Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang anh Ba Sàm Files photos |
Hải Ninh, RFA - 12.11.2014: Blogger, nhà báo Đoan Trang cùng với một số blogger ở Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch vận động quốc tế nhằm yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Hải Ninh phỏng vấn blogger/nhà báo Đoan Trang về cuộc vận động này.
Hải Ninh: Xin chị cho biết kế hoạch vận động cho anh Ba Sàm có tiến trình như thế nào?
Blogger Đoan Trang: Chúng tôi gồm nhiều blogger trong nước, tôi và vợ anh Ba Sàm, chị Lê Thị Minh Hà, xác định sẽ tiến hành một chiến dịch vận động quốc tế cho anh Ba Sàm và không chỉ anh Ba Sàm mà là cho những blogger như anh Ba Sàm. Chiến dịch này dự định có hai mảng chính. Mảng thứ nhất là làm truyền thông thật mạnh mẽ về vụ án Ba Sàm, qua đó để thực hiện việc khai dân trí, nâng cao nhận thức của người dân dân Việt Nam về luật pháp và nhân quyền. Mảng thứ hai là vận động quốc tế, tức là đi gặp gỡ chính phủ các nước ủng hộ dân chủ cho Việt Nam, cũng như các đại sứ quán hoặc các tổ chức quốc tế về nhân quyền.
Chúng tôi xin nhấn mạnh là cuộc vận động quốc tế này gồm hai mảng, mảng thứ nhất là mảng làm truyền thông và mảng thứ hai là vận động quốc tế. Mảng truyền thông chúng tôi xác định là mảng chính bởi vì cái tinh thần của trang web Ba Sàm trước giờ là khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh, hướng tới khai dân trí để phá vòng nô lệ. Tức là dân chủ hoá cho Việt Nam từ con đường khai dân trí, nâng cao nhận thức cho người dân. Cho nên là qua cái việc vận động cho anh Ba Sàm, chúng tôi cố gắng cho người dân cho nước, các blogger, người dân bình thường hiểu thêm về luật pháp về nhân quyền, về sự vênh nhau giữa luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế về nhân quyền, hay là chính quyền Việt Nam đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn, chuẩn mực của thế giới về nhân quyền như thế nào, tức là bằng mọi cách để nâng cao nhận thức của người dân.
Hải Ninh: Đã và sẽ có rất nhiều nhà tranh đấu bị bắt như blogger Ba Sàm, tại sao nhóm lại vận động cho blogger này? Trường hợp của blogger Ba Sàm có gì đặc biệt?
Blogger Đoan Trang: Khi chúng tôi thực hiện vận động quốc tế này, chúng tôi cũng hiểu rằng có thể một số các blogger trong nước sẽ đặt câu hỏi lại tại sao lại chỉ vận động cho anh Ba Sàm mà không phải cho người khác hoặc là liệu chúng tôi có quên người khác khi đi vận động hay không. Bởi vì tính từ năm 2010 đến nay, ước tính có đến hơn trăm blogger tù nhân lương tâm bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà. Cho nên là nếu đứng về quan điểm nhân quyền mà nói thì tất cả các blogger, những tù nhân đó đều xứng đáng được sự quan tâm của cộng đồng, được xứng đáng được trả tự do vì họ không có tội.
Nhưng tại sao chúng tôi chọn Ba Sàm? Bởi vì chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi không đấu tranh cho chỉ riêng một mình anh Ba Sàm. Chúng tôi muốn qua việc này để nói lên sự bất cập của luật pháp Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Sở dĩ chúng tôi chọn vụ này vì việc bắt anh Ba Sàm sai rất nhiều. Cơ quan an ninh VN sai từ đầu đến cuối, có dấu hiệu cho thấy họ sai từ tiến trình tố tụng trở đi. Họ sai tất cả các điều khoản gọi là các tiêu chuẩn về nhân quyền.
Ví dụ người bị bắt được quyền tiếp xúc với thân nhân chẳng hạn, hoặc quyền được tiếp cận với thông tin cũng không có. Quyền được tiếp cận luật sư mà không bị nghe trộm là không có. Luật sư gặp anh Ba Sàm hay các người bị bắt luôn có công an kè kè đó, nghe và quản chặt. Như thế là không đảm bảo quyền được gặp luật sư. Và còn sai nhiều nữa. Chưa nói là hành dộng bắt vì điều 258 đã là sai rồi bời vì cái điều 258 không đảm bảo tính chất hợp lý. Trong luật pháp quốc tế cũng như trong các tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế, nó có một yêu cầu là cái điều khoản bắt giữ người ta phải có tính hợp lý. Không thể bắt giữ người nào vì một điều khoản rất là mơ hồ như vậy được. Họ đã sai ngay trong hành động bắt, chưa kể đến thủ tục tố tụng trước, trong và sau khi bắt nữa. Chúng tôi chọn trưởng hợp anh Ba Sàm vì nó điển hình.
Hải Ninh: Nhóm vận động này gồm những ai?
Blogger Đoan Trang: Các blogger trong nước, trong đó có những người có những bài từng đăng trên trang Ba Sàm. Thực sự mà nói thì rất nhiều blogger trong nước, bao gồm cả tôi, mang ơn trang web anh Ba Sàm, trang web Thông Tấn Xã Vỉa Hè. Thực sự là từ khi trang web thành lập đến nay vào năm 2007, nó đã làm rất nhiêu trong việc nâng cao nhận thức, cho nỗ lực dân chủ hoá Việt Nam. Cho nên, chúng tôi ở đây là các blogger và tôi đang ở ngoài này, bạn bè của anh Ba Sàm, rất nhiều.
Hải Ninh: Vậy ngoài các blogger, độc giả của trang blog anhbasam có ý kiến gì không?
Blogger Đoan Trang: Cái hay của trang blog của anh Ba Sàm là anh đã tạo được một cộng đồng gần như một gia đình trên blog của anh ấy. Từ khi anh chưa bị bắt thì trang web của anh ấy liên tục bị tấn công. Rất nhiều đợt tấn công đã xoá bỏ dữ liệu luôn, đóng cả trang luôn. Mỗi lần như vậy bà con độc giả lo lắng lắm. Họ mong chờ anh, họ làm thơ về anh rằng bao giờ anh trở lại, chúng đánh anh chết rồi. Mọi người rất quan tâm. Các quý vị cũng có thể hình dung được là sau khi anh bà sàm bị bắt thì nó gây làn sóng cảm xúc nó như thế nào ở rtong cộng đồng blogger việt Nam. Người ta phẫn nộ, người ta lo lắng mà thực sự là cũng có nỗi sợ. Người ta sợ rằng bắt quá dễ, mà bắt chỉ vì việc đã post bài lên mạng hoặc là chỉ vì đã làm chủ cái blog nổi tiếng như vậy mà cũng bắt được. Thế thì chúng ta đều là các tù nhân dự khuyết cả.
Hải Ninh: Theo chị, kết quả của cuộc vận động này sẽ là thế nào?
Blogger Đoan Trang: Tại vì chúng tôi đã xác định rằng cuộc vận động này sẽ bao gồm hai mảng, một mảng truyền thông và mảng thứ hai mới là vận động quốc tế, khó có thể đánh giá được kết quả. Vì mảng truyền thông, kết quả phải đạt được là làm sao là nâng cao nhận thức cho càng nhiều ngươi càng tốt để họ hiểu được về vấn đề nhân quyền. Nhiều khi tôi chỉ hy vọng là bài viết đó đạt được nhiều người đọc đã là thành công rồi.
Còn mảng thứ hai là đi vận động quốc tế, các tổ chức nước ngoài thì tôi thấy kết quả là họ rất quan tâm. Vì thực sự chính phủ quốc tế ủng hộ dân chủ cho Việt Nam, họ rất quan tới một người bị bắt chỉ vì bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà. Họ còn biết những nét khác của anh Ba Sàm là anh rất hài hước và họ biết là sự hài hước là điều chính phủ cộng sản nào cũng ghét. Cho nên họ cũng quan tâm và quý mến trường hợp của anh Ba Sàm.
Hải Ninh: Xin cảm ơn chị đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Hải Ninh: Xin chị cho biết kế hoạch vận động cho anh Ba Sàm có tiến trình như thế nào?
Blogger Đoan Trang: Chúng tôi gồm nhiều blogger trong nước, tôi và vợ anh Ba Sàm, chị Lê Thị Minh Hà, xác định sẽ tiến hành một chiến dịch vận động quốc tế cho anh Ba Sàm và không chỉ anh Ba Sàm mà là cho những blogger như anh Ba Sàm. Chiến dịch này dự định có hai mảng chính. Mảng thứ nhất là làm truyền thông thật mạnh mẽ về vụ án Ba Sàm, qua đó để thực hiện việc khai dân trí, nâng cao nhận thức của người dân dân Việt Nam về luật pháp và nhân quyền. Mảng thứ hai là vận động quốc tế, tức là đi gặp gỡ chính phủ các nước ủng hộ dân chủ cho Việt Nam, cũng như các đại sứ quán hoặc các tổ chức quốc tế về nhân quyền.
Chúng tôi xin nhấn mạnh là cuộc vận động quốc tế này gồm hai mảng, mảng thứ nhất là mảng làm truyền thông và mảng thứ hai là vận động quốc tế. Mảng truyền thông chúng tôi xác định là mảng chính bởi vì cái tinh thần của trang web Ba Sàm trước giờ là khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh, hướng tới khai dân trí để phá vòng nô lệ. Tức là dân chủ hoá cho Việt Nam từ con đường khai dân trí, nâng cao nhận thức cho người dân. Cho nên là qua cái việc vận động cho anh Ba Sàm, chúng tôi cố gắng cho người dân cho nước, các blogger, người dân bình thường hiểu thêm về luật pháp về nhân quyền, về sự vênh nhau giữa luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế về nhân quyền, hay là chính quyền Việt Nam đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn, chuẩn mực của thế giới về nhân quyền như thế nào, tức là bằng mọi cách để nâng cao nhận thức của người dân.
Hải Ninh: Đã và sẽ có rất nhiều nhà tranh đấu bị bắt như blogger Ba Sàm, tại sao nhóm lại vận động cho blogger này? Trường hợp của blogger Ba Sàm có gì đặc biệt?
Blogger Đoan Trang: Khi chúng tôi thực hiện vận động quốc tế này, chúng tôi cũng hiểu rằng có thể một số các blogger trong nước sẽ đặt câu hỏi lại tại sao lại chỉ vận động cho anh Ba Sàm mà không phải cho người khác hoặc là liệu chúng tôi có quên người khác khi đi vận động hay không. Bởi vì tính từ năm 2010 đến nay, ước tính có đến hơn trăm blogger tù nhân lương tâm bày tỏ chính kiến một cách ôn hoà. Cho nên là nếu đứng về quan điểm nhân quyền mà nói thì tất cả các blogger, những tù nhân đó đều xứng đáng được sự quan tâm của cộng đồng, được xứng đáng được trả tự do vì họ không có tội.
Nhưng tại sao chúng tôi chọn Ba Sàm? Bởi vì chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi không đấu tranh cho chỉ riêng một mình anh Ba Sàm. Chúng tôi muốn qua việc này để nói lên sự bất cập của luật pháp Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Sở dĩ chúng tôi chọn vụ này vì việc bắt anh Ba Sàm sai rất nhiều. Cơ quan an ninh VN sai từ đầu đến cuối, có dấu hiệu cho thấy họ sai từ tiến trình tố tụng trở đi. Họ sai tất cả các điều khoản gọi là các tiêu chuẩn về nhân quyền.
Ví dụ người bị bắt được quyền tiếp xúc với thân nhân chẳng hạn, hoặc quyền được tiếp cận với thông tin cũng không có. Quyền được tiếp cận luật sư mà không bị nghe trộm là không có. Luật sư gặp anh Ba Sàm hay các người bị bắt luôn có công an kè kè đó, nghe và quản chặt. Như thế là không đảm bảo quyền được gặp luật sư. Và còn sai nhiều nữa. Chưa nói là hành dộng bắt vì điều 258 đã là sai rồi bời vì cái điều 258 không đảm bảo tính chất hợp lý. Trong luật pháp quốc tế cũng như trong các tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế, nó có một yêu cầu là cái điều khoản bắt giữ người ta phải có tính hợp lý. Không thể bắt giữ người nào vì một điều khoản rất là mơ hồ như vậy được. Họ đã sai ngay trong hành động bắt, chưa kể đến thủ tục tố tụng trước, trong và sau khi bắt nữa. Chúng tôi chọn trưởng hợp anh Ba Sàm vì nó điển hình.
Hải Ninh: Nhóm vận động này gồm những ai?
Blogger Đoan Trang: Các blogger trong nước, trong đó có những người có những bài từng đăng trên trang Ba Sàm. Thực sự mà nói thì rất nhiều blogger trong nước, bao gồm cả tôi, mang ơn trang web anh Ba Sàm, trang web Thông Tấn Xã Vỉa Hè. Thực sự là từ khi trang web thành lập đến nay vào năm 2007, nó đã làm rất nhiêu trong việc nâng cao nhận thức, cho nỗ lực dân chủ hoá Việt Nam. Cho nên, chúng tôi ở đây là các blogger và tôi đang ở ngoài này, bạn bè của anh Ba Sàm, rất nhiều.
Hải Ninh: Vậy ngoài các blogger, độc giả của trang blog anhbasam có ý kiến gì không?
Blogger Đoan Trang: Cái hay của trang blog của anh Ba Sàm là anh đã tạo được một cộng đồng gần như một gia đình trên blog của anh ấy. Từ khi anh chưa bị bắt thì trang web của anh ấy liên tục bị tấn công. Rất nhiều đợt tấn công đã xoá bỏ dữ liệu luôn, đóng cả trang luôn. Mỗi lần như vậy bà con độc giả lo lắng lắm. Họ mong chờ anh, họ làm thơ về anh rằng bao giờ anh trở lại, chúng đánh anh chết rồi. Mọi người rất quan tâm. Các quý vị cũng có thể hình dung được là sau khi anh bà sàm bị bắt thì nó gây làn sóng cảm xúc nó như thế nào ở rtong cộng đồng blogger việt Nam. Người ta phẫn nộ, người ta lo lắng mà thực sự là cũng có nỗi sợ. Người ta sợ rằng bắt quá dễ, mà bắt chỉ vì việc đã post bài lên mạng hoặc là chỉ vì đã làm chủ cái blog nổi tiếng như vậy mà cũng bắt được. Thế thì chúng ta đều là các tù nhân dự khuyết cả.
Hải Ninh: Theo chị, kết quả của cuộc vận động này sẽ là thế nào?
Blogger Đoan Trang: Tại vì chúng tôi đã xác định rằng cuộc vận động này sẽ bao gồm hai mảng, một mảng truyền thông và mảng thứ hai mới là vận động quốc tế, khó có thể đánh giá được kết quả. Vì mảng truyền thông, kết quả phải đạt được là làm sao là nâng cao nhận thức cho càng nhiều ngươi càng tốt để họ hiểu được về vấn đề nhân quyền. Nhiều khi tôi chỉ hy vọng là bài viết đó đạt được nhiều người đọc đã là thành công rồi.
Còn mảng thứ hai là đi vận động quốc tế, các tổ chức nước ngoài thì tôi thấy kết quả là họ rất quan tâm. Vì thực sự chính phủ quốc tế ủng hộ dân chủ cho Việt Nam, họ rất quan tới một người bị bắt chỉ vì bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà. Họ còn biết những nét khác của anh Ba Sàm là anh rất hài hước và họ biết là sự hài hước là điều chính phủ cộng sản nào cũng ghét. Cho nên họ cũng quan tâm và quý mến trường hợp của anh Ba Sàm.
Hải Ninh: Xin cảm ơn chị đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Không có nhận xét nào: