Theo tờ báo của Nhật, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra mật lệnh coi Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm |
Tờ Sankei Shimbun của Nhật tiết lộ, trong mật lệnh gửi cho các quan chức thuộc khối tuyên truyền, ông Kim Jong-un xác định Nhật là kẻ thù trăm năm, còn Trung Quốc là kẻ thù ngàn năm của Triều Tiên.
Tái xuất sau 40 ngày vắng mặt, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có những điều chỉnh trong chính sách và mệnh lệnh. Tờ Đại Công báo của Hong Kong cho biết, trong quãng thời gian vắng mặt, Kim Jong-un đã tiến hành thanh trừng 12 quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo này còn đặc biệt tiến hành tăng cường tuyên truyền "giáo dục tư tưởng" của quan chức Triều Tiên đối với Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo đó, quan chức các cấp ở Bình Nhưỡng đã nhận được “chỉ thị” của lãnh đạo Kim Jong-un chỉ ra “Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm”. Tân Hoa xã đánh giá đây là động thái đẩy mạnh giáo dục tư tưởng nhằm củng cố vị thế của ông Kim tại Triều Tiên.
Theo tờ báo này, rất khó khăn để giải mã thái độ của Kim Jong-un đối với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức cách đây 3 năm. Kể từ khi ông Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên đến nay, quan hệ Trung – Triều đã trở nên lạnh nhạt một cách rõ rệt. Thay vì bó buộc mối quan hệ với Trung Quốc như trước kia, gần đây Triều Tiên đã tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng và trên thế giới. Điều này cho thấy nước này đang cố gắng để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi lên nhậm chức cũng duy trì liên minh ở mức "không rõ ràng" với Kim Jong-un. Cho đến giờ, ông Tập Cận Bình vẫn chưa hề đến thăm viếng Triều Tiên trên tư cách người đứng đầu nhà nước Trung Quốc. Những gì gọi là sự quan tâm của ông Tập với Kim Jong-un chỉ là gửi điện mừng vào ngày Quốc khánh của Triều Tiên mỗi năm.
Không những vậy, ông Tập Cận Bình còn làm Triều Tiên cảm thấy phẫn nộ khi ghé thăm Hàn Quốc hồi tháng 7 và có những phát biểu đầy "tình cảm" với Seoul. Việc ông Kim Jong-un xử tử dượng Jang Sung-taek hồi năm ngoái cũng là nhát cắt khiến cho quan hệ giữa 2 nước càng căng thẳng, vì ông Jang là người chủ trương theo đường lối thân Bắc Kinh.
Bài báo của Nhật trích dẫn nguồn tin nội bộ tiết lộ, vụ xử tử hôm mùng 6 được diễn ra tại trường bắn của Học viện quân đội tổng hợp Gang Gon. Theo đó, lực lượng cảnh sát mật của Bộ bảo vệ an toàn quốc gia Triều Tiên đã tử hình 10 người, trong đó có 3 quan chức thuộc đảng Lao động nước này. Ngày 11/10, đã có thêm 2 thư ký cao cấp của đảng này bị hành quyết.
Tái xuất sau 40 ngày vắng mặt, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có những điều chỉnh trong chính sách và mệnh lệnh. Tờ Đại Công báo của Hong Kong cho biết, trong quãng thời gian vắng mặt, Kim Jong-un đã tiến hành thanh trừng 12 quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo này còn đặc biệt tiến hành tăng cường tuyên truyền "giáo dục tư tưởng" của quan chức Triều Tiên đối với Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo đó, quan chức các cấp ở Bình Nhưỡng đã nhận được “chỉ thị” của lãnh đạo Kim Jong-un chỉ ra “Nhật Bản là kẻ thù trăm năm, Trung Quốc là kẻ thù nghìn năm”. Tân Hoa xã đánh giá đây là động thái đẩy mạnh giáo dục tư tưởng nhằm củng cố vị thế của ông Kim tại Triều Tiên.
Theo tờ báo này, rất khó khăn để giải mã thái độ của Kim Jong-un đối với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức cách đây 3 năm. Kể từ khi ông Kim Jong-un trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên đến nay, quan hệ Trung – Triều đã trở nên lạnh nhạt một cách rõ rệt. Thay vì bó buộc mối quan hệ với Trung Quốc như trước kia, gần đây Triều Tiên đã tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng và trên thế giới. Điều này cho thấy nước này đang cố gắng để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi lên nhậm chức cũng duy trì liên minh ở mức "không rõ ràng" với Kim Jong-un. Cho đến giờ, ông Tập Cận Bình vẫn chưa hề đến thăm viếng Triều Tiên trên tư cách người đứng đầu nhà nước Trung Quốc. Những gì gọi là sự quan tâm của ông Tập với Kim Jong-un chỉ là gửi điện mừng vào ngày Quốc khánh của Triều Tiên mỗi năm.
Không những vậy, ông Tập Cận Bình còn làm Triều Tiên cảm thấy phẫn nộ khi ghé thăm Hàn Quốc hồi tháng 7 và có những phát biểu đầy "tình cảm" với Seoul. Việc ông Kim Jong-un xử tử dượng Jang Sung-taek hồi năm ngoái cũng là nhát cắt khiến cho quan hệ giữa 2 nước càng căng thẳng, vì ông Jang là người chủ trương theo đường lối thân Bắc Kinh.
Bài báo của Nhật trích dẫn nguồn tin nội bộ tiết lộ, vụ xử tử hôm mùng 6 được diễn ra tại trường bắn của Học viện quân đội tổng hợp Gang Gon. Theo đó, lực lượng cảnh sát mật của Bộ bảo vệ an toàn quốc gia Triều Tiên đã tử hình 10 người, trong đó có 3 quan chức thuộc đảng Lao động nước này. Ngày 11/10, đã có thêm 2 thư ký cao cấp của đảng này bị hành quyết.
Chuyến thăm Seoul của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khiến Bình Nhưỡng hết sức phẫn nộ
Sankei cũng đánh giá, phương thức hành động lần này của Triều Tiên cũng giống với vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek hồi tháng 12 năm ngoái. Đồng thời tội danh của những nhân vật bị xử tử được cho là giống với ông Jang.
Bài báo này cũng nói rằng, gần đây Triều Tiên đã mua số lượng lớn thiết bị nghe lén từ Đức, nhằm thực hiện mục đích kiểm soát quan chức nước này ở phạm vi rộng hơn, củng cố vị thế của cấp lãnh đạo.
Cựu chuyên gia về Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Mỹ là John Tkacik cho rằng, bất đồng giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thể hiện rõ hơn trong các cuộc thanh trừng chính trị tại Trung Quốc, chẳng hạn như việc loại bỏ ông Chu Vĩnh Khang và lãnh đạo quân đội Từ Tài Hậu. Hai người này đều thân Triều Tiên.
Còn Triều Tiên lại hành quyết ông Jang Song-thaek, nhân vật quyền lực thứ hai đất nước, cũng là cầu nối trong quan hệ với Trung Quốc. Việc này đã làm hạ thấp dần quan hệ đôi bên.
Hồi đầu tháng 6, trang tin News Focus International đưa tin, vào cuối tháng 4, Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên ban hành một sắc lệnh nội bộ yêu cầu các quan chức nước này từ bỏ "giấc mơ Trung Quốc".
“Trước đây, Trung Quốc là một người bạn cách mạng của Triều Tiên… Nhưng ngày nay, Trung Quốc đã trở nên ích kỷ, theo đuổi cải cách và mở cửa, bởi thế đặt các giá trị vật chất lên trên ý thức hệ”, sắc lệnh trên có đoạn viết.
Yên Yên (Tổng hợp),Theo Người đưa tin/ Tin mới
Không có nhận xét nào: