phó tế đã mặc trang phục dành riêng cho mình: gồm dây Stola và phẩm phục phó tế.
Mọi công việc phục vụ muốn có ý nghĩa thực sự đều phải dựa trên lời chỉ dạy của Chúa. Vì thế, vừa để căn dặn các tân Phó tế phải siêng năng rao giảng lời Chúa, đồng thời nhắc nhở họ phải thực hành việc phục vụ theo lời của Chúa, Đức giám mục đã trao sách Phúc Âm cho từng Phó tế và nói: “Con hãy nhận lấy Phúc Âm của Đức Kitô mà các con đã trở thành người rao giảng, và con hãy biết là phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”.
Cuối Thánh lễ, thầy Phêrô Nguyễn Văn Quang – đại diện các tân Phó tế nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Cha, quý Cha, quý thân nhân, ân nhân và tất cả những ai đã cầu nguyện, cổ vũ ơn gọi cho các thầy.
Nét đẹp của người tiến chức được sánh ví như một “viên ngọc quý” (x. 2Cr 4,7). Tuy nhiên con người của vị tiến chức vẫn mang sự mỏng dòn yếu đuối của kiếp người như chiếc “bình sành” dễ vỡ. Các thầy cũng đó những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái… cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người phó tế sẽ vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để sống xứng với ơn gọi cao quý mà Chúa tặng ban. Từ nay cho đến lúc lãnh nhận chức linh mục là cả một thời gian các tân phó tế được mời gọi để trải ra tinh thần phục vụ. Đây là thời gian quý báu để các tân chức biết gắn bó nên một của lễ duy nhất là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Qua đó, quý thầy sẽ tận hưởng được tất cả những nguồn lực, niềm vui để tâm huyết bước theo ơn gọi được ghi dấu bằng thánh chức phó tế.
Thánh lễ truyền chức khép lại nhưng sứ mạng của các thầy từ đây lại mở ra một trang mới. Mỗi ứng viên đến với chức Phó tế hôm nay cũng cảm nhận rằng chức Phó tế không phải là kết điểm nghỉ ngơi, mà chính là một khởi điểm mới thúc mình cố gắng hơn, đẩy mình yêu mến hơn, gọi mình trau dồi hơn và giục mình cống hiến nhiều hơn theo tâm tình của Đức Kitô - vị Mục tử Nhân lành. Đó là động lực làm phát sinh lòng nhiệt thành tông đồ, không phải theo cảm hứng sáng kiến cá nhân, nhưng trong sự trung thành với Tin Mừng, để như tác giả sách Thánh Vịnh thốt lên rằng: “Thánh ý Ngài con sẽ vâng theo” (119,145b)
Danh sách 25 tân chức Phó tế:
1. Fx. Nguyễn Hồng Ân – Gx. Cẩm Trường – Hạt Thuận Nghĩa
2. Fx. Trần Minh Chiến – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
3. Paul. Văn Đình Dũng – Gx. Bột Đà – Hạt Bột Đà
4. Jos. Lê Văn Đương – Gx. Kẻ Dừa – Hạt Kẻ Dừa
5. Fx. Phan Đình Giáo – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
6. Jos. Nguyễn Văn Hảo – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
7. Pet. Thân Văn Hùng – Gx. Trại Lê – Hạt Can Lộc
8. Ant. Trương Văn Khẩn – Gx. Mỹ Yên – Hạt Nhân Hòa
9. Ant. Lê Mạnh Kiện – Gx. Cầu Rầm – Hạt Cầu Rầm
10. Jos. Nguyễn Hồng Lĩnh – Gx. Lộc Thủy – Hạt Văn Hạnh
11. JB. Nguyễn Ngọc Minh – Gx. Kẻ Gai – Hạt Cầu Rầm
12. JB. Ngô Năng – Gx. Trung Song – Hạt Đông Tháp
13. Paul. Phan Thành Ngữ - Gx. Song Ngọc – Hạt Thuận Nghĩa
14. Jos. Nguyễn Đức Nhân – Gx. Trang Cảnh – Hạt Cửa Lò
15. Jos. Nguyễn Duy Phương – Gx. Mỹ Dụ - Hạt Cầu Rầm
16. Paul. Phạm Trọng Phương – Gx. Trang Nứa – Hạt Xã Đoài
17. Pet. Nguyễn Văn Quang – Gx. Hội Yên – Hạt Bảo Nham
18. Pet. Nguyễn Xuân Sang – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
19. Jos. Trần Thuật – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
20. Jos. Hoàng Đại Tĩnh – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
21. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh – Gx. Tân Phong – Hạt Hướng Phương
22. Paul. Vũ Văn Triều – Gx. Thuận Nghĩa – Hạt Thuận Nghĩa
23. Jos. Trần Chính Trực – Gx. Phú Linh – Hạt Đông Tháp
24. Fx. Chu Đức Tuệ - Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
25. Jos. Nguyễn Xuân Vinh – Gx. Yên Đại – Hạt Cầu Rầm
Danh xưng Phó tế trong ngôn ngữ bình thường gợi lên cấp bậc đầu tiên trong hàng Giáo sĩ: Phó tế, Linh mục và Giám mục; nhưng thực chất, với góc nhìn tâm linh, đây chính là một chức vụ Thiên Chúa dành trao cho người Ngài muốn tuyển chọn, và ứng viên khi thốt lên lời “thưa con muốn” không chỉ một lần mà là sáu lần trong nghi thức quyết tâm công khai sẽ là người sẵn sàng lãnh nhận hồng ân Thiên Chúa với cả tâm tình tạ ơn và dâng hiến. Thừa tác vụ Phó tế bắt nguồn từ việc Nhóm Mười Hai truyền chọn bảy người“được tiếng tốt, đầy thần khí và khôn ngoan” để đặt tay cầu nguyện và giao cho họ việc phục vụ ăn uống của các tín hữu, đặc biệt là các “bà góa Do Thái theo văn hóa Hy Lạp”. Việc làm của họ giúp các Tông Đồ có thời gian để “chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (x. Cv 6, 2-6).
Từ nguồn gốc đó, trước khi phong chức Linh mục cho một ứng viên nào, Giáo Hội quy định phải phong chức Phó tế cho họ trước (x. GL điều 1031). Giáo Hội xem chức vụ Phó tế là cơ hội để được tiếp xúc gần với công việc của các Tông đồ và của các Giám mục sau này, như thế, đó cũng là những ứng viên lên chức Linh mục. Việc phục vụ các Giám mục, các Linh mục và dân Chúa của chức vụ Phó tế gắn liền với ba nhiệm vụ chính: thứ nhất là phục vụ Lời Chúa bao gồm việc đọc Phúc Âm, rao giảng, khuyên bảo, dạy giáo lý; thứ hai là phục vụ bàn thờ bao gồm việc chuẩn bị lễ tế, trao mình thánh Chúa, chủ tọa khi đọc kinh nguyện, rửa tội, chúc lành cho các đôi tân hôn, chủ sự nghi lễ an táng; thứ ba là phục vụ bác ái nghĩa là giúp đỡ những người nghèo khổ thiếu thốn.
Đúng 6 giờ 30 ngày 28.6.2014, vừa lúc bản thánh ca trầm hùng “Tất cả là hồng ân” vang lên, đoàn rước bắt đầu tiến vào nhà thờ Chính Tòa. Thánh lễ do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Cha JB Nguyễn Khắc Bá – Giám đốc ĐCV Vinh Thanh, quý Cha trong và ngoài giáo phận trước sự hiện diện đông đảo của quý tu sĩ, chủng sinh, quý ông bà cố, thân ân, ân nhân của các tiến chức và hàng ngàn giáo dân khắp nơi cùng tề tựu về tham dự ngày đại lễ.
Trong phần chia sẻ, phỏng theo đoạn trích Tin Mừng của Thánh Matthêu 20,25-28, Đức Cha chủ tế đã phác họa lại chân dung của người phục vụ với hình ảnh người ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Trong một thế giới không còn ý thức mạnh mẽ về sự hiện diện của Thiên Chúa nữa thì các phó tế được mời gọi trở thành chứng nhân đầy sức thuyết phục về một Thiên Chúa Tình Yêu và về đời sống mai hậu. Cuộc đời dấn thân sẽ được kết trái khi các thầy đi đầu trong việc tìm kiếm Chúa, một sự tìm kiếm luôn làm dao động lòng người và được bày tỏ hết sức rõ ràng bằng nhiều hình thức tu đức và đời sống tâm linh. Sống nghèo khó và từ bỏ trong thinh lặng, sống thanh khiết và chân thành, sống quên mình trong tuân phục, sống phục vụ theo mô mẫu là Đức Kitô, tất cả những điều ấy trở nên lời chứng hùng hồn cho bối cảnh ngày nay.
Trong giây phút đặc biệt “tình cha nặng trĩu gắn tình con”, vị cha chung giáo phận đã ngỏ bày bằng những lời cảm động và sâu sắc:
“Vì các con tự nguyện tiến lên chức Phó tế, các con phải là có cuộc sống đạo hạnh, khôn ngoan và đầy Thánh Thần giống như những người ngày xưa được các Tông đồ tuyển chọn để thi hành thừa tác vụ bác ái. Các con sẽ thi hành thừa tác vụ của các con trong đời sống độc thân. Đời độc thân này vừa là dấu chỉ, vừa là động lực của bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong trần gian. Bởi vì, khi được lòng mến chân thành đối với Đức Kitô thúc đẩy và sống đạo đức hoàn hảo trong bậc này, các con sẽ gắn bó dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một con tim không chia sẻ, sẽ được tự do để phục vụ Thiên Chúa và con người, sẽ thuận lợi hơn trong việc giúp cho người ta được tái sinh. Được bén rễ và xây dựng trong đức tin, các con hãy ăn ở trong sạch và không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa và người đời, là điều phù hợp với các thừa tác viên của Đức Kitô và với các người ban phát những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các con cần tâm niệm rằng các con không phải chỉ là những người công bố Tin Mừng, rao giảng Tin Mừng, mà còn phải là những người thực hành, sống Tin Mừng một cách đích thực”.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Đức Giám mục đã hỏi cha Giám đốc Đại Chủng viện về tư cách, đạo đức của các ứng sinh. Lm JB Nguyễn Khắc Bá cho biết là qua việc tham khảo ý kiến giáo dân và sự biểu quyết của các vị hữu trách, chứng nhận các thầy này xứng đáng lãnh nhận chức Phó tế.
Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế, các thầy tiến lên để Đức Giám mục thẩm vấn về việc tuân phục Đấng bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế - tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Lần lượt, vị chủ chăn giáo phận triển khai lời cam kết mà người tiến chức đoan thệ: noi gương Chúa Giêsu dấn thân phục vụ cộng đoàn, trung thành với truyền thống đức tin của Giáo Hội, dâng trọn tình yêu cho Chúa trong đời sống độc thân, tuân phục giám mục giáo phận, cũng như sẽ trung thành tuân giữ giờ kinh Phụng vụ để cầu nguyện cho dân Chúa.
Lý tưởng thật cao đẹp, nhưng thân phận con người thì yếu đuối. Giáo Hội đã kinh nghiệm điều này, nên để các ứng sinh sau khi lĩnh chức Thánh có thể chu toàn được nhiệm vụ, Giáo Hội mời gọi cộng đoàn nài xin các thánh – những tín hữu tiêu biểu đã trải qua những sự chiến đấu cam go để trung thành với lề luật của Chúa, trung thành với những lời thề hứa với Chúa – cầu bầu cho các ứng sinh. Toàn bộ cộng đoàn đã quỳ gối, các ứng sinh phủ phục trước bàn thờ và cất lên lời khẩn xin các thánh chuyển cầu.
Tiếp tục nghi lễ là phần quan trọng nhất, đó là phần Đức Giám mục thinh lặng đặt tay trên các ứng sinh và đọc lời nguyện phong chức. Qua việc đặt tay từ thời các Tông Đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Giám Mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ nhờ ơn thánh Chúa.
Sau phần đặt tay cầu nguyện của Đức giám mục, các ứng sinh đã trở nên các Phó tế, và vì thế các Tân Phó tế đã mặc trang phục dành riêng cho mình: gồm dây Stola và phẩm phục phó tế.
Mọi công việc phục vụ muốn có ý nghĩa thực sự đều phải dựa trên lời chỉ dạy của Chúa. Vì thế, vừa để căn dặn các tân Phó tế phải siêng năng rao giảng lời Chúa, đồng thời nhắc nhở họ phải thực hành việc phục vụ theo lời của Chúa, Đức giám mục đã trao sách Phúc Âm cho từng Phó tế và nói: “Con hãy nhận lấy Phúc Âm của Đức Kitô mà các con đã trở thành người rao giảng, và con hãy biết là phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”.
Cuối Thánh lễ, thầy Phêrô Nguyễn Văn Quang – đại diện các tân Phó tế nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Cha, quý Cha, quý thân nhân, ân nhân và tất cả những ai đã cầu nguyện, cổ vũ ơn gọi cho các thầy.
Nét đẹp của người tiến chức được sánh ví như một “viên ngọc quý” (x. 2Cr 4,7). Tuy nhiên con người của vị tiến chức vẫn mang sự mỏng dòn yếu đuối của kiếp người như chiếc “bình sành” dễ vỡ. Các thầy cũng đó những khuyết điểm, cũng hỉ, nộ, ái… cũng tham, sân, si. Nhưng nhờ ơn Chúa, người phó tế sẽ vượt lên tất cả những tình cảm, những quyền lợi mang tính nhân loại đó để vươn tới một tình cảm, một quyền lợi cao hơn để sống xứng với ơn gọi cao quý mà Chúa tặng ban. Từ nay cho đến lúc lãnh nhận chức linh mục là cả một thời gian các tân phó tế được mời gọi để trải ra tinh thần phục vụ. Đây là thời gian quý báu để các tân chức biết gắn bó nên một của lễ duy nhất là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Qua đó, quý thầy sẽ tận hưởng được tất cả những nguồn lực, niềm vui để tâm huyết bước theo ơn gọi được ghi dấu bằng thánh chức phó tế.
Thánh lễ truyền chức khép lại nhưng sứ mạng của các thầy từ đây lại mở ra một trang mới. Mỗi ứng viên đến với chức Phó tế hôm nay cũng cảm nhận rằng chức Phó tế không phải là kết điểm nghỉ ngơi, mà chính là một khởi điểm mới thúc mình cố gắng hơn, đẩy mình yêu mến hơn, gọi mình trau dồi hơn và giục mình cống hiến nhiều hơn theo tâm tình của Đức Kitô - vị Mục tử Nhân lành. Đó là động lực làm phát sinh lòng nhiệt thành tông đồ, không phải theo cảm hứng sáng kiến cá nhân, nhưng trong sự trung thành với Tin Mừng, để như tác giả sách Thánh Vịnh thốt lên rằng: “Thánh ý Ngài con sẽ vâng theo” (119,145b)
Danh sách 25 tân chức Phó tế:
1. Fx. Nguyễn Hồng Ân – Gx. Cẩm Trường – Hạt Thuận Nghĩa
2. Fx. Trần Minh Chiến – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
3. Paul. Văn Đình Dũng – Gx. Bột Đà – Hạt Bột Đà
4. Jos. Lê Văn Đương – Gx. Kẻ Dừa – Hạt Kẻ Dừa
5. Fx. Phan Đình Giáo – Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
6. Jos. Nguyễn Văn Hảo – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
7. Pet. Thân Văn Hùng – Gx. Trại Lê – Hạt Can Lộc
8. Ant. Trương Văn Khẩn – Gx. Mỹ Yên – Hạt Nhân Hòa
9. Ant. Lê Mạnh Kiện – Gx. Cầu Rầm – Hạt Cầu Rầm
10. Jos. Nguyễn Hồng Lĩnh – Gx. Lộc Thủy – Hạt Văn Hạnh
11. JB. Nguyễn Ngọc Minh – Gx. Kẻ Gai – Hạt Cầu Rầm
12. JB. Ngô Năng – Gx. Trung Song – Hạt Đông Tháp
13. Paul. Phan Thành Ngữ - Gx. Song Ngọc – Hạt Thuận Nghĩa
14. Jos. Nguyễn Đức Nhân – Gx. Trang Cảnh – Hạt Cửa Lò
15. Jos. Nguyễn Duy Phương – Gx. Mỹ Dụ - Hạt Cầu Rầm
16. Paul. Phạm Trọng Phương – Gx. Trang Nứa – Hạt Xã Đoài
17. Pet. Nguyễn Văn Quang – Gx. Hội Yên – Hạt Bảo Nham
18. Pet. Nguyễn Xuân Sang – Gx. Hướng Phương – Hạt Hướng Phương
19. Jos. Trần Thuật – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
20. Jos. Hoàng Đại Tĩnh – Gx. Kim Lâm – Hạt Can Lộc
21. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh – Gx. Tân Phong – Hạt Hướng Phương
22. Paul. Vũ Văn Triều – Gx. Thuận Nghĩa – Hạt Thuận Nghĩa
23. Jos. Trần Chính Trực – Gx. Phú Linh – Hạt Đông Tháp
24. Fx. Chu Đức Tuệ - Gx. Đức Lân – Hạt Kẻ Dừa
25. Jos. Nguyễn Xuân Vinh – Gx. Yên Đại – Hạt Cầu Rầm
Jos. Minh Quân
Không có nhận xét nào: