Bernhard Zand thực hiện/ Der Spiegel (Tấm gương)
Người phỏng vấn: Bernhard Zand
Tạp chí Der Spiegel Nr.23/2014 (Tạp chí Tấm gương, CHLB Đức)
Ra ngày 02.06.2014
Chú thích: Helmut Schmidt - Cựu Thủ tướng CHLB Đức
Henry Kisinger - Cựu Ngoại trưởng Mỹ
Vài dòng về Liêu Diệc Vũ
Liêu Diệc Vũ sinh ngày 04.08.1958 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là nhà thơ, nhà văn và nhạc sỹ. Là một trí thức phản kháng ông đã từng bị bắt đi tù vì viết nhiều sách về cuộc biểu tình bị dàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn. Sách của ông được nhiều giải thưởng quốc tế nhưng ông không được phép xuất ngoại. Năm 2011 ông trốn sang Hà nội, Việt Nam và sau đó qua Ba Lan sang Đức tị nạn. Tại Đức ông được nhận giải thưởng Hòa Bình của Hiệp hội xuất bản Đức.
Minh Nguyễn dịch
Tạp chí Spiegel phỏng vấn nhà thơ Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu) về cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm
Spiegel: Tại sao cuộc cách mạng năm 1989 tại Trung Quốc bị thất bại trong khi nó lại thành công ở Châu Âu?
Liêu Diệc Vũ: Tôi đảo lại câu hỏi. Tại sao nó thành công ở Châu Âu trong khi đó lại thất bại ở Trung Quốc? Bởi vì ở Trung Quốc đã bị đổ máu. Lãnh đạo các nước Đông Âu nhìn thấy điều đó và đã chột dạ không dám làm như Bắc Kinh. Bởi vậy họ đã không nổ súng. Nhưng ở Trung Quốc thì chương sử này chưa phải là đã kết thúc. Những người biểu tình năm 1989 muốn gì? Minh bạch. Họ muốn biết, tại sao có sự chênh lệch (giầu-nghèo ND) quá lớn như vậy. Ngày nay sự chênh lệch còn lớn hơn rất nhiều. Những cán bộ cấp cao đã vơ vét cho họ những đống tài sản lớn đến mức khó tưởng. Đây là quả bom nổ chậm và nó sẽ nổ.
Spiegel: Châu Âu có còn nợ những người biểu tình Trung Quốc gì không?
Liêu Diệc Vũ: Chắc chắn là Châu Âu phải có trách nhiệm. Nếu như ở bên ngoài Trung Quốc mà tưởng nhớ đến Thiên An Môn thì bao giờ cũng chỉ nhắc đến một số ít những người sinh viên. Nhưng thực sự là ta cần phải tưởng nhớ đến rất nhiều người vô danh, đến những người công nhân và những người thất nghiệp mà tôi đã viết trong những cuốn sách trước đây. Đây là những người làm nên cuộc nổi dậy này mà không phải là những người sinh viên luôn hiện diện dưới ánh hào quang. Họ (sinh viên) rất giống những người mà chính họ đi biểu tình phản đối – tham quyền cố vị và ngậm miệng ăn tiền với nhau. Họ không muốn cuộc cách mạng của họ bị vấy bẩn bởi những người bình thường này. Nhưng khi có lệnh nổ súng thì phần lớn trong số họ đã biến mất. Những người công nhân đã ở lại và sau đó phải vào tù nhiều năm trời. Cuộc đời của họ bị hủy hoại.
Spiegel: Trong cuốn sách về Thiên An Môn “Viên đạn và thuốc phiện” của ông, người được phỏng vấn than với ông rằng: “Anh thì sẽ đi vào lịch sử văn học của ngày 4 tháng 6 năm 1989 còn tôi, tôi đã bị tù và lại ngồi tù để chẳng được gì cả.”
Liêu Diệc Vũ: Đó chính là trọng tâm của cuốn sách này và cũng là công việc của tôi về phong trào Thiên An Môn. Có những sinh viên theo đuổi mục đích là để chỉ có tên tuổi của bản thân mình được ghi trong sử sách. Thế còn những “thành phần phá rối” kia không có chút giá trị gì hay sao? Cách nhìn này phải được thay đổi.
Spiegel: Helmut Schmidt và Henry Kissinger đã bày tỏ thông cảm với Đặng Tiểu Bình về quyết định đàn áp cuộc nổi dậy này.
Liêu Diệc Vũ: Đó là một biểu hiện suy thoái đạo đức. Gia đình ông Helmut Schmidt chả mất người thân nào ở quảng trường Thiên An Môn cả. Và ai cũng biết là ông ấy cũng đã gặp gỡ Đặng Tiểu Bình và như vậy người ta sẽ trở thành người có cảm tình với Trung Quốc.
Spiegel: Trong diễn văn buổi lễ nhận Giải thưởng Hòa Bình của Hiệp hội xuất bản Đức ông đã nói về Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn: “Đế quốc này phải tan ra từng mảnh.” Câu này gây tranh cãi ngay cả với những người chỉ trích chính quyền.
Liêu Diệc Vũ: Tôi đã gây sốc cho cả dân tộc. Nhưng tôi tự hào về câu này.
Spiegel: Đây là phát ngôn của một phần tử bạo loạn.
Liêu Diệc Vũ: Tôi đã suy nghĩ câu này rất kỹ, nó được khởi nguồn từ Lão Tử, nhà triết học sống cách đây hơn 2000 năm đã khuyên là hãy chia cái lớn thành nhiều đơn vị nhỏ. Ai hiểu được Trung Quốc hiện tại thì biết rằng đất nước khổng lồ này với tiền và quyền lực vô hạn của nó là một con ác quỷ, là một hiểm họa cho cả thế giới.
Spiegel: Đất nước mà phân rã thì có thể sẽ sinh ra thảm họa như ở Nam Tư, Liên Xô, thế giới Ả Rập.
Liêu Diệc Vũ: Trung Quốc đã từng nhiều lần được thống nhất và sau đó lại nhiều lần bị chia rẽ. Giai đoạn thịnh vượng nhất đi vào lịch sử không phải là giai đoạn đất nước thống nhất. Tôi hình dung như thế này: Trung Quốc như một kiểu Liên minh Châu Âu, Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên quê tôi có thể là Strassburg của Trung quốc, còn nếu Bắc Kinh nhất thiết muốn giữ độc quyền - thì xin mời, ai không muốn theo họ thì có thể sang Tứ Xuyên.
Spiegel: Thế ông không cho rằng sẽ nảy sinh rủi ro xã hội, rủi ro kinh tế trong sự chia tách này sao?
Liêu Diệc Vũ: Tôi thấy một hiểm họa còn lớn hơn nhiều. Từ lâu, sự tàn phá môi trường ở Trung Quốc đã lớn tới mức mà cả thế giới đang bị đe dọa. Thực sự đây mới đúng là “thảm họa mầu vàng.” Khi tôi còn là đứa trẻ thì sông ngòi còn sạch sẽ, bầu trời còn xanh ngắt, và chúng tôi thần tượng Mao Trạch Đông. Sau đó người kế nhiệm là Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã nói: Nghèo đói không phải là Xã hội chủ nghĩa, hãy để chúng ta làm giầu. Ông ta đổi trọng tâm phát triển của đất nước sang kinh tế và từ bỏ mọi giá trị đạo đức.
Spiegel: Sau Mao thì có còn sót lại chút đạo đức nào không?
Liêu Diệc Vũ: Cái này thì ngài có lý. Thời Mao, chúng tôi tất cả đều nghèo, dạo dó mười người phải chia nhau duy nhất một quả trứng. Từ khi Đặng lên thì mỗi người có được mười quả nhưng mà trứng nhiễm độc, ăn vào sẽ bị ung thư.
Spiegel: Ông gọi Đặng, người ra lệnh đàn áp cuộc nổi dậy Thiên An Môn, là bạo chúa. Hình như ông kết tội Mao nhẹ hơn.
Liêu Diệc Vũ: Hoàn toàn ngược lại. Mao Trạch Đông là một con ác quỷ. Tôi sinh ra vào thời điểm bắt đầu thời kỳ “Bước đại nhảy vọt”, phong trào công nghiệp hóa của Mao, làm hàng triệu người chết vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60. Tôi cũng đã suýt bị chết đói.
Spiegel: Trong những trang sử chính thống của Trung Quốc thì Mao là người có công thống nhất đất nước sau nhiều thập niên chiến tranh và nội chiến.
Liêu Diệc Vũ: Tôi phản bác lại chuyện này, giai thoại này. Thời Mao thì người Trung quốc đã đứng dậy được trong một khoảnh khắc – để rồi sau đó lại phải quỳ xuống ngay lập tức. Về đạo lý thì tất cả những người độc tài của nhà nước Trung Hoa hiện đại giống nhau cả, đều từ một lò mà ra: Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình – ai cũng muốn mở rộng Vương quốc của mình.
Tạp chí Spiegel phỏng vấn nhà thơ Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu) về cuộc nổi dậy ở Quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm
Spiegel: Tại sao cuộc cách mạng năm 1989 tại Trung Quốc bị thất bại trong khi nó lại thành công ở Châu Âu?
Liêu Diệc Vũ: Tôi đảo lại câu hỏi. Tại sao nó thành công ở Châu Âu trong khi đó lại thất bại ở Trung Quốc? Bởi vì ở Trung Quốc đã bị đổ máu. Lãnh đạo các nước Đông Âu nhìn thấy điều đó và đã chột dạ không dám làm như Bắc Kinh. Bởi vậy họ đã không nổ súng. Nhưng ở Trung Quốc thì chương sử này chưa phải là đã kết thúc. Những người biểu tình năm 1989 muốn gì? Minh bạch. Họ muốn biết, tại sao có sự chênh lệch (giầu-nghèo ND) quá lớn như vậy. Ngày nay sự chênh lệch còn lớn hơn rất nhiều. Những cán bộ cấp cao đã vơ vét cho họ những đống tài sản lớn đến mức khó tưởng. Đây là quả bom nổ chậm và nó sẽ nổ.
Spiegel: Châu Âu có còn nợ những người biểu tình Trung Quốc gì không?
Liêu Diệc Vũ: Chắc chắn là Châu Âu phải có trách nhiệm. Nếu như ở bên ngoài Trung Quốc mà tưởng nhớ đến Thiên An Môn thì bao giờ cũng chỉ nhắc đến một số ít những người sinh viên. Nhưng thực sự là ta cần phải tưởng nhớ đến rất nhiều người vô danh, đến những người công nhân và những người thất nghiệp mà tôi đã viết trong những cuốn sách trước đây. Đây là những người làm nên cuộc nổi dậy này mà không phải là những người sinh viên luôn hiện diện dưới ánh hào quang. Họ (sinh viên) rất giống những người mà chính họ đi biểu tình phản đối – tham quyền cố vị và ngậm miệng ăn tiền với nhau. Họ không muốn cuộc cách mạng của họ bị vấy bẩn bởi những người bình thường này. Nhưng khi có lệnh nổ súng thì phần lớn trong số họ đã biến mất. Những người công nhân đã ở lại và sau đó phải vào tù nhiều năm trời. Cuộc đời của họ bị hủy hoại.
Spiegel: Trong cuốn sách về Thiên An Môn “Viên đạn và thuốc phiện” của ông, người được phỏng vấn than với ông rằng: “Anh thì sẽ đi vào lịch sử văn học của ngày 4 tháng 6 năm 1989 còn tôi, tôi đã bị tù và lại ngồi tù để chẳng được gì cả.”
Liêu Diệc Vũ: Đó chính là trọng tâm của cuốn sách này và cũng là công việc của tôi về phong trào Thiên An Môn. Có những sinh viên theo đuổi mục đích là để chỉ có tên tuổi của bản thân mình được ghi trong sử sách. Thế còn những “thành phần phá rối” kia không có chút giá trị gì hay sao? Cách nhìn này phải được thay đổi.
Spiegel: Helmut Schmidt và Henry Kissinger đã bày tỏ thông cảm với Đặng Tiểu Bình về quyết định đàn áp cuộc nổi dậy này.
Liêu Diệc Vũ: Đó là một biểu hiện suy thoái đạo đức. Gia đình ông Helmut Schmidt chả mất người thân nào ở quảng trường Thiên An Môn cả. Và ai cũng biết là ông ấy cũng đã gặp gỡ Đặng Tiểu Bình và như vậy người ta sẽ trở thành người có cảm tình với Trung Quốc.
Spiegel: Trong diễn văn buổi lễ nhận Giải thưởng Hòa Bình của Hiệp hội xuất bản Đức ông đã nói về Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn: “Đế quốc này phải tan ra từng mảnh.” Câu này gây tranh cãi ngay cả với những người chỉ trích chính quyền.
Liêu Diệc Vũ: Tôi đã gây sốc cho cả dân tộc. Nhưng tôi tự hào về câu này.
Spiegel: Đây là phát ngôn của một phần tử bạo loạn.
Liêu Diệc Vũ: Tôi đã suy nghĩ câu này rất kỹ, nó được khởi nguồn từ Lão Tử, nhà triết học sống cách đây hơn 2000 năm đã khuyên là hãy chia cái lớn thành nhiều đơn vị nhỏ. Ai hiểu được Trung Quốc hiện tại thì biết rằng đất nước khổng lồ này với tiền và quyền lực vô hạn của nó là một con ác quỷ, là một hiểm họa cho cả thế giới.
Spiegel: Đất nước mà phân rã thì có thể sẽ sinh ra thảm họa như ở Nam Tư, Liên Xô, thế giới Ả Rập.
Liêu Diệc Vũ: Trung Quốc đã từng nhiều lần được thống nhất và sau đó lại nhiều lần bị chia rẽ. Giai đoạn thịnh vượng nhất đi vào lịch sử không phải là giai đoạn đất nước thống nhất. Tôi hình dung như thế này: Trung Quốc như một kiểu Liên minh Châu Âu, Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên quê tôi có thể là Strassburg của Trung quốc, còn nếu Bắc Kinh nhất thiết muốn giữ độc quyền - thì xin mời, ai không muốn theo họ thì có thể sang Tứ Xuyên.
Spiegel: Thế ông không cho rằng sẽ nảy sinh rủi ro xã hội, rủi ro kinh tế trong sự chia tách này sao?
Liêu Diệc Vũ: Tôi thấy một hiểm họa còn lớn hơn nhiều. Từ lâu, sự tàn phá môi trường ở Trung Quốc đã lớn tới mức mà cả thế giới đang bị đe dọa. Thực sự đây mới đúng là “thảm họa mầu vàng.” Khi tôi còn là đứa trẻ thì sông ngòi còn sạch sẽ, bầu trời còn xanh ngắt, và chúng tôi thần tượng Mao Trạch Đông. Sau đó người kế nhiệm là Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền đã nói: Nghèo đói không phải là Xã hội chủ nghĩa, hãy để chúng ta làm giầu. Ông ta đổi trọng tâm phát triển của đất nước sang kinh tế và từ bỏ mọi giá trị đạo đức.
Spiegel: Sau Mao thì có còn sót lại chút đạo đức nào không?
Liêu Diệc Vũ: Cái này thì ngài có lý. Thời Mao, chúng tôi tất cả đều nghèo, dạo dó mười người phải chia nhau duy nhất một quả trứng. Từ khi Đặng lên thì mỗi người có được mười quả nhưng mà trứng nhiễm độc, ăn vào sẽ bị ung thư.
Spiegel: Ông gọi Đặng, người ra lệnh đàn áp cuộc nổi dậy Thiên An Môn, là bạo chúa. Hình như ông kết tội Mao nhẹ hơn.
Liêu Diệc Vũ: Hoàn toàn ngược lại. Mao Trạch Đông là một con ác quỷ. Tôi sinh ra vào thời điểm bắt đầu thời kỳ “Bước đại nhảy vọt”, phong trào công nghiệp hóa của Mao, làm hàng triệu người chết vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60. Tôi cũng đã suýt bị chết đói.
Spiegel: Trong những trang sử chính thống của Trung Quốc thì Mao là người có công thống nhất đất nước sau nhiều thập niên chiến tranh và nội chiến.
Liêu Diệc Vũ: Tôi phản bác lại chuyện này, giai thoại này. Thời Mao thì người Trung quốc đã đứng dậy được trong một khoảnh khắc – để rồi sau đó lại phải quỳ xuống ngay lập tức. Về đạo lý thì tất cả những người độc tài của nhà nước Trung Hoa hiện đại giống nhau cả, đều từ một lò mà ra: Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình – ai cũng muốn mở rộng Vương quốc của mình.
Người dịch gửi Quê Choa
................................Người phỏng vấn: Bernhard Zand
Tạp chí Der Spiegel Nr.23/2014 (Tạp chí Tấm gương, CHLB Đức)
Ra ngày 02.06.2014
Chú thích: Helmut Schmidt - Cựu Thủ tướng CHLB Đức
Henry Kisinger - Cựu Ngoại trưởng Mỹ
Vài dòng về Liêu Diệc Vũ
Liêu Diệc Vũ sinh ngày 04.08.1958 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là nhà thơ, nhà văn và nhạc sỹ. Là một trí thức phản kháng ông đã từng bị bắt đi tù vì viết nhiều sách về cuộc biểu tình bị dàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn. Sách của ông được nhiều giải thưởng quốc tế nhưng ông không được phép xuất ngoại. Năm 2011 ông trốn sang Hà nội, Việt Nam và sau đó qua Ba Lan sang Đức tị nạn. Tại Đức ông được nhận giải thưởng Hòa Bình của Hiệp hội xuất bản Đức.
Không có nhận xét nào: