Bùi Tín: Theo dõi cuộc họp cuối năm của Quốc hội trong ngôi nhà mới, đang ngán ngẩm nghe các ông nghị đối xử thô bạo với nhau, bảo nhau là “ngu”, “thậm ngu”, có ông chửi cả ngành luật sư, rằng họ chỉ “bênh vực người có tiền”, bị dọa đưa ra tòa án để kiện…thì vang lên một tiếng nói hiếm hoi, ngay thẳng và sâu sắc.
Trước hết xin hãy nghe nội dung của lời phát biểu quý hiếm này trong phiên họp 1/11.
Trước hết vị đại biểu này cho rằng cái cần thay đổi trước hết hiện nay là đổi mới mô hình kinh tế; cái mô hình hiện nay - kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - là bế tắc.
Trong cuộc họp Quốc hội lần trước chính ông đã có nhận định độc đáo, làm cả phòng họp ngỡ ngàng một lúc lâu, rằng: Chúng ta cứ bảo nhau đi tìm cái định hướng XHCN xem nó ra sao, tất cả chỉ mất công vô ích, vì nó có đâu mà tìm! Cả Quốc hội lặng đi trước một sự thật, nhưng sau đó không có gì thay đổi cả. Sức ỳ của tập thể tự nhận có quyền lãnh đạo đất nước xem ra không gì có thể lung lay. Nay ông lại nhắc lại và có ý kiến thêm rằng, thay mô hình chưa đủ, còn phải thay đổi cả thiết chế chính trị, nghĩa là “thay đổi thể chế”. Ai cũng hiểu tuy chưa nói thật rõ, đây là điều Bộ Chính trị đã khoanh vùng, gọi là vùng cấm, không đảng viên nào được nghĩ đến, nói đến, vì thể chế hiện nay là thể chế độc đảng, là thể chế chuyên chính vô sản, chế độ chính trị hiện nay là chế độ đảng trị, đảng thống nhất nắm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn nghiêm cấm quyền thứ tư là Tự do ngôn luận, đặt Cương lĩnh đảng lên trên Hiến pháp.
Lần này ông nói rõ rằng “chất lượng phát triển, động lực phát triển có vấn đề” và “nguy cơ tụt hậu rất nghiêm trọng”. Theo ông thì dù cho có phát triển đều đặn đạt 8 hay 9% một năm thì 40 năm nữa ta mới bằng Nam TriềuTiên hiện nay. Không thay tư duy, trí tuệ, thay thể chế thì bế tắc.
Có thể nói vị đại biểu Quốc hội này đã suy nghĩ kỹ và có tư duy chính trị thông nhất với các kiến nghị và thư ngỏ của đông đảo trí thức, đảng viên CS về xây dựng Hiến pháp mới, về bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước, về tôn trọng nhân quyền và quyền công dân, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản là từ bỏ việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, từ bỏ chủ nghĩa CS đã bị cả thế giới lên án là tội ác chống nhân loại, thật lòng xây dựng nền dân chủ pháp trị hiện đại.
Vẫn chưa hết, vị đại biểu này cuối cùng làm cả phòng họp sửng sốt khi ông lập luận rằng tài nguyên quốc gia quý nhất không phải là tài nguyên vật chất (như đất đai, khoáng sản, thủy hải sản, tiền bạc ngân sách, nguồn FDI và ODA) mà là tài nguyên con người, là trí tuệ, là bộ máy lãnh đạo, tổ chức gọn nhẹ, trong sạch, có tài năng, là việc tìm kiếm, phát hiện và tuyển mộ nhân tài, cán bộ thật sự có năng lực ở mọi cấp.
Nhiều nhà báo có mặt ghi nhận rằng cả hội trường đã lặng đi đến 20 phút, nghĩa là lâu, lâu lắm, sau cú điểm huyệt táo bạo và tâm huyết này của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, ủy viên Trung ương đảng CS, có thể nói là “bộ trưởng tay hòm chìa khóa của chính phủ”, có điều kiện nắm vững không ai bằng tình hình phát triển của đất nước.
Rất đáng tiếc là lãnh đạo Quốc hội đã không đi sâu thảo luận nội dung phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Đây là lời phát biểu hay nhất, súc tích nhất, có giá trị thiết thực nhất, mới mẻ xứng đáng với ngôi nhà hoành tráng mới của Quốc hội. Đây cũng là lời phát biểu hợp lòng dân, có trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của một trí thức của thời đại, tư duy mới mẻ, không ngại mất lòng lãnh đạo, không ngại có thể bị mất ghế, thậm chí bị chỉ định đi học bổ túc một khóa ở học viện chính trị mang tên Mác - Lênin và Hồ Chí Minh.
Báo chí lề phải nói chung bỏ qua lời phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Nhưng Google và Saigonbao.com dành cho lời phát biểu này giá trị xứng đáng, trích và bình luận mở rộng.
Trước hết xin hãy nghe nội dung của lời phát biểu quý hiếm này trong phiên họp 1/11.
Trước hết vị đại biểu này cho rằng cái cần thay đổi trước hết hiện nay là đổi mới mô hình kinh tế; cái mô hình hiện nay - kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - là bế tắc.
Trong cuộc họp Quốc hội lần trước chính ông đã có nhận định độc đáo, làm cả phòng họp ngỡ ngàng một lúc lâu, rằng: Chúng ta cứ bảo nhau đi tìm cái định hướng XHCN xem nó ra sao, tất cả chỉ mất công vô ích, vì nó có đâu mà tìm! Cả Quốc hội lặng đi trước một sự thật, nhưng sau đó không có gì thay đổi cả. Sức ỳ của tập thể tự nhận có quyền lãnh đạo đất nước xem ra không gì có thể lung lay. Nay ông lại nhắc lại và có ý kiến thêm rằng, thay mô hình chưa đủ, còn phải thay đổi cả thiết chế chính trị, nghĩa là “thay đổi thể chế”. Ai cũng hiểu tuy chưa nói thật rõ, đây là điều Bộ Chính trị đã khoanh vùng, gọi là vùng cấm, không đảng viên nào được nghĩ đến, nói đến, vì thể chế hiện nay là thể chế độc đảng, là thể chế chuyên chính vô sản, chế độ chính trị hiện nay là chế độ đảng trị, đảng thống nhất nắm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn nghiêm cấm quyền thứ tư là Tự do ngôn luận, đặt Cương lĩnh đảng lên trên Hiến pháp.
Lần này ông nói rõ rằng “chất lượng phát triển, động lực phát triển có vấn đề” và “nguy cơ tụt hậu rất nghiêm trọng”. Theo ông thì dù cho có phát triển đều đặn đạt 8 hay 9% một năm thì 40 năm nữa ta mới bằng Nam TriềuTiên hiện nay. Không thay tư duy, trí tuệ, thay thể chế thì bế tắc.
Có thể nói vị đại biểu Quốc hội này đã suy nghĩ kỹ và có tư duy chính trị thông nhất với các kiến nghị và thư ngỏ của đông đảo trí thức, đảng viên CS về xây dựng Hiến pháp mới, về bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước, về tôn trọng nhân quyền và quyền công dân, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản là từ bỏ việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, từ bỏ chủ nghĩa CS đã bị cả thế giới lên án là tội ác chống nhân loại, thật lòng xây dựng nền dân chủ pháp trị hiện đại.
Vẫn chưa hết, vị đại biểu này cuối cùng làm cả phòng họp sửng sốt khi ông lập luận rằng tài nguyên quốc gia quý nhất không phải là tài nguyên vật chất (như đất đai, khoáng sản, thủy hải sản, tiền bạc ngân sách, nguồn FDI và ODA) mà là tài nguyên con người, là trí tuệ, là bộ máy lãnh đạo, tổ chức gọn nhẹ, trong sạch, có tài năng, là việc tìm kiếm, phát hiện và tuyển mộ nhân tài, cán bộ thật sự có năng lực ở mọi cấp.
Nhiều nhà báo có mặt ghi nhận rằng cả hội trường đã lặng đi đến 20 phút, nghĩa là lâu, lâu lắm, sau cú điểm huyệt táo bạo và tâm huyết này của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, ủy viên Trung ương đảng CS, có thể nói là “bộ trưởng tay hòm chìa khóa của chính phủ”, có điều kiện nắm vững không ai bằng tình hình phát triển của đất nước.
Rất đáng tiếc là lãnh đạo Quốc hội đã không đi sâu thảo luận nội dung phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Đây là lời phát biểu hay nhất, súc tích nhất, có giá trị thiết thực nhất, mới mẻ xứng đáng với ngôi nhà hoành tráng mới của Quốc hội. Đây cũng là lời phát biểu hợp lòng dân, có trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của một trí thức của thời đại, tư duy mới mẻ, không ngại mất lòng lãnh đạo, không ngại có thể bị mất ghế, thậm chí bị chỉ định đi học bổ túc một khóa ở học viện chính trị mang tên Mác - Lênin và Hồ Chí Minh.
Báo chí lề phải nói chung bỏ qua lời phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Nhưng Google và Saigonbao.com dành cho lời phát biểu này giá trị xứng đáng, trích và bình luận mở rộng.
Không có nhận xét nào: