VRNs (25.10.2014) -Sài Gòn- theo news.va- Vào thứ 5 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả mọi người có thiện chí, nam cũng như nữ, đấu tranh yêu cầu bãi bỏ án tử hình và “tất cả các hình thức của nó” và cải thiện điều kiện trong các nhà tù.
Đức Thánh Cha đã có bài diễn văn đọc trước các thành viên của Hiệp hội Luật hình sự Quốc tế tại buổi tiếp kiến ở Vatican.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh cha cũng đề cập tới sự cần thiết chống lại hiện tượng buôn người và tham nhũng.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh thực tế cho thấy, việc thi hành án tử phải luôn luôn tôn trọng phẩm giá con người
Trong bài diễn văn ấn tượng và đầy xúc động đến các Luật gia trong buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô cho rằng “án tù chung thân” thực sự là một “bản án tử được che đậy”, và đó là lý do tại sao nó đã bị loại bỏ nó ra khỏi bộ luật của nhà nước Vatican.
Nhiều ý kiến được được nêu lên trong suốt bài diễn văn đã soi chiếu như thế nào cách các chính trị gia và các phương tiện truyền thông thường hay hành động như sự khích động dâng cao báo thù bằng “bạo lực cách kín đáo và cũng công khai” như thường thấy tìm một “con dê tế thần”.
Dẫn lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo lý Hội thánh Công giáo lên án án tử hình, Đức Thánh Cha chỉ trích việc thi hành án và tái tuyên bố “cái gọi là thi hành án ngoại tụng” là “hành động giết người có chủ ý”:
“Tất cả Ki tô hữu và những ai có thiện chí được mời gọi đấu tranh bãi bỏ án tử dưới mọi hình thức và cải thiện điều kiện cầm tù trong khuôn khổ tôn trọng phẩm giá của những người bị tước quyền tự do. Tôi đồng hóa việc này với án tử hình. Trong Bộ luật Hình phạt của Vatiacan (the Penal Code of the Vatican,) án chung thân đã bị bãi bỏ. Bản án chung thân chính là bản án tử được che đậy.”
Đức Thánh Cha cũng chỉ trích nặng nề tất cả các hình thức phạm tội làm suy giảm phẩm giá con người. “Ngay cả trong luật hình sự cũng có những hình thức không tôn trọng phẩm giá khi luật hình sự được áp dụng”.
“Trong những thập niên vừa qua, có sự nhận thức đang tăng lên qua việc xử phạt công khai rằng không thể giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau và riêng biệt cũng giống như không thể chữa trị các chứng bệnh khác nhau với cùng một loại thuốc”.
ĐTC cho rằng sự nhận thức này đã đẩy hệ thống luật hình sự vượt ra khỏi ranh giới hình phạt, và đưa vào “lĩnh vực tự do và quyền con người” mà không thực sự hiệu quả.
“Điều kiện giam giữ tồi tệ diễn ra tại các nơi trên thế giới là nét tiêu biểu của sự vô nhân đạo, do sự kém cỏi của luật hình sự, hoặc sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Trong nhiều trường hợp, đó là hậu quả của sự chuyên quyền toàn trị hoặc vô nhân đạo của quyền lực đối với những người bị tước quyền tự do”.
Đức Thánh Cha cũng lên tiếng những gì ngài gọi là “độc ác, vô nhân đạo. Ngài so sánh sự giam cầm trong nhà tù “an toàn nhất” đã là một “hình thức tra tấn”. Tình trạng bị cách ly tại những nơi này gây ra sự đau khổ “tinh thần và thể xác” dẫn đến kết quả “khuynh hướng gia tăng vụ tự tử”. ĐTC chỉ ra rằng sự tra khảo chỉ được áp dụng như phương tiện để đạt được “sự khai nhận hoặc thông tin”:
“Có một ‘số thặng dư’ của nỗi đau tăng thêm của việc giam cầm. Tỉ dụ như sự tra tấn được sử dụng không chỉ trong các trung tâm bất hợp pháp hay trong các trại tập trung hiện đại mà còn trong các nhà tù , trong các trại cải tạo thanh thiếu niên, trong các bệnh viện tâm thần, trong các đồn công an và trong các nơi giam giữ trừng phạt khác”.
Và Đức Thánh Cha cũng nói rằng trẻ em phải được miễn các hình phạt -ít nhất trong giới hạn cho phép – người già, người bệnh, phụ nữ mang thai, người tàn tật cũng như các bậc phụ huynh nếu họ là người bảo vệ của trẻ vị thành niên hoặc người khuyết tật.
Đức Thánh Cha cũng làm nổi bật một trong những hiện tượng mà ngài luôn nhắc nhở chống lại cách mạnh mẽ: nạn buôn người là hậu quả của “vòng xoay đói nghèo” nơi hàng “tỷ người” và buộc ít nhất 45 triệu người khác phải chạy trốn.
“Dựa trên thực tế rõ ràng rằng loại tội phạm phức tạp buôn người này có sự đồng lõa, hoạt động của nhà nước. Rõ rang rằng khi nỗ lực ngăn cản và chiến đấu chống lại hiện tượng này, chúng ta chống lại loại tội phạm đến nhân vị. Điều này còn đúng hơn với những ai có trách nhiệm bảo vệ những nhân vị, trong những trường hợp đó, nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân và trước cộng đồng quốc tế”.
ĐTC dành một phần bài thuyết trình nói về tham nhũng. Theo ngài, kẻ tham nhũng chuyên chộp con “đường tắt của cơ hội” khiến hắn nghĩ rằng mình là “kẻ chiến thắng” và lăng mạ, khủng bố những ai chống đối lại hắn. Đức Thánh Cha cho rằng “tham nhũng” là “sự dữ lớn hơn cả tội lỗi”.
“Hình phạt dành cho kẻ tội phạm tham nhũng là có lựa chọn. Giống như một cái lưới chỉ bắt được những con cá nhỏ, để lọt những con cá to bơi tự do ngoài biển cả. Các hình thức tham nhũng như tội khủng bố, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, cả lĩnh vực kinh tế lẫn vấn nạn xã hội.”
Kết thúc bài phát biểu, ĐTC kêu gọi các nhà làm luật dựa trên tiêu chí “thận trọng” trong việc thi hành luật. Ngài nhận định tiêu chí này phải là nguyên tắc để phê chuẩn luật.
“Việc tôn trọng phẩm giá con người phải được mở rộng không chỉ giới hạn nơi tính chuyên quyền của Nhà nước. Tôn trọng phẩm giá con người là tiêu chí định hướng cho những hành vi khủng bố và trấn áp chống lại phẩm giá và sự toàn vẹn nhân vị”.
Đức Thánh Cha đã có bài diễn văn đọc trước các thành viên của Hiệp hội Luật hình sự Quốc tế tại buổi tiếp kiến ở Vatican.
Trong bài diễn văn, Đức Thánh cha cũng đề cập tới sự cần thiết chống lại hiện tượng buôn người và tham nhũng.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh thực tế cho thấy, việc thi hành án tử phải luôn luôn tôn trọng phẩm giá con người
Trong bài diễn văn ấn tượng và đầy xúc động đến các Luật gia trong buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô cho rằng “án tù chung thân” thực sự là một “bản án tử được che đậy”, và đó là lý do tại sao nó đã bị loại bỏ nó ra khỏi bộ luật của nhà nước Vatican.
Nhiều ý kiến được được nêu lên trong suốt bài diễn văn đã soi chiếu như thế nào cách các chính trị gia và các phương tiện truyền thông thường hay hành động như sự khích động dâng cao báo thù bằng “bạo lực cách kín đáo và cũng công khai” như thường thấy tìm một “con dê tế thần”.
Dẫn lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo lý Hội thánh Công giáo lên án án tử hình, Đức Thánh Cha chỉ trích việc thi hành án và tái tuyên bố “cái gọi là thi hành án ngoại tụng” là “hành động giết người có chủ ý”:
“Tất cả Ki tô hữu và những ai có thiện chí được mời gọi đấu tranh bãi bỏ án tử dưới mọi hình thức và cải thiện điều kiện cầm tù trong khuôn khổ tôn trọng phẩm giá của những người bị tước quyền tự do. Tôi đồng hóa việc này với án tử hình. Trong Bộ luật Hình phạt của Vatiacan (the Penal Code of the Vatican,) án chung thân đã bị bãi bỏ. Bản án chung thân chính là bản án tử được che đậy.”
Đức Thánh Cha cũng chỉ trích nặng nề tất cả các hình thức phạm tội làm suy giảm phẩm giá con người. “Ngay cả trong luật hình sự cũng có những hình thức không tôn trọng phẩm giá khi luật hình sự được áp dụng”.
“Trong những thập niên vừa qua, có sự nhận thức đang tăng lên qua việc xử phạt công khai rằng không thể giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau và riêng biệt cũng giống như không thể chữa trị các chứng bệnh khác nhau với cùng một loại thuốc”.
ĐTC cho rằng sự nhận thức này đã đẩy hệ thống luật hình sự vượt ra khỏi ranh giới hình phạt, và đưa vào “lĩnh vực tự do và quyền con người” mà không thực sự hiệu quả.
“Điều kiện giam giữ tồi tệ diễn ra tại các nơi trên thế giới là nét tiêu biểu của sự vô nhân đạo, do sự kém cỏi của luật hình sự, hoặc sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Trong nhiều trường hợp, đó là hậu quả của sự chuyên quyền toàn trị hoặc vô nhân đạo của quyền lực đối với những người bị tước quyền tự do”.
Đức Thánh Cha cũng lên tiếng những gì ngài gọi là “độc ác, vô nhân đạo. Ngài so sánh sự giam cầm trong nhà tù “an toàn nhất” đã là một “hình thức tra tấn”. Tình trạng bị cách ly tại những nơi này gây ra sự đau khổ “tinh thần và thể xác” dẫn đến kết quả “khuynh hướng gia tăng vụ tự tử”. ĐTC chỉ ra rằng sự tra khảo chỉ được áp dụng như phương tiện để đạt được “sự khai nhận hoặc thông tin”:
“Có một ‘số thặng dư’ của nỗi đau tăng thêm của việc giam cầm. Tỉ dụ như sự tra tấn được sử dụng không chỉ trong các trung tâm bất hợp pháp hay trong các trại tập trung hiện đại mà còn trong các nhà tù , trong các trại cải tạo thanh thiếu niên, trong các bệnh viện tâm thần, trong các đồn công an và trong các nơi giam giữ trừng phạt khác”.
Và Đức Thánh Cha cũng nói rằng trẻ em phải được miễn các hình phạt -ít nhất trong giới hạn cho phép – người già, người bệnh, phụ nữ mang thai, người tàn tật cũng như các bậc phụ huynh nếu họ là người bảo vệ của trẻ vị thành niên hoặc người khuyết tật.
Đức Thánh Cha cũng làm nổi bật một trong những hiện tượng mà ngài luôn nhắc nhở chống lại cách mạnh mẽ: nạn buôn người là hậu quả của “vòng xoay đói nghèo” nơi hàng “tỷ người” và buộc ít nhất 45 triệu người khác phải chạy trốn.
“Dựa trên thực tế rõ ràng rằng loại tội phạm phức tạp buôn người này có sự đồng lõa, hoạt động của nhà nước. Rõ rang rằng khi nỗ lực ngăn cản và chiến đấu chống lại hiện tượng này, chúng ta chống lại loại tội phạm đến nhân vị. Điều này còn đúng hơn với những ai có trách nhiệm bảo vệ những nhân vị, trong những trường hợp đó, nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân và trước cộng đồng quốc tế”.
ĐTC dành một phần bài thuyết trình nói về tham nhũng. Theo ngài, kẻ tham nhũng chuyên chộp con “đường tắt của cơ hội” khiến hắn nghĩ rằng mình là “kẻ chiến thắng” và lăng mạ, khủng bố những ai chống đối lại hắn. Đức Thánh Cha cho rằng “tham nhũng” là “sự dữ lớn hơn cả tội lỗi”.
“Hình phạt dành cho kẻ tội phạm tham nhũng là có lựa chọn. Giống như một cái lưới chỉ bắt được những con cá nhỏ, để lọt những con cá to bơi tự do ngoài biển cả. Các hình thức tham nhũng như tội khủng bố, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, cả lĩnh vực kinh tế lẫn vấn nạn xã hội.”
Kết thúc bài phát biểu, ĐTC kêu gọi các nhà làm luật dựa trên tiêu chí “thận trọng” trong việc thi hành luật. Ngài nhận định tiêu chí này phải là nguyên tắc để phê chuẩn luật.
“Việc tôn trọng phẩm giá con người phải được mở rộng không chỉ giới hạn nơi tính chuyên quyền của Nhà nước. Tôn trọng phẩm giá con người là tiêu chí định hướng cho những hành vi khủng bố và trấn áp chống lại phẩm giá và sự toàn vẹn nhân vị”.
Pv. VRNs
Không có nhận xét nào: