Tân Hồng Y: Vatican Nên Là “Tiếng Nói Của Những Người Không Có Tiếng Nói” - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
14 tháng 2, 2015

Tân Hồng Y: Vatican Nên Là “Tiếng Nói Của Những Người Không Có Tiếng Nói”

VRNs (14.02.2015) -Sài Gòn- theo vatican- Một trong 20 vị Giám mục sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng y vào thứ 7 hôm nay 14.02 đã kêu gọi Vaticna nên tập trung năng lượng để nói lên tiếng nói nhân danh những người đang chịu đau khổ khắp nơi trên thế giới, Vatican nên là “tiếng nói của những người thấp cổ bé họng”.

Đặc biệt lưu ý đến những người ở miền Đông châu Phi đang phải rời bỏ nhà cửa vì nạn khai khác tài nguyên, Tân Đức Hồng y Berhaneyesus Souraphiel cho biết “Những người này cần được để ý đến”.

“Vatican là một tiếng nói lớn trên thế giới”, Đức tân Hồng Y Souraphiel nói, “Đó không chỉ là một tiếng nói để tạo nên tiếng nói, nhưng còn là một tiếng nói đạo đức”.

Ngài tiếp tục “Vatican có thể giúp là tiếng nói của người dân ở châu Phi”, “để là tiếng nói của những người không có tiếng nói”.

Hồng y Souraphiel, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ethiopia, đã có buổi phỏng vấn với NCR vào thứ 3 vừa qua tại chủng viện Collegio Etioico, một chủng viện lâu đời dành cho các linh mục Ethiopia được thành lập vào thế kỷ thứ 15 gần vườn Vatican.

Vị Giám mục này kêu gọi Vatican lên tiếng bênh vực những người chịu áp bức bất công khắp nơi trên thế giới khi trả lời câu hỏi, Ngài mong đợi điều gì nhất từ việc cải cách bộ máy Vatican.

Là một trong 20 vị giám mục được tấn phong Hồng y, Giám mục Souraphiel sẽ chính thức nhận lãnh sứ vụ trong một nghi lễ trang trọng tại quảng trường thánh Phêrô vào hôm nay. Trước đó, Ngài sẽ cùng các Hồng y khắp thế giới có buổi gặp gỡ ĐTC vào thứ 5 và thứ 6 tập trung thảo luận chủ đề về việc cải tổ Giáo triều Rôma.

Trong suốt 30 phút phỏng vấn vào thứ 3 vừa qua, vị tân hồng y đã nói về tình trạng của người dân nước này, sự thay đổi năng động của đội ngũ Giám mục ưu tú được biết đến là Hồng Y đoàn, và ĐTC đang “làm sống lại” Giáo hội khắp nơi trên thế giới như thế nào.

Việc chọn lựa Giám mục tấn phong Hồng y của ĐTC Phanxicô ngày càng trở nên đa đạng hơn trước- chọn từ 18 quốc gia và một số quốc gia chưa từng có trong danh sách trước đây-Souraphiel cho biết vai trò của Hồng y đang thay đổi.

“Quý vị thấy đấy, chức năng của Hồng y, vị thế của Hồng y đang thay đổi”, Giám mục Sourphiel phát biểu “Đó không còn là một cộng việc kính cẩn”

“Sẽ là những người thân cận với Đức Thánh Cha hơn- khi ngài hỏi quan điểm của chúng tôi, ngài sẽ có thể có được chúng”, ”ĐTC đang nói “chúng ta là Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội thì đại diện cho khắp nơi trên thế giới”.

“Tôi nghĩ đây là tổ chức lớn nhất trên thế giới đại diện cho khắp mọi nơi”. “Và xã hội càng ngày càng trông đợi sụ dẫn dắt và lên tiếng của Giáo hội Công giáo, đặc biệt cho những người thấp cổ bé họng, cho những người ở vùng ngoại biên”.

“Trong trường hợp những người đến từ khắp mọi nơi-những tư vấn của ĐTC- sẽ đem theo sự giàu có phong phú của họ.”

Nói về những thay đổi mà ĐTC đem lại cho Giáo hội công Giáo, Sourphiel nghi rằng:

“Ngài mong đợi một Giáo hội giản đơn hơn, gần gũi hơn và truyền giáo hơn, và ngài tiếp tục công việc đó. Tôi nghĩ toàn Giáo hội đang tiếp bước theo Ngài. Các tín hữu đang đi theo ngài”.

Nhắc đến việc cũng có những người thuộc tôn giáo khác đang đi theo ĐTC, Giám mục Sourphiel cho biết “Họ theo Ngài vì Ngài đặt con người và nhân phẩm con người lên hàng đầu”

“Ngài đang nhấn mạnh rằng cho dù tôn giáo hay xuất thân từ đâu đi chăng nữa, mọi người đấu tranh vì sự sống”.

“Tôn trọng sự sống và đấu tranh chống lại áp bức sự sống -dù là qua chiến trah hay bạo lực chống lại trẻ em và phụ nữ- Ngài đang đấu tranh vì điều đó. Tôi muốn nói rằng Ngài đến để hồi sinh nhưng cũng là để tái tạo, nhưng không vứt bỏ hay kết tội quá khứ”.

Khi được hỏi về nhưng lo lắng cụ thể về dân Ethiopia, vị Giám mục nói khá lâu về di dân những người mạo hiểm chạy trốn khỏi Đông Phi băng qua Địa Trung Hải và mong muốn vực dậy nền giáo dục tại nước này.

Đề cập đến ngôi trường đại học ngài sáng lập tại Ethiopia -đại học thánh Toma- Đức Cha Souraphiel và những người khác tin rằng “giáo dục là chìa khóa tạo ra tình yêu quê hương đất nước của mỗi người, tôn trọng quê hương và văn hóa, và tính sang tạo trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống để người trẻ sẽ có thể tạo ra công ăn việc làm trong nước”.

Ngài hi vọng rằng người trẻ Ethiopia “sẽ không mog muốn rời khỏi quê hương, đi tha phương nhưng lập nghiệp tại chính quê nhà”.

“Tôi tin rằng với giáo dục là chìa khóa không phải chỉ là mục tiêu với suy nghi rõ ràng nhưng để nhận ra đâu là thiết yếu của cuộc sống con người, để có những khía cạnh đúng đắn mà bạn không cần phải là một nhà tỷ phú chỉ qua 1 đêm. Bạn phải xây dựng nó từ từ và bạn cũng có thể làm việc này ngay trên quê hương mình”.

Đức cha Sourahiel cũng hi vọng rằng, ĐTC sẽ có chuyến tông du tới Addis Ababa để nói về Liên Minh Châu Phi, một tổ chức liên chính phủ gồm 54 quốc gia Châu Phi có trụ sở chính tại thành phố.

Đề cập đến chuyến tong du tới Strasbourge, Pháp năm trước của ĐTC, tại đó ngài nói với Quốc Hội Liên Minh Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu, vị Giám mục cho biết vai trò của Ethiopia trong liên minh Châu Phi đang dạy đất nước và châu lục này về vai trò của việc cùng nhau lãnh đạo.

“Điều này đặt gánh nặng lên Ethiopia. Họ nói rằng có nhiếu quốc gia châu phi khác đang yêu cầu Ethiopia lãnh đạo và quý vị không thể lãnh đạo một mình bây giờ.Quý vị phải cùng nhau lãnh đạo, làm việc nhóm”.


Linh Trang
Tân Hồng Y: Vatican Nên Là “Tiếng Nói Của Những Người Không Có Tiếng Nói” Reviewed by Unknown on 2/14/2015 Rating: 5 VRNs (14.02.2015) -Sài Gòn- theo vatican- Một trong 20 vị Giám mục sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng y vào thứ 7 hôm nay 14.0...

Không có nhận xét nào: