Hình: Thủ tướng Canada và Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải chúc Tết cộng đồng Việt Nam tại Toronto. (Hình: Radio LMDCVN)
Bộ Ngoại Giao CSVN đã triệu đại sứ Canada tại Hà Nội để phản đối về đạo luật S-219. Đạo luật này xác định, 30 tháng 4 hàng năm là “Ngày hành trình tìm tự do.”
Đạo luật S-219 vừa được chính phủ Canada ban hành vào ngày 22 tháng 4, 2015.
Hai ngày sau đó, hôm 24 tháng 4, Bộ Ngoại Giao CSVN tuyên bố S-219 là “một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử.”
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, tuyên bố, việc ban hành đạo luật S-219 là “một bước lùi trong quan hệ giữa Việt Nam và Canada” và “ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada.”
Việt Nam đã tìm nhiều cách để ngăn cản S-219 từ một dự luật trở thành đạo luật nhưng không thành công. Hồi đầu tháng 2 năm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam từng gửi thư cho ông Stephen Harper, thủ tướng Canada, nhấn mạnh, S-219 có thể “gây tổn hại cho quan hệ Việt Nam-Canada.”
Đạo luật S-219 do ông Ngô Thanh Hải, một thượng nghị sĩ Canada gốc Việt, đề nghị và đã được thượng viện Canada thông qua hồi đầu tháng 12 năm ngoái và được Hạ Viện Canada đưa ra thảo luận hồi thượng tuần tháng 2 năm nay.
Dự luật S-219 chọn 30 tháng 4 hàng năm là ngày kỷ niệm chính thức cho sự kiện người Việt phải bỏ xứ để tìm đường tị nạn Cộng Sản và cũng là dịp để Canada kỷ niệm việc đón nhận hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam đến Canada sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong thư gửi thủ tướng Canada, thủ tướng CSVN trình bày rằng, dự luật S-219 tạo ra một “cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam.”
Trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng gửi thư cho thủ tướng Canada, hồi thượng tuần tháng 12, sau khi Thượng Viện Canada thông qua dự luật S-219, ông Vũ Việt Dũng, một viên chức ngoại giao làm việc tại đại sứ quán Việt Nam ở Canada, từng tuyên bố với báo giới Canada rằng, dự luật S-219 sẽ “ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư.”
Lúc đó, ông Vũ Việt Dũng nói thêm rằng ông Tô Anh Dũng, đại sứ Việt Nam tại Canada đã trình bày điều đó với ông John Baird, ngoại trưởng Canada bởi dự luật S-219 là một “thông điệp không đúng” gửi tới dân chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Vào thời điểm vừa kể, ông Lê Thanh Hải, phát ngôn Bộ Ngoại Giao, tuyên bố dự luật S-219 “có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân.”
Trang web globeandmail.com của Canada cho biết thêm rằng, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN cũng từng gửi thư phản đối dự luật S-219 cho ngoại trưởng Canada. Tuy là một bên trong TPP và vẫn nỗ lực phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam và các quốc gia Châu Á song dường như Canada không bận tâm tới những phản ứng vừa kể của Việt Nam.
Ông Jason Kenney, bộ trưởng Lao Động Canada, nhấn mạnh rằng, tuy tôn trọng quan hệ với “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” nhưng ông ủng hộ dự luật S-219 vì dự luật này nhằm kỷ niệm việc 60 ngàn người đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do và đã tìm được tự do tại Canada.
Hồi Tết Âm lịch vừa qua, ông Stephen Harper, thủ tướng Canada đã đến tham dự Hội Chợ Tết 2015 của cộng đồng người Việt tại Toronto. Ngay sau đó, đại sứ quán Việt Nam tại Canada bày tỏ “sự ngạc nhiên và lo ngại về việc nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto.”
Ông Jason Kenney, bộ trưởng Lao Động Canada, người có trách nhiệm bảo vệ yếu tố đa văn hóa ở Canada, đáp lại, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn.
Trò chuyện với globeandmail.com, ông Ngô Thanh Hải, thượng nghị sĩ Canada, người đề nghị dự luật S-219 từng bảo rằng, dự luật S-219 không liên quan tới chính phủ hiện tại của Việt Nam, không đụng tới các quan hệ thương mại.
Khi được BBC mời bình luận về sự kiện vừa kể, ông Vũ Đức Khanh, một luật sư Canada nhận định rằng, chính quyền Việt Nam đang làm “trò hề” vì không hiểu “luật chơi,” không biết đâu là chỗ cần tác động và không thực tâm hòa giải dân tộc. (G.Đ)
Đạo luật S-219 vừa được chính phủ Canada ban hành vào ngày 22 tháng 4, 2015.
Hai ngày sau đó, hôm 24 tháng 4, Bộ Ngoại Giao CSVN tuyên bố S-219 là “một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử.”
Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, tuyên bố, việc ban hành đạo luật S-219 là “một bước lùi trong quan hệ giữa Việt Nam và Canada” và “ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Canada.”
Việt Nam đã tìm nhiều cách để ngăn cản S-219 từ một dự luật trở thành đạo luật nhưng không thành công. Hồi đầu tháng 2 năm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam từng gửi thư cho ông Stephen Harper, thủ tướng Canada, nhấn mạnh, S-219 có thể “gây tổn hại cho quan hệ Việt Nam-Canada.”
Đạo luật S-219 do ông Ngô Thanh Hải, một thượng nghị sĩ Canada gốc Việt, đề nghị và đã được thượng viện Canada thông qua hồi đầu tháng 12 năm ngoái và được Hạ Viện Canada đưa ra thảo luận hồi thượng tuần tháng 2 năm nay.
Dự luật S-219 chọn 30 tháng 4 hàng năm là ngày kỷ niệm chính thức cho sự kiện người Việt phải bỏ xứ để tìm đường tị nạn Cộng Sản và cũng là dịp để Canada kỷ niệm việc đón nhận hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam đến Canada sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong thư gửi thủ tướng Canada, thủ tướng CSVN trình bày rằng, dự luật S-219 tạo ra một “cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam.”
Trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng gửi thư cho thủ tướng Canada, hồi thượng tuần tháng 12, sau khi Thượng Viện Canada thông qua dự luật S-219, ông Vũ Việt Dũng, một viên chức ngoại giao làm việc tại đại sứ quán Việt Nam ở Canada, từng tuyên bố với báo giới Canada rằng, dự luật S-219 sẽ “ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư.”
Lúc đó, ông Vũ Việt Dũng nói thêm rằng ông Tô Anh Dũng, đại sứ Việt Nam tại Canada đã trình bày điều đó với ông John Baird, ngoại trưởng Canada bởi dự luật S-219 là một “thông điệp không đúng” gửi tới dân chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Vào thời điểm vừa kể, ông Lê Thanh Hải, phát ngôn Bộ Ngoại Giao, tuyên bố dự luật S-219 “có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân.”
Trang web globeandmail.com của Canada cho biết thêm rằng, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN cũng từng gửi thư phản đối dự luật S-219 cho ngoại trưởng Canada. Tuy là một bên trong TPP và vẫn nỗ lực phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam và các quốc gia Châu Á song dường như Canada không bận tâm tới những phản ứng vừa kể của Việt Nam.
Ông Jason Kenney, bộ trưởng Lao Động Canada, nhấn mạnh rằng, tuy tôn trọng quan hệ với “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” nhưng ông ủng hộ dự luật S-219 vì dự luật này nhằm kỷ niệm việc 60 ngàn người đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do và đã tìm được tự do tại Canada.
Hồi Tết Âm lịch vừa qua, ông Stephen Harper, thủ tướng Canada đã đến tham dự Hội Chợ Tết 2015 của cộng đồng người Việt tại Toronto. Ngay sau đó, đại sứ quán Việt Nam tại Canada bày tỏ “sự ngạc nhiên và lo ngại về việc nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto.”
Ông Jason Kenney, bộ trưởng Lao Động Canada, người có trách nhiệm bảo vệ yếu tố đa văn hóa ở Canada, đáp lại, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn.
Trò chuyện với globeandmail.com, ông Ngô Thanh Hải, thượng nghị sĩ Canada, người đề nghị dự luật S-219 từng bảo rằng, dự luật S-219 không liên quan tới chính phủ hiện tại của Việt Nam, không đụng tới các quan hệ thương mại.
Khi được BBC mời bình luận về sự kiện vừa kể, ông Vũ Đức Khanh, một luật sư Canada nhận định rằng, chính quyền Việt Nam đang làm “trò hề” vì không hiểu “luật chơi,” không biết đâu là chỗ cần tác động và không thực tâm hòa giải dân tộc. (G.Đ)
Không có nhận xét nào: