Luật Sư Trần Lâm |
Phạm Đình Trọng: "Chập tối nay, 13.11.2014, liên tiếp những cuộc điện thoại từ Hà Nội gọi cho tôi báo tin chiều nay Cụ luật sư Trần Lâm, một trái tim yêu nước thương nòi, một trí tuệ sáng, một tâm hồn đẹp đã từ bỏ cõi tạm. Tôi ngồi lặng nhớ hình ảnh Cụ, nhớ những kỉ niệm với Cụ, nhớ tình cảm thương yêu Cụ dành cho tôi và bùi ngùi đọc lại bài tôi viết về Cụ năm trước. "
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra khi anh thanh niên Trịnh Đình Tráng, sau này là luật sư Trần Lâm, vừa tròn hai mươi tuổi và anh đã mang cả tri thức và nhiệt huyết của tuổi hai mươi được học hành chu đáo đi với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Với vốn tri thức khá cao còn hiếm hoi lúc đó, với lí tưởng cách mạng thuở ban đầu tinh khôi, trong sáng, với nỗ lực học hỏi, rèn luyện của bản thân, anh trở thành nhà lí luận cách mạng cộng sản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của đảng Cộng sản: Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh ủy, Hiệu trưởng trường đảng tỉnh.
Trên con đường gập ghềnh gian nan của cuộc cách mạng nhiều cam go, trắc trở giành chính quyền và cuộc chiến tranh khốc liệt giữ chính quyền, nhà cách mạng Trịnh Đình Tráng của đảng Cộng sản Việt Nam trở thành luật sư Trần Lâm đảm trách Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao của Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng với vốn tri thức, với lí tưởng cách mạng trong sáng tinh khôi, với sự mẫn cảm của một lương tâm và với kiến thức pháp luật của nhân loại đã tích lũy được, luật sư Trần Lâm đã là một trong số rất ít những người Cộng sản ở cấp cao có đủ trí tuệ và lương tâm để đau xót nhận ra rằng người dân Việt Nam đã phải đổ máu hi sinh nhiều thế hệ trong cuộc chiến đấu lâu dài giành độc lập lại phải đón nhận một thể chế mang danh dân chủ nhưng thực chất lại là một thể chế đảng trị, chuyên chính khắc nghiệt với dân, một dân tộc đã thoát khỏi thân phận nô lệ, lại bị cai trị bởi một Nhà nước mang danh của dân, do dân, vì dân nhưng thực tế lại là một Nhà nước độc tài, chỉ có dân chủ hình thức, còn thực chất dân không có cả những quyền dân chủ cơ bản, tối thiểu mà ở thân phận nô lệ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp người dân còn được hưởng.
Điềm tĩnh, ôn hòa và khúc triết, luật sư Trần Lâm đã bền bỉ lên tiếng chỉ ra sự khốn cùng của xã hội thiếu dân chủ. Trong bài Sự Thay Đổi Đã Đến Gần, trí tuệ và lương tâm Trần Lâm viết:
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra khi anh thanh niên Trịnh Đình Tráng, sau này là luật sư Trần Lâm, vừa tròn hai mươi tuổi và anh đã mang cả tri thức và nhiệt huyết của tuổi hai mươi được học hành chu đáo đi với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Với vốn tri thức khá cao còn hiếm hoi lúc đó, với lí tưởng cách mạng thuở ban đầu tinh khôi, trong sáng, với nỗ lực học hỏi, rèn luyện của bản thân, anh trở thành nhà lí luận cách mạng cộng sản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của đảng Cộng sản: Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh ủy, Hiệu trưởng trường đảng tỉnh.
Trên con đường gập ghềnh gian nan của cuộc cách mạng nhiều cam go, trắc trở giành chính quyền và cuộc chiến tranh khốc liệt giữ chính quyền, nhà cách mạng Trịnh Đình Tráng của đảng Cộng sản Việt Nam trở thành luật sư Trần Lâm đảm trách Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao của Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng với vốn tri thức, với lí tưởng cách mạng trong sáng tinh khôi, với sự mẫn cảm của một lương tâm và với kiến thức pháp luật của nhân loại đã tích lũy được, luật sư Trần Lâm đã là một trong số rất ít những người Cộng sản ở cấp cao có đủ trí tuệ và lương tâm để đau xót nhận ra rằng người dân Việt Nam đã phải đổ máu hi sinh nhiều thế hệ trong cuộc chiến đấu lâu dài giành độc lập lại phải đón nhận một thể chế mang danh dân chủ nhưng thực chất lại là một thể chế đảng trị, chuyên chính khắc nghiệt với dân, một dân tộc đã thoát khỏi thân phận nô lệ, lại bị cai trị bởi một Nhà nước mang danh của dân, do dân, vì dân nhưng thực tế lại là một Nhà nước độc tài, chỉ có dân chủ hình thức, còn thực chất dân không có cả những quyền dân chủ cơ bản, tối thiểu mà ở thân phận nô lệ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp người dân còn được hưởng.
Điềm tĩnh, ôn hòa và khúc triết, luật sư Trần Lâm đã bền bỉ lên tiếng chỉ ra sự khốn cùng của xã hội thiếu dân chủ. Trong bài Sự Thay Đổi Đã Đến Gần, trí tuệ và lương tâm Trần Lâm viết:
"Nguyên nhân sự sa sút quá đáng của văn hóa, tư tưởng có phải là kết quả sự lãnh đạo của Đảng: Mọi việc phải theo ý lãnh đạo, một hình thức toàn trị về tinh thần, tư tưởng. Nó thui chột mọi sáng tạo cá nhân. Trước đây còn lờ mờ, nay đã lộ rõ."
Chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự khốn cùng, lương tâm, trí tuệ Trần Lâm còn chỉ ra hiện trạng khốn cùng diễn ra hàng ngày trong xã hội Việt Nam hôm nay:
"Gần đây việc dùng bạo lực tràn lan: bắt bớ, giam cầm, xét xử các nhà dân chủ, với các tội gán ghép; xô xát, đàn áp giáo dân, phật tử, tu sĩ; bịt miệng, mạt sát các trí thức, bắt bớ, xét xử các nhà báo… Có nghĩa là đánh tất cả. Không hiểu nhà nước, Đảng dựa vào ai để tồn tại? Hay là như người ta nói: khi sắp tan rã thường một chính quyền tăng cường đàn áp?
Dù bị Nhà nước Đảng trị trấn áp tàn bạo nhưng lực lượng dân chủ đang phát triển mạnh mẽ và đang trẻ hóa đầy sức sống. Những luật sư, bác sĩ, kĩ sư, nhà báo . . . tuổi ba mươi, bốn mươi, những sinh viên, học sinh tuổi hai mươi đã trùng trùng có mặt trong đội ngũ nhân dân đấu tranh đòi dân chủ. Đó là điều mà những người đi trước như luật sư Trần Lâm gửi gắm, trông đợi. Nhà văn Phạm Đình Trọng
Dựa vào công an để tồn tại? Không được, vì một khi trong Bộ chính trị đang có sự chia rẽ thì Công an nghe ai? Công an thi hành các mệnh lệnh đơn lẻ thì được, nhưng đại cục, lúc có biến động lớn thì không thể tin được. Nhân dân biểu tình, ngực đeo biển “Tôi là nhân dân”, tay họ cầm hoa… Liệu những người cầm súng có chúc mũi xuống đất như ta đã thấy khi bức tường Berlin bị rỡ bỏ không?
Dựa vào Trung Quốc để tồn tại? Tôi chưa hiểu dựa như thế nào, không biết kịch bản Trung Quốc cứu sự đổ vỡ của Đảng và chính quyền Việt Nam ra sao. Tôi chỉ thấy con đường duy nhất: tồn tại trong thân phận tôi đòi cho Trung Quốc. Không thể nói là tồn tại mà phải nói là đã bán đứt linh hồn cho quỷ sứ."
Lương tâm và trí tuệ Trần Lâm cảnh báo những kẻ đã và đang rắp tâm bán linh hồn cho quỷ:
"Xét trong phạm vi thế giới, cái hoạ Trung Quốc coi như cái hoạ toàn cầu, thiên hạ đã dứt khoát như thế.
Xét trong phạm vi trong nước, nếu một lòng để Trung Quốc sai khiến thì coi như mất nước; mất một lúc cả độc lập, tự do, hạnh phúc. Có nghĩa là ta một lúc gạt bỏ lịch sử 4000 năm. Hậu quả là sẽ có biến động, bạo động, ly khai, nổi loạn ở trong nước… Đó là chắc chắn. Không cần biện luận. Đừng hòng có ai sống yên thân."
Lương tâm và trí tuệ Trần Lâm chỉ ra rằng chỉ có những kẻ vì quyền lợi ích kỉ mà tước đoạt dân chủ của nhân dân để mặc sức tham nhũng và dấm dúi bán linh hồn cho quỷ. Chỉ có dân chủ mới phát huy và tập hợp được sức mạnh dân tộc để giữ nước trước sự mưu đồ bành trướng không cần giấu diếm của Trung Quốc. Lương tâm và trí tuệ Trần Lâm tin tưởng:
"Dân chủ hoá lúc này là có thể. Người Việt Nam không bao giờ chịu làm nô lệ. Dân chủ hoá, chỉ có các quan tham phản đối vì lo sợ mất tài sản, lo bị trả thù… Một khi lòng yêu nước trỗi dậy họ chấp nhận dân chủ hoá, thế là 100% dân Việt Nam một lòng giữ nước.
Can đảm chấp nhận dân chủ hoá là con đường duy nhất. Có bàn cãi chăng chỉ là ở điểm: chuyển đổi như thế nào."
Với lương tâm và trí tuệ đó, luật sư Trần Lâm đã đứng trước tòa bảo vệ những chiến sĩ dân chủ dũng cảm như Vi Đức Hồi, như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, trong những phiên tòa phản dân chủ, chống nhân dân của Nhà nước chuyên chính đảng trị. Nhiều năm ngồi ghế quan tòa ở tòa án của Nhà nước cộng sản thời Nhà nước đó và nhân dân còn chung một mục tiêu độc lập dân tộc, tòa án còn có sự công minh của pháp luật, còn có sự nhân đạo của lương tâm, tòa án luôn mở lòng bao dung với những người "chạy lại". Nhiều năm làm việc ở tòa án của Nhà nước cộng sản, luật sư Trần Lâm hiểu rất rõ sự hà khắc, man rợ của nhà tù cộng sản, nơi người tù trở thành loài vật. Quí trọng lớp người kế tiếp, quí trọng vốn quí của lực lượng dân chủ, bào chữa cho những chiến sĩ dân chủ phải đứng trước tòa án của Nhà nước đảng trị, không đẩy vốn quí của lực lượng dân chủ ra đối đầu với công cụ của Nhà nước đảng trị, luật sư Trần Lâm thường bảo vệ lực lượng dân chủ theo hướng xin giảm tội để được giảm án.
Phạm Đình Trọng và LS Trần Lâm |
Nhận thức được thể chế đảng trị đang nô dịch nhân dân, luật sư Trần Lâm lại không ý thức được rằng một Nhà nước đã vận hành cả bộ máy công cụ nhà nước khổng lồ ra trấn áp dân chủ là Nhà nước đó đã đối lập hoàn toàn với dân và tòa án của nhà nước đó cũng không còn sự công minh của pháp luật, không còn nhân đạo của lương tâm, tòa án đó chỉ là màn diễn của thủ tục pháp lí để công bố bản án đã được bề trên phán quyết! Ở tuổi ngoài bảy mươi khi đứng trước tòa bảo vệ những chiến sĩ dân chủ, luật sư Trần Lâm cũng không hiểu được rằng tuổi trẻ ngày nay dấn thân cho lí tưởng dân chủ cũng như tuổi trẻ ngày nào dấn thân cho lí tưởng độc lập dân tộc, họ sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh bảo vệ lí tưởng mà họ dấn thân.
Dù sao trong những phiên tòa chỉ có đám quan tòa công cụ bất lương và bầy cảnh sát hung bạo vô cảm thì hình ảnh vị luật sư già Trần Lâm mang công lí và lương tâm ra gỡ tội cho những chiến sĩ dân chủ trẻ tuổi cũng là hình ảnh đáng nhớ của một thời lịch sử đau buồn.
Đáng nhớ hơn nữa là hình ảnh luật sư Trần Lâm thay mặt nhân dân Việt Nam đang bền bỉ đấu tranh giành dân chủ, hùng hồn và thống thiết đọc lời đưa tiễn người chiến sĩ đi đầu trong cuộc đấu tranh cho dân chủ của nhân dân Việt Nam, cụ Hoàng Minh Chính.
Tập san Tổ Quốc, một tập san trí tuệ, chững chạc nhất trong những ấn phẩm nói tiếng nói dân chủ vì thế tập san đã có mặt trong đời sống chính trị đất nước cả chục năm, thời gian ra tập san rút ngắn lại, từ không định kì đến định kì nửa tháng một số, số lượng phát hành ngày càng lớn và rộng rãi. Hàng ngàn file Tổ Quốc được gửi tới từng địa chỉ email. Hơn 300 ấn phẩm giấy được chuyển tới tận tay những người đang chờ đợi. Nhưng đến đầu năm 2011 tập san ra đến số 95 thì gặp trở ngại lớn. Sau tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đến nhà giáo Nguyễn Thượng Long đảm nhiệm việc tổ chức bài vở đã bị công an liên tục truy bức không thể tiếp tục công việc. Người ở trong nước bị truy bức phải chuyển cho người ở nước ngoài tổ chức bài thì tập san sẽ mất đi sức nóng và hơi thở của cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, Cụ Trần Lâm ở tuổi 86 và đã bị tai biến mạch máu não một lần liền gánh vác công việc nặng nề của người tổ chức bài cho Tổ Quốc. Cụ bảo sẽ cố làm đến số 100 đưa Tổ Quốc vượt qua đận gian nan này rồi giao lại cho người khác và cụ đã làm được điều cụ tự hứa với lòng mình. Đến nay Tổ Quốc đã phát hành đến số 191 thì trái tim yêu nước thương nòi Trần Lâm, trái tim tha thiết với cuộc sống dân chủ của đất nước đã ngừng đập.
Mùa hè nóng bỏng năm 2013, một chiều cuối tháng năm nắng lửa và gió lào đốt cháy dải đất miền Trung, tôi tìm đến bệnh viện Phục hồi chức năng ở đường Trường Sa thành phố Đà Nẵng thăm luật sư Trần Lâm. Vững vàng đi qua mọi biến động, mọi trắc trở của cách mạng, vững vàng đi qua mọi bom đạn khốc liệt của chiến tranh, vững vàng đi qua mọi cạm bẫy, cám dỗ, mọi đe dọa, mọi giả dối, lừa mị của thể chế chính trị không còn vì dân nhưng cái tuổi xấp xỉ chín mươi và căn bệnh tim mạch đã đánh gục cơ thể cao gần một mét tám mươi của luật sư Trần Lâm.
Tôi biết và gặp luật sư Trần Lâm khi Cụ đã ở tuổi ngoài tám mươi. Cụ không biết sử dụng internet nhưng đọc những bài viết của tôi được in ra từ các trang mạng internet, Cụ coi tôi như người bạn nhỏ chia sẻ được với cụ nỗi niềm đầy vơi.
Con gái người anh trai mà Cụ nuôi từ tấm bé nay làm ăn khá giả dành cho Cụ ở căn hộ rộng trên tầng mười tòa nhà cao tầng khu đô thị Văn Quán gần Hà Đông. Cụ gọi điện bảo tôi khi nào tôi về Hà Nội cứ đến ở với Cụ. Cụ hẹn tôi bố trí đi Hải Phòng với Cụ, Cụ sẽ đưa tôi đến nghỉ trong ngôi nhà ở bãi biển đẹp Đồ Sơn, Hải Phòng, ngôi nhà Cụ mua đã lâu nhưng thường xuyên khóa cửa và nhờ hàng xóm là nhà văn Đoàn Lê trông nom. Cụ hẹn tôi nhiều lần, đến lúc Cụ bán ngôi nhà ở Đồ Sơn, tôi vẫn chưa có dịp đi Hải Phòng với Cụ. Đến cuối năm 2011, tôi mới được đi với cụ về làng Thạch Bình, Nho Quan, Ninh Bình quê Cụ. Cụ dẫn tôi về mảnh đất rộng có vườn, có ruộng, có ao Cụ mới mua và mới xây ngôi nhà nhỏ. Cụ dẫn tôi đến ngôi nhà cũ đầy đủ tiện nghi nhưng không có ai ở, cửa khóa im ỉm, gần thị trấn Nho Quan, nơi đặt bàn thờ những người thân yêu của Cụ đã khuất. Ở quê mấy ngày Cụ lại ngồi xe ôm ra thị trấn Nho Quan đón xe đò về Hà Nội. Cụ hẹn mùa hè năm 2012 sẽ đón tôi đến tắm biển Đà Nẵng rồi Cụ đi ô tô vào Đà Nẵng với con gái.
Mùa hè năm 2012, tôi liên tục nhận được phone của cụ hỏi khi nào đi Đà Nẵng. Cụ bảo tôi chỉ cần lo vé máy bay Sài Gòn – Đà Nẵng còn việc ăn, ở, vé máy bay trở về Sài Gòn, tôi không phải lo. Cụ dặn đến sân bay Đà Nẵng thì phone cho Cụ, Cụ sẽ cho ô tô ra đón. Cụ thông báo con gái cụ đã xây xong khách sạn và cô con gái giỏi giang đó đã mua cho cụ căn hộ, Cụ dành cho tôi một phòng trong căn hộ đó. Nhưng mùa hè cụ Trần Lâm chờ đón tôi thì tôi lại chần chừ chưa đến Đà Nẵng được với Cụ. Mùa hè qua đi, tôi phone cho Cụ thì không thể liên lac với Cụ được nữa. Lần nào gọi cũng "hướng cuộc gọi tạm thời gián đoạn”. Gọi đi nhiều hướng khác hỏi về Cụ tôi mới được biết Cụ bị đột quị, tai biến mạch máu não lần thứ hai.
Phải đến thăm Cụ Trần Lâm! Tôi tự hứa với lòng mình nhưng mãi tháng năm nóng bỏng năm 2013 này tôi mới đến được với Cụ thì Cụ không còn nói được nữa, Cụ không còn tự ngồi dậy được nữa. Cục máu đông chèn nghẽn mạch máu làm cho một bên chân Cụ phải tháo khớp đến đầu gối. Tôi xưng tên và gọi mãi, Cụ mới cố hé mắt nhưng đôi mắt đục mờ không định được hướng nhìn rồi mi mắt già nua lại sập ngay xuống và nước mắt ứa ra.
Dù bị Nhà nước Đảng trị trấn áp tàn bạo nhưng lực lượng dân chủ đang phát triển mạnh mẽ và đang trẻ hóa đầy sức sống. Những luật sư, bác sĩ, kĩ sư, nhà báo . . . tuổi ba mươi, bốn mươi, những sinh viên, học sinh tuổi hai mươi đã trùng trùng có mặt trong đội ngũ nhân dân đấu tranh đòi dân chủ. Đó là điều mà những người đi trước như luật sư Trần Lâm gửi gắm, trông đợi. Nhìn cụ Trần Lâm, tôi nhớ đến các bậc tiền bối khả kính Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính, . . . Cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước mà các Cụ đi đầu và dấn thân đã có lớp lớp những người trẻ bước tiếp. Xin các Cụ cứ thanh thản.
Không có nhận xét nào: