Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ trang blog Quê Choa có tiếng tăm, đã bị khám nhà sáng ngày 6/12/2014 và bắt đưa đi lúc 2g chiều cùng ngày tại Sài Gòn.
Nhằm cổ xúy cho khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” nhà văn Nguyễn Quang Lập đã không ngừng mở rộng đưa tin các vấn đề bất cập của xã hội, bao gồm cả các vấn đề ngược lại với quan điểm nhà nước. Sự bổ túc nguồn tin độc lập và đa chiều này đã đưa trang blog Quê Choa đạt 100 triệu lượt đọc vào tháng 6 vừa qua.
Tính đến hôm nay trong năm, chính quyền VN đã đàn áp 3 trang blog có ảnh hưởng trong nước, đó là trang Anh Ba Sàm – ngày 5/5, Người Lót Gạch – ngày 28/11 và Quê Choa – ngày 6/12/2014. Điều luật 258 đang trở thành phương tiện pháp lý chính để chính quyền bóp nghẹt tiếng nói phản biện từ giới trí thức trong nước.
Nền kinh tế đất nước vốn kém hiệu quả, tốc độ phát triển bị chậm, các vụ bắt bớ giới bất đồng chính kiến chỉ làm trì trệ thêm sự hội nhập của đất nước mà các nhóm lợi ích trong ĐCS đang hưởng lợi.
Phản biện là một hình thức đóng góp vào quá trình làm thay đổi chính sách, hành động theo hướng tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Đây cũng là quyền tự do bày tỏ ôn hòa những chính kiến của người dân mà chính quyền VN phải tuyệt đối tôn trọng. Duy trì và áp dụng Điều 258 là xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của người dân VN.
Nguy cơ bắt các chủ trang blog phổ biến khác trong thời gian sắp tới là rất có thể xảy ra. Hội CTNLTVN cực lực lên án gia tăng đàn áp tự do ngôn luận bằng điều luật 258.
Quyền được bày tỏ chính kiến ôn hòa là quyền cơ bản của con người. Tiếng nói phản biện là tiếng nói của lương tâm.
Hãy xóa bỏ Điều 258 ra khỏi bộ luật hình sự
Hãy thả tất cả những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ vì Điều 258, gồmTrương Duy Nhất, Anh Ba Sàm, Nguyễn Thị Minh Thúy, Hồng Lê Thọvà nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Việt Nam, ngày 7/12/2014
Thường trực BĐH Hội CTNLTVN
Nhằm cổ xúy cho khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” nhà văn Nguyễn Quang Lập đã không ngừng mở rộng đưa tin các vấn đề bất cập của xã hội, bao gồm cả các vấn đề ngược lại với quan điểm nhà nước. Sự bổ túc nguồn tin độc lập và đa chiều này đã đưa trang blog Quê Choa đạt 100 triệu lượt đọc vào tháng 6 vừa qua.
Tính đến hôm nay trong năm, chính quyền VN đã đàn áp 3 trang blog có ảnh hưởng trong nước, đó là trang Anh Ba Sàm – ngày 5/5, Người Lót Gạch – ngày 28/11 và Quê Choa – ngày 6/12/2014. Điều luật 258 đang trở thành phương tiện pháp lý chính để chính quyền bóp nghẹt tiếng nói phản biện từ giới trí thức trong nước.
Nền kinh tế đất nước vốn kém hiệu quả, tốc độ phát triển bị chậm, các vụ bắt bớ giới bất đồng chính kiến chỉ làm trì trệ thêm sự hội nhập của đất nước mà các nhóm lợi ích trong ĐCS đang hưởng lợi.
Phản biện là một hình thức đóng góp vào quá trình làm thay đổi chính sách, hành động theo hướng tốt đẹp hơn, công bằng hơn. Đây cũng là quyền tự do bày tỏ ôn hòa những chính kiến của người dân mà chính quyền VN phải tuyệt đối tôn trọng. Duy trì và áp dụng Điều 258 là xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của người dân VN.
Nguy cơ bắt các chủ trang blog phổ biến khác trong thời gian sắp tới là rất có thể xảy ra. Hội CTNLTVN cực lực lên án gia tăng đàn áp tự do ngôn luận bằng điều luật 258.
Quyền được bày tỏ chính kiến ôn hòa là quyền cơ bản của con người. Tiếng nói phản biện là tiếng nói của lương tâm.
Hãy xóa bỏ Điều 258 ra khỏi bộ luật hình sự
Hãy thả tất cả những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ vì Điều 258, gồmTrương Duy Nhất, Anh Ba Sàm, Nguyễn Thị Minh Thúy, Hồng Lê Thọvà nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Việt Nam, ngày 7/12/2014
Thường trực BĐH Hội CTNLTVN
Đồng chủ tịch: Nguyễn Đan Quế (nguyendanque@fvpoc.org), Lm.Phan Văn Lợi (phanvanloi@fvpoc.org)
Chủ tịch Hội đồng cố vấn: Thích Không Tánh (thichkhongtanh@fvpoc.org)
Điều phối viên: Phạm Bá Hải (phambahai@fvpoc.org), Ls.Nguyễn Văn Đài (nguyenvandai@fvpoc.org)
Phát ngôn viên: Phạm Chí Dũng
Chủ tịch Hội đồng cố vấn: Thích Không Tánh (thichkhongtanh@fvpoc.org)
Điều phối viên: Phạm Bá Hải (phambahai@fvpoc.org), Ls.Nguyễn Văn Đài (nguyenvandai@fvpoc.org)
Phát ngôn viên: Phạm Chí Dũng
Nguồn: CTNLT | 7/12/2014
Không có nhận xét nào: