Nguyễn Vũ: Có thể độc giả khó lòng tin được chuyện Thường vụ Quốc hội trong buổi họp chiều 15/7 đã bàn về... cách quản lý giá tô mì tôm bán ở các sân bay nước ta. Nhưng đó là chuyện có thật.
Nói đúng ra, Thường vụ Quốc hội bàn về giá dịch vụ ăn uống, dịch vụ thiết yếu độc quyền tại sân bay được thể hiện như thế nào trong dự thảo Luật Hàng không và giá tô mì tôm được đưa ra làm dẫn chứng.
Do dư luận mấy hôm trước đó đang sôi nổi về chuyện giá tô mì tôm bán ở sân bay quá cao nên Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề xuất, để tránh trường hợp như người dân phản ánh bát phở có giá tới 500.000-600.000 đồng thì không nên giao hẳn cho doanh nghiệp, mà Bộ Giao thông phải xây dựng khung giá dịch vụ phi hàng không tại sân bay.
Ngược lại, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nói: “Một bát mì tôm thì chúng ta định giá làm gì?”
Nếu Quốc hội hay Thường vụ Quốc hội bàn chuyện giá tô mì tôm mà từ đó làm ra các đạo luật hạn chế được tình trạng độc quyền, tự ý định giá bất kể quy luật thị trường trong các lãnh vực thiết yếu cho đời sống như giá xăng dầu thì một buổi họp như thế rất đáng hoan nghênh.
Còn nếu các đại biểu Quốc hội chỉ bàn giá tô mì tôm vì... chính tô mì tôm, vì lo cho hành khách đi máy bay phải ăn tô mì cao giá thì xin thành thật can ngăn các đại biểu: còn hàng trăm hàng ngàn câu chuyện khác quan trọng và xứng đáng với thời gian của các vị đại biểu ghé mắt tới hơn tô mì nhiều lần.
Ngay chính trong ngành hàng không, chúng ta đang lo vì chất lượng dịch vụ đang giảm, thể hiện ở con số các chuyến bay chậm, trễ chuyến đang tăng cao so với năm trước. Đáng lo hơn là tin tức về các vụ chở nhầm khách lẽ ra đi nơi này lại được chở đến nơi khác, rồi máy bay suýt va chạm nhau trên đường băng...
Bản thân Quốc hội cũng chưa phải lo đến các vụ việc cụ thể này nhưng phải ghé mắt xem, có hay không tình trạng độc quyền khi tuyển dụng nhân sự trong ngành hàng không, có hay không tình trạng xài bằng giả, có hay không chuyện gởi gắm con em người quen vào ngành để rồi chất lượng nhân sự giảm sút? Bởi trong mọi câu chuyện, cái nút thắt cuối cùng cũng là vấn đề con người. Và bởi các sự cố như máy bay hạ cánh khi đường băng có ô tô vệ sinh đường băng không chỉ xảy ra mới một lần.
Trở lại chuyện giá tô mì tôm hay nói rộng ra là giá cả các dịch vụ ăn uống ở sân bay, làm sao để quản lý?
Đã mấy chục năm theo nền kinh tế thị trường cũng giúp mọi người thấy được quy luật cung cầu đã làm cho nhà nước không phải thò tay quản lý giá mà thị trường vẫn chạy đều như thế nào. Trước đó cũng đã mấy chục năm thời bao cấp giúp mọi người hiểu rõ cơ chế quản lý giá theo mệnh lệnh hành chính từng đưa nền kinh tế đi vào chỗ bế tắc như thế nào. Vậy mà giờ đây vẫn nhiều người thích dùng lệnh – lệnh cho giá tô mì phải như thế này, giá lon nước phải như thế kia?
Một khi đã cố tình thì dù có bảng giá quản lý mì tôm nhà hàng trong sân bay sẽ không bán mì tôm nữa – họ sẽ quay sang bán mì gà. Quy định giá bán chai nước La Vie, họ sẽ quay sang bán nước Aquafina...
Cách duy nhất để làm cho giá bán thức ăn nước uống ở sân bay giảm đến mức bình thường là tạo dựng môi trường cạnh tranh để tự hành khách được nhiều chọn lựa. Tạo dựng môi trường cạnh tranh là phải thực tâm, tức tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch chứ đừng dành cho sân sau, chỉ cho một số nơi độc quyền; các sân bay lớn trên thế giới có hàng chục điểm bán thức ăn, tự khắc họ phải cạnh tranh về cả giá và chất lượng phục vụ để giành khách.
Nói cho cùng các đường bay hàng không nội địa và ngay cả các đường bay quốc tế từ nước ta đi các nước trong khu vực đều ngắn, nhu cầu ăn uống thấp – tự hành khách sẽ chọn lựa ăn ở nhà hay ăn ở ngoài trước khi vào sân bay, Quốc hội không cần phải lo cho họ. Còn các quan chức muốn ra uy bằng cách ép giá cả thức ăn nước uống bán trong sân bay giảm thì cứ để họ làm, dù sao cũng có lợi cho hành khách lỡ chuyến!
Nói đúng ra, Thường vụ Quốc hội bàn về giá dịch vụ ăn uống, dịch vụ thiết yếu độc quyền tại sân bay được thể hiện như thế nào trong dự thảo Luật Hàng không và giá tô mì tôm được đưa ra làm dẫn chứng.
Do dư luận mấy hôm trước đó đang sôi nổi về chuyện giá tô mì tôm bán ở sân bay quá cao nên Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề xuất, để tránh trường hợp như người dân phản ánh bát phở có giá tới 500.000-600.000 đồng thì không nên giao hẳn cho doanh nghiệp, mà Bộ Giao thông phải xây dựng khung giá dịch vụ phi hàng không tại sân bay.
Ngược lại, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nói: “Một bát mì tôm thì chúng ta định giá làm gì?”
Nếu Quốc hội hay Thường vụ Quốc hội bàn chuyện giá tô mì tôm mà từ đó làm ra các đạo luật hạn chế được tình trạng độc quyền, tự ý định giá bất kể quy luật thị trường trong các lãnh vực thiết yếu cho đời sống như giá xăng dầu thì một buổi họp như thế rất đáng hoan nghênh.
Còn nếu các đại biểu Quốc hội chỉ bàn giá tô mì tôm vì... chính tô mì tôm, vì lo cho hành khách đi máy bay phải ăn tô mì cao giá thì xin thành thật can ngăn các đại biểu: còn hàng trăm hàng ngàn câu chuyện khác quan trọng và xứng đáng với thời gian của các vị đại biểu ghé mắt tới hơn tô mì nhiều lần.
Ngay chính trong ngành hàng không, chúng ta đang lo vì chất lượng dịch vụ đang giảm, thể hiện ở con số các chuyến bay chậm, trễ chuyến đang tăng cao so với năm trước. Đáng lo hơn là tin tức về các vụ chở nhầm khách lẽ ra đi nơi này lại được chở đến nơi khác, rồi máy bay suýt va chạm nhau trên đường băng...
Bản thân Quốc hội cũng chưa phải lo đến các vụ việc cụ thể này nhưng phải ghé mắt xem, có hay không tình trạng độc quyền khi tuyển dụng nhân sự trong ngành hàng không, có hay không tình trạng xài bằng giả, có hay không chuyện gởi gắm con em người quen vào ngành để rồi chất lượng nhân sự giảm sút? Bởi trong mọi câu chuyện, cái nút thắt cuối cùng cũng là vấn đề con người. Và bởi các sự cố như máy bay hạ cánh khi đường băng có ô tô vệ sinh đường băng không chỉ xảy ra mới một lần.
Trở lại chuyện giá tô mì tôm hay nói rộng ra là giá cả các dịch vụ ăn uống ở sân bay, làm sao để quản lý?
Đã mấy chục năm theo nền kinh tế thị trường cũng giúp mọi người thấy được quy luật cung cầu đã làm cho nhà nước không phải thò tay quản lý giá mà thị trường vẫn chạy đều như thế nào. Trước đó cũng đã mấy chục năm thời bao cấp giúp mọi người hiểu rõ cơ chế quản lý giá theo mệnh lệnh hành chính từng đưa nền kinh tế đi vào chỗ bế tắc như thế nào. Vậy mà giờ đây vẫn nhiều người thích dùng lệnh – lệnh cho giá tô mì phải như thế này, giá lon nước phải như thế kia?
Một khi đã cố tình thì dù có bảng giá quản lý mì tôm nhà hàng trong sân bay sẽ không bán mì tôm nữa – họ sẽ quay sang bán mì gà. Quy định giá bán chai nước La Vie, họ sẽ quay sang bán nước Aquafina...
Cách duy nhất để làm cho giá bán thức ăn nước uống ở sân bay giảm đến mức bình thường là tạo dựng môi trường cạnh tranh để tự hành khách được nhiều chọn lựa. Tạo dựng môi trường cạnh tranh là phải thực tâm, tức tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch chứ đừng dành cho sân sau, chỉ cho một số nơi độc quyền; các sân bay lớn trên thế giới có hàng chục điểm bán thức ăn, tự khắc họ phải cạnh tranh về cả giá và chất lượng phục vụ để giành khách.
Nói cho cùng các đường bay hàng không nội địa và ngay cả các đường bay quốc tế từ nước ta đi các nước trong khu vực đều ngắn, nhu cầu ăn uống thấp – tự hành khách sẽ chọn lựa ăn ở nhà hay ăn ở ngoài trước khi vào sân bay, Quốc hội không cần phải lo cho họ. Còn các quan chức muốn ra uy bằng cách ép giá cả thức ăn nước uống bán trong sân bay giảm thì cứ để họ làm, dù sao cũng có lợi cho hành khách lỡ chuyến!
Không có nhận xét nào: