BBC: Philippines cáo buộc Trung Quốc tiếp tục xây cất cơ sở trên các đảo và đá ngầm mà nhiều nước còn đang tranh chấp ở Trường Sa.
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia nói với các nhà báo tại Manila hôm 21/1 rằng các bức hình chụp được từ trên cao cho thấy các công trình cải tạo của Trung Quốc có quy mô "rất lớn".
"Chúng rất lớn, quý vị hãy nhìn vào ảnh. Đây không phải các sửa sang nhỏ lẻ mà mà các hoạt động quy mô, rõ ràng có mục tiêu thay đổi hiện trạng."
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia nói với các nhà báo tại Manila hôm 21/1 rằng các bức hình chụp được từ trên cao cho thấy các công trình cải tạo của Trung Quốc có quy mô "rất lớn".
"Chúng rất lớn, quý vị hãy nhìn vào ảnh. Đây không phải các sửa sang nhỏ lẻ mà mà các hoạt động quy mô, rõ ràng có mục tiêu thay đổi hiện trạng."
Công trình xây cất của Trung Quốc ở Biển Đông
Ông Garcia đã có cuộc họp báo chung với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, Daniel Russel, sau vòng đàm phán an ninh song phương thường niên ở thủ đô Philippines.
Ông nói: "Cho phép tôi nói thêm là việc Trung Quốc xây cất ở Biển Đông là sự vi phạm rõ ràng những gì đã thống nhất trong Tuyên bố 2002 [về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông]".
"Nó không có lợi cho tiến trình tìm kiếm giải pháp và không phải minh chứng cho điều mà người ta gọi là tự kiềm chế."
Cả Hoa Kỳ, Philippines và các nước khác trong khu vực đều đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động có thể gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình.
Vô tác dụng
Phía Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi gì về phát biểu nói trên của quan chức ngoại giao Philippines.
Tuy nhiên cho tới nay, Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định chỉ làm công việc xây cất trên các đảo và bãi ngầm mà Trung Quốc chiếm chủ quyền.
Tháng Năm năm ngoái, chính phủ Philippines đã công bố ảnh Trung Quốc cơi nới trên bãi Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm từ tay hải quân Việt Nam năm 1988.
Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này, Tướng Gregorio Pio Catapang, nói với các phóng viên hai tuần trước đây rằng việc xây cất của Trung Quốc trên ít nhất ba bãi ngầm đã hoàn tất tới 50%.
"Trong đó có một công trình nối dài khoảng 1-2km và có thể được biến thành đường băng."
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel nói các hoạt động xây cất của Trung Quốc là "quan ngại thường xuyên" của Mỹ và các quốc gia khác, vốn chủ trương tự do lưu thông hàng hải và phụ thuộc nhiều vào nguyên tắc "hoạt động thương mại hợp pháp và không bị cản trở" ở Biển Đông.
Ông nói thêm: "Thế nhưng thái độ gây căng thẳng, gây thắc mắc về chủ ý của Trung Quốc và thái độ đi ngược lại các nguyên tắc nói trên đang cản trở mục tiêu [của Mỹ và các nước]".
Hồi tháng Chín năm ngoái, phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes đã có chuyến đi ra Trường Sa và tận mắt chứng kiến hoạt động xây cất của Trung Quốc ở đây.
Phía Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi gì về phát biểu nói trên của quan chức ngoại giao Philippines.
Tuy nhiên cho tới nay, Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định chỉ làm công việc xây cất trên các đảo và bãi ngầm mà Trung Quốc chiếm chủ quyền.
Tháng Năm năm ngoái, chính phủ Philippines đã công bố ảnh Trung Quốc cơi nới trên bãi Gạc Ma mà Trung Quốc chiếm từ tay hải quân Việt Nam năm 1988.
Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này, Tướng Gregorio Pio Catapang, nói với các phóng viên hai tuần trước đây rằng việc xây cất của Trung Quốc trên ít nhất ba bãi ngầm đã hoàn tất tới 50%.
"Trong đó có một công trình nối dài khoảng 1-2km và có thể được biến thành đường băng."
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel nói các hoạt động xây cất của Trung Quốc là "quan ngại thường xuyên" của Mỹ và các quốc gia khác, vốn chủ trương tự do lưu thông hàng hải và phụ thuộc nhiều vào nguyên tắc "hoạt động thương mại hợp pháp và không bị cản trở" ở Biển Đông.
Ông nói thêm: "Thế nhưng thái độ gây căng thẳng, gây thắc mắc về chủ ý của Trung Quốc và thái độ đi ngược lại các nguyên tắc nói trên đang cản trở mục tiêu [của Mỹ và các nước]".
Hồi tháng Chín năm ngoái, phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes đã có chuyến đi ra Trường Sa và tận mắt chứng kiến hoạt động xây cất của Trung Quốc ở đây.
Không có nhận xét nào: