Huỳnh Ngọc Chênh: Toàn bộ các cơ quan báo chí là của đảng và nhà nước. Do vậy các cơ quan báo chí cũng như những người làm báo trong các cơ quan đó đều được bảo kê. Trừ chuyện chính trị nhạy cảm ra, các tờ báo đó được tự do viết gì thì viết. Từ đó không ít tờ báo đã viết bài và đưa tin sai trái gây hại không nhỏ cho các cá nhân thấp cổ bé miệng mà không hề sợ bị kiện tụng. Điều 258 từ trước đến nay chỉ mang người dân bị cho là lợi dụng quyền tự do dân chủ gây hại đến cá nhân và tổ chức công quyền ra xét xử và bỏ tù, nhưng chưa hề mang một cơ quan báo chí nào ra tòa vì hành vi lợi dụng quyền "tự do báo chí" gây hại đến người dân.
Sau đây là hai câu chuyện minh chứng cho điều nói trên. Câu chuyện thứ nhất liên quan đến GS Nguyễn Đăng Hưng với báo Lao Động, câu chuyện thứ hai liên quan đến nghệ sĩ điện ảnh Nguyễn Chánh Tín với báo Đời Sống& Pháp Luật
Bài 1: Câu chuyện của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng với báo Lao Động
Mới đây đã nổ ra vụ tranh chấp về quyền sáng lập tạp chí khoa học APJCEN giữa gs Nguyễn Đăng Hưng và trường Đại học Tôn Đức Thắng. Vụ việc lên đến đỉnh điểm khi trường đại học TĐT gởi đơn kiện giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lên tòa án vào ngày 27.6.2014. Nội dung đơn kiện được báo Tuổi Trẻ tóm tắt đưa lên và có đăng cả ý kiến giáo sư Hưng về việc này. Tuy nhiên khi trả lời báo Tuổi Trẻ, gs Hưng chưa nắm được nội dung đơn kiện nên đã nói chưa rõ ý kiến của mình, do vậy ông tiếp tục nói thêm về vụ việc trên facebook và trên blog cá nhân của mình sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài.
Khi nói thêm về vụ việc, gs Hưng đã nêu lên một số thư từ của các tổ chức cũng như của các nhà khoa học quốc tế ý kiến về việc thành lập tạp chí APJCEN. Trong số đó có thư của tổ chức SPRINGER là đối tác quốc tế quan trọng trong việc lập ra tạp chí APJCEN có nội dung như sau:
“Chúng tôi ủng hộ vì :
1. Quan trọng nhất chúng tôi thừa nhận GS Nguyễn Đăng Hưng là một nhà khoa học lừng danh, với tiếng tăm tốt trên lĩnh vực cơ học và tính toán cơ học. Với mối liên hệ và ảnh hưởng của ông, chúng tôi cho rằng ông sẽ giúp một cách quyết định cho việc quảng bá tờ báo. Chúng tôi chờ đợi là tờ báo sẽ phát triển nhanh chóng.
2. Chúng tôi thừa nhận BBT gòm những nhà khoa học tiếng tăm trong lĩnh vưc. Trong họ có người đã cộng tác với các tờ báo khác của SPRINGER… Chúng tôi cũng được biết là nhiều người trong số họ đã ủng hộ các sinh hoạt tại Việt Nam. Bởi vậy, tờ báo sẽ phát triển cũng như khởi hành tốt
(Xem nguyên văn email tại đây)
Từ sự việc đó báo Lao Động số ra ngày 15.8 đã có bài viết như sau của tác giả Lê Thanh Phong, xin trích:
Trả lời Dân Trí, GS Nguyễn Đăng Hưng tự cho mình là “một nhà khoa học lừng danh của thế giới”. Với người đạo cao đức trọng như ông, trong một vụ kiện, ông hãy chứng minh cái đúng của mình trước tòa, nhưng cần tôn trọng các nhà khoa học khác cũng như đối tác của ông là Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ông không nên mở diễn đàn nặng lời chê bai trường đại học của Việt Nam và cũng không nên sỉ nhục cá nhân hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
...
Đại học Việt Nam, có thể chưa bằng nhiều trường đại học khác trên thế giới, nhưng cũng đào tạo nhiều thế hệ các nhà khoa học có uy tín và phẩm chất cao, đào tạo hàng triệu trí thức có năng lực cống hiến hiệu quả cho đất nước. Cho nên, không thể vì một vụ kiện của cá nhân GS Hưng với Trường Đại học Tôn Đức Thắng, mà ông lại xúc phạm đến cả nền học thuật của Việt Nam bằng câu: “Âu đây cũng là thêm một kinh nghiệm hợp tác với một đại học Việt Nam”.
Thật khó có thể tin được những lời đó là của GS Nguyễn Đăng Hưng - người đã được truyền thông ca ngợi và như chính ông tự ca ngợi mình “lừng danh thế giới”. Nhà khoa học có tài năng thực sự không ai lại tự nói về mình như thế và đặt mình cao hơn người khác, xem thường đồng nghiệp...
Khi người viết bài nầy hỏi giáo sư có tự nhận mình là nhà khoa học lừng danh hay không, gs Hưng đã phản bác thẳng thừng: 'Tôi chưa bao giờ tự xưng mình là “nhà khoa học lừng danh cả”. Đây là lời vu khống' .
Đích thân người viết bài nầy tìm trên báo Dân Trí không hề có bài báo nào dẫn lời gs Nguyễn Đăng Hưng tự nhận mình là nhà khoa học lừng danh. Tác giả Lê Thanh Phong đã đầy ác ý và thiếu trung thực khi dựng lên chi tiết giả dối nầy và lặp đi lặp lại nhiều lần để gây ấn tượng phản cảm cho cá nhân gs Nguyễn Đăng Hưng.
Bài viết trên báo Lao Động làm ra vẻ như khách quan trước vụ kiện nhưng thực chất đó là một bài báo đứng hẳn về trường đại học Tôn Đức Thắng đánh vào cá nhân giáo sư với những lời quy chụp nặng nề dựa trên một chi tiết không có thật là gs Hưng tự nhận mình là nhà khoa học lừng danh.
Rồi từ một lời than đâu đó của gs Hưng: “Âu đây cũng là thêm một kinh nghiệm hợp tác với một đại học Việt Nam”. Bài viết trên báo Lao Động nâng ngay quan điểm, quy chụp gs Hưng "lại xúc phạm đến cả nền học thuật của Việt Nam" qua đoạn viết sau đây:
Đại học Việt Nam, có thể chưa bằng nhiều trường đại học khác trên thế giới, nhưng cũng đào tạo nhiều thế hệ các nhà khoa học có uy tín và phẩm chất cao, đào tạo hàng triệu trí thức có năng lực cống hiến hiệu quả cho đất nước. Cho nên, không thể vì một vụ kiện của cá nhân GS Hưng với Trường Đại học Tôn Đức Thắng, mà ông lại xúc phạm đến cả nền học thuật của Việt Nam bằng câu: “Âu đây cũng là thêm một kinh nghiệm hợp tác với một đại học Việt Nam”.
Rõ ràng là giáo sư Hưng chỉ than về một đại học VN.
Chẳng lẽ ai đó than một câu: "Việt Nam là thế đấy"- đây là lời than vãn cửa miệng của nhiều người khi đụng vào thực tế- thì tác giả có thể suy diễn và nâng quan điểm lên rằng người đó đã xúc phạm đến cả một đất nước anh hùng dưới sự lãnh đạo của đảng đã từng đánh thắng nhiều đế quốc xâm lược hùng mạnh?
Tác giả kết thúc bài viết: Phần thắng của vụ kiện thuộc về ai chưa biết, nhưng các nhà khoa học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có thái độ chừng mực, thực hiện các thủ tục trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không lên tiếng đả kích cá nhân. Đó là sự ứng xử văn minh, tôn trọng đối tác của những người trí thức.
Điều nầy bộc lộ rất rõ rằng tác giả bài báo hoàn toàn thiên vị và đứng hẳn về phía các nhà khoa học của trường đại học Tôn Đức Thắng. Sau khi suy diễn nâng quan điểm và dựng chi tiết giả để công kích cá nhân và hạ nhục gs Hưng, tác giả bài báo liền công khai ca ngợi "các nhà khoa học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có thái độ chừng mực, thực hiện các thủ tục trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không lên tiếng đả kích cá nhân". Đúng là các nhà khoa học đáng kính của trường đại học TĐT đã không lên tiếng đả kích cá nhân, vì họ đã trực tiếp nhờ tác giả bài báo làm giúp cho họ cái công việc tệ hại đó rồi. Tôi nghĩ như thế không biết có sai không?
Tôi hoàn toàn không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp quyền sáng lập tạp chí APJCEN vì tôi không hiểu hết nội vụ, hơn nữa việc đúng sai đã có tòa án phân xử. Nhưng, trong lúc tòa án chưa phân xử, cách viết bài đứng về một phía gây tổn hại đến cá nhân gs Nguyễn Đăng Hưng của nhà báo Lê Thanh Phong thì không thể nào không nói lại, dù ngoài đời tôi thân thiết với nhà báo hơn là với gs Nguyễn Đăng Hưng.
Được biết giáo sư Hưng sẽ kiện lại báo Lao Động nếu báo không đăng lại ý kiến phản hồi của ông. Nhưng thật tình tôi không tin rằng gs Hưng sẽ được như ý, vì từ trước đến nay đã có cá nhân nào kiện được các báo của nhà nước đâu.
Bài 2: Câu chuyện của nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín với báo Đời Sống&Pháp Luật
Không có nhận xét nào: