Ảnh bên: Một người thân cho xem hình của Đức cha Shi Enxiang tại nhà từ đường ở Shizhuang thuộc tỉnh miền bắc Hà Bắc, Trung Quốc (Ảnh: AFP/Greg Baker)
Gia đình của Đức Giám mục Shi Enxiang nói chính quyền nên cho phép họ nhận xác ngài vì ‘nhân phẩm’
Trong phòng khách treo đầy hình ảnh các thánh, gia đình họ Shi lật xem các bức hình cũ rích của một ông già đeo gương, da nhăn nheo nhưng mắt sáng ngời, đó là vị giám mục lớn tuổi nhất của Giáo hội Công giáo thuộc cộng đồng bí mật ở Trung Quốc.
Cách đây gần một tháng, gia đình nhận được tin Đức cha Shi Enxiang, người bị giam giữ hơn một nửa thế kỷ vì không chịu phủ nhận thẩm quyền của Đức Giáo hoàng, đã qua đời ở tuổi 93. Kể từ đó không có tin tức gì về ngài: không có tin xác nhận của chính quyền, không tử thi, không hài cốt.
“Chúng tôi muốn có thể tự chôn cất ngài. Họ nên cho chúng tôi nhận thi thể của ngài vì nhân phẩm”, Shi Wanke, người cháu 66 tuổi của đức cha, nói với giọng the thé trong khi các con ông đứng xung quanh gật đầu tán thành.
Lần đầu tiên gia đình được báo cho biết vào cuối tháng Giêng rằng Đức cha Shi Enxiang, họ không nhận được tin tức của ngài từ khi ngài mất tích trong chuyến đi Bắc Kinh năm 2001, đã chết.
Trưởng làng “hỏi chúng tôi đã nhận được thi thể của chú tôi chưa. Chúng tôi hỏi liệu ngài có còn sống không. Ông nói: ‘Không, ông ấy đã chết. Rõ ràng ông ấy đã chết’. Sau đó ông ta qua nhà hai lần để xem thi thể của ngài đã được đưa về chưa”, Shi Wanke kể.
Đức cha Shi Enxiang là cựu giám mục của Yixian thuộc tỉnh miền bắc Hà Bắc. Ngài được thụ phong linh mục năm 1947, hai năm trước khi Cộng sản lên nắm quyền. Ngài bị giam 54 năm trong trại cải tạo vì từ chối phủ nhận Đức Giáo hoàng và hợp tác với Giáo hội được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc, cũng như Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CPCA).
Thay vào đó, ngài làm công tác mục vụ tại một trong hàng trăm nhà thờ thuộc cộng đồng bí mật mọc lên khắp Trung Quốc.
“Ngài là một vị tử đạo và tôi hy vọng một ngày nào đó cuộc đời của ngài sẽ được Đức Thánh cha công nhận”, Shi Daxing, người chắt 33 tuổi của ngài, nói.
“Chúng tôi muốn tổ chức lễ tang cho ngài thật lớn. Dù bị áp lực, chúng tôi vẫn muốn tôn vinh ngài là thành viên trong gia đình chúng tôi và là thành viên lỗi lạc của Giáo hội”.
Sự im lặng tội lỗi
Số phận của Đức cha Shi Enxiang và Đức cha Su Zhimin, người bị bắt giam năm 1997, là vấn đề gây bế tắc chính trong quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh.
Hai bên đã không có quan hệ ngoại giao từ khi bị Mao Trạch Đông cắt đứt vào năm 1951, và bị lôi kéo vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát khoảng 12 triệu người Công giáo kéo dài tại Trung Quốc.
Bắc Kinh cấm công nhận thẩm quyền của Vatican và xem việc Tòa Thánh khẳng định quyền bổ nhiệm giám mục là sự can thiệp của nước ngoài vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đức Thánh cha Phanxicô đã gửi thư chúc mừng nhau khi họ đắc cử vào năm 2013, làm tăng thêm suy đoán quan hệ hai bên sẽ ấm lên.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Đức Phanxicô tránh hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, vì cuộc hội kiến này chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh tức giận và ảnh hưởng đến các cuộc giao thiệp bí mật thầm lặng.
Nhưng ông Tập lại chỉ đạo đàn áp các nhóm Kitô hữu độc lập và số phận của Đức cha Shi làm dấy lên sự phản đối giận dữ từ Hồng Kông, tại đây Đức Hồng y giám mục danh dự của thành phố Joseph Zen đã dẫn đầu các cuộc biểu tình và gửi thư ngõ cho chính quyền Trung Quốc lên án các vụ ép buộc mất tích.
AFP nhiều lần gọi điện đến chính quyền thành phố Baoding, nơi giám sát Đức cha Shizhuang, nhưng không có ai trả lời. Một phụ nữ tại CPCA giáo phận Baoding nói bà “nghe nói ngài đã chết”, nhưng từ chối cung cấp chi tiết.
Chính quyền quận nói với gia đình họ Shi rằng trưởng làng cung cấp tin tức cho gia đình là một kẻ say rượu truyền “tin giả”, họ nói.
Họ đã phải đối mặt với sự im lặng của chính quyền Trung Quốc lâu nay.
Sau khi ngài mất tích năm 2001, Shi Daxing cho biết: “Chúng tôi đến chính quyền quận, nhưng họ nói với chúng tôi rằng họ không biết gì hết và chúng tôi nên hỏi Bắc Kinh. Nhưng tại Bắc Kinh, họ bảo chúng tôi về hỏi quận”.
Bên trong ngôi nhà từ đường, giữa tiếng pháo mừng Năm Mới và tiếng la hét của trẻ con, người thân của ngài ngồi hồi tưởng lại một vài ký ức.
“Ngài là một người giản dị”, một người bà kể lại.
“Là em út trong 5 người con, ngài không hề có được nhiều đồ. Ngài chỉ mặc quần áo các anh chị cho. Ngài gần như chỉ ăn rau và không bao giờ phàn nàn, ngay cả khi chúng tôi quên lấy đũa cho ngài”.
Trong phòng khách treo đầy hình ảnh các thánh, gia đình họ Shi lật xem các bức hình cũ rích của một ông già đeo gương, da nhăn nheo nhưng mắt sáng ngời, đó là vị giám mục lớn tuổi nhất của Giáo hội Công giáo thuộc cộng đồng bí mật ở Trung Quốc.
Cách đây gần một tháng, gia đình nhận được tin Đức cha Shi Enxiang, người bị giam giữ hơn một nửa thế kỷ vì không chịu phủ nhận thẩm quyền của Đức Giáo hoàng, đã qua đời ở tuổi 93. Kể từ đó không có tin tức gì về ngài: không có tin xác nhận của chính quyền, không tử thi, không hài cốt.
“Chúng tôi muốn có thể tự chôn cất ngài. Họ nên cho chúng tôi nhận thi thể của ngài vì nhân phẩm”, Shi Wanke, người cháu 66 tuổi của đức cha, nói với giọng the thé trong khi các con ông đứng xung quanh gật đầu tán thành.
Lần đầu tiên gia đình được báo cho biết vào cuối tháng Giêng rằng Đức cha Shi Enxiang, họ không nhận được tin tức của ngài từ khi ngài mất tích trong chuyến đi Bắc Kinh năm 2001, đã chết.
Trưởng làng “hỏi chúng tôi đã nhận được thi thể của chú tôi chưa. Chúng tôi hỏi liệu ngài có còn sống không. Ông nói: ‘Không, ông ấy đã chết. Rõ ràng ông ấy đã chết’. Sau đó ông ta qua nhà hai lần để xem thi thể của ngài đã được đưa về chưa”, Shi Wanke kể.
Đức cha Shi Enxiang là cựu giám mục của Yixian thuộc tỉnh miền bắc Hà Bắc. Ngài được thụ phong linh mục năm 1947, hai năm trước khi Cộng sản lên nắm quyền. Ngài bị giam 54 năm trong trại cải tạo vì từ chối phủ nhận Đức Giáo hoàng và hợp tác với Giáo hội được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc, cũng như Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CPCA).
Thay vào đó, ngài làm công tác mục vụ tại một trong hàng trăm nhà thờ thuộc cộng đồng bí mật mọc lên khắp Trung Quốc.
“Ngài là một vị tử đạo và tôi hy vọng một ngày nào đó cuộc đời của ngài sẽ được Đức Thánh cha công nhận”, Shi Daxing, người chắt 33 tuổi của ngài, nói.
“Chúng tôi muốn tổ chức lễ tang cho ngài thật lớn. Dù bị áp lực, chúng tôi vẫn muốn tôn vinh ngài là thành viên trong gia đình chúng tôi và là thành viên lỗi lạc của Giáo hội”.
Sự im lặng tội lỗi
Số phận của Đức cha Shi Enxiang và Đức cha Su Zhimin, người bị bắt giam năm 1997, là vấn đề gây bế tắc chính trong quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh.
Hai bên đã không có quan hệ ngoại giao từ khi bị Mao Trạch Đông cắt đứt vào năm 1951, và bị lôi kéo vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát khoảng 12 triệu người Công giáo kéo dài tại Trung Quốc.
Bắc Kinh cấm công nhận thẩm quyền của Vatican và xem việc Tòa Thánh khẳng định quyền bổ nhiệm giám mục là sự can thiệp của nước ngoài vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đức Thánh cha Phanxicô đã gửi thư chúc mừng nhau khi họ đắc cử vào năm 2013, làm tăng thêm suy đoán quan hệ hai bên sẽ ấm lên.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Đức Phanxicô tránh hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang sống lưu vong, vì cuộc hội kiến này chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh tức giận và ảnh hưởng đến các cuộc giao thiệp bí mật thầm lặng.
Nhưng ông Tập lại chỉ đạo đàn áp các nhóm Kitô hữu độc lập và số phận của Đức cha Shi làm dấy lên sự phản đối giận dữ từ Hồng Kông, tại đây Đức Hồng y giám mục danh dự của thành phố Joseph Zen đã dẫn đầu các cuộc biểu tình và gửi thư ngõ cho chính quyền Trung Quốc lên án các vụ ép buộc mất tích.
AFP nhiều lần gọi điện đến chính quyền thành phố Baoding, nơi giám sát Đức cha Shizhuang, nhưng không có ai trả lời. Một phụ nữ tại CPCA giáo phận Baoding nói bà “nghe nói ngài đã chết”, nhưng từ chối cung cấp chi tiết.
Chính quyền quận nói với gia đình họ Shi rằng trưởng làng cung cấp tin tức cho gia đình là một kẻ say rượu truyền “tin giả”, họ nói.
Họ đã phải đối mặt với sự im lặng của chính quyền Trung Quốc lâu nay.
Sau khi ngài mất tích năm 2001, Shi Daxing cho biết: “Chúng tôi đến chính quyền quận, nhưng họ nói với chúng tôi rằng họ không biết gì hết và chúng tôi nên hỏi Bắc Kinh. Nhưng tại Bắc Kinh, họ bảo chúng tôi về hỏi quận”.
Bên trong ngôi nhà từ đường, giữa tiếng pháo mừng Năm Mới và tiếng la hét của trẻ con, người thân của ngài ngồi hồi tưởng lại một vài ký ức.
“Ngài là một người giản dị”, một người bà kể lại.
“Là em út trong 5 người con, ngài không hề có được nhiều đồ. Ngài chỉ mặc quần áo các anh chị cho. Ngài gần như chỉ ăn rau và không bao giờ phàn nàn, ngay cả khi chúng tôi quên lấy đũa cho ngài”.
February 26, 2015
AFP từ Shizhuang, Trung Quốc
Không có nhận xét nào: