Mặc Lâm: Hình: Dân biểu Alan Lowenthal tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày 4/5/2015. Courtesy of Văn phòng Dân biểu Alan Lowenthal
Dân Biểu Liên bang Alan Lowenthal đang có mặt với phái đoàn Nhân quyền của Hoa kỳ trong chương trình Đối thoại nhân quyền lần thứ 19 diễn ra tại Hà nội vào ngày hôm nay 7 tháng 5 năm 2015. Trước đó ông đã gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung tại Sài Gòn cũng như thăm viếng Nghĩa trang quân đội Biên hòa trong dịp này. Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với ông sau đây
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Dân biểu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn rất đặc biệt này. Thưa ông, trong hai ngày vừa qua ông đã có dịp quan sát, gặp gỡ, nói chuyện với nhiều người bất đồng chính kiến, blogger, cũng như nhiều thành viên của các tổ chức XHDS Việt Nam, cảm tưởng của ông về họ như thế nào? Có gì gây ấn tượng cho ông không?
Dân Biểu Alan Lowenthal: Tôi đã gặp những người tù nhân lương tâm vừa được thả ra từ các nhà tù, tôi đã gặp một vài người sinh hoạt trong mạng lưới các tổ chức Xã hội dân sự, mạng lưới của những nhà bất đồng chính kiến..tôi nghĩ rằng Việt Nam phải chú ý và thực hiện tốt hơn trong lĩnh vực nhân quyền vì trong lúc này họ vẫn chưa đạt được những yêu cầu phổ quát về nhân quyền.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, những người yêu nước cũng như những người không được tự do bày tỏ ý kiến của họ trên Internet vì bị kiểm duyệt gắt gao. Tôi thấy họ đang cố gắng bắt đầu quá trình thay đổi một điểu gì đó trong khi chưa bị bắt nhưng họ vẫn còn một con đường rất dài phía trước và tôi tập trung chú ý vể họ rất nhiều trong những ngày sắp tới.
Mặc Lâm: Ông có niềm tin vào nhà cầm quyền Việt Nam khi họ luôn nói là Hà Nội vẫn tôn trọng nhân quyền của người dân hay không? Và điều gì sẽ là thử thách đối với Hà Nội nểu họ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền?
Dân Biểu Alan Lowenthal: Tôi thấy rằng sự thử thách đối với họ là những tồ chức như CPJ, tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế, hay danh sách các nước cần được quan tâm CPC có lẽ sẽ vẫn là áp lực cho Hà Nội, ngoại trừ họ có những thay đổi đáng kể về nhân quyền.
Mặc Lâm: Là một dân biểu có quan tâm đến sinh hoạt chính trị của Việt Nam ông nói gì với Hà Nội về các mối lo ngại của ông trong thời gian Đối thoại Nhân quyền lần này diễn ra?
Dân Biểu Alan Lowenthal và Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Sài Gòn ngày 4 tháng 5, 2015. |
Dân Biểu Alan Lowenthal: Tôi đã gặp và nói với nhiều người trong chính phủ Việt Nam về vấn để nhân quyền. Tôi nói với họ cần phải quan tâm đến những người đã không ngại hy sinh để tranh đấu cho nhân quyền. Tôi đã có dịp nói chuyện với nhiều bộ trưởng và chia sẻ rằng Hà nội phải làm nhiểu hơn nữa, chính phủ phải thật sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền và phải thay đổi các chính sách liên quan tới nhân quyền của Việt Nam
Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng khi trở lại Mỹ ông sẽ mang một hy vọng thay đổi nào đó cho nhân quyền của Việt Nam?
Dân Biểu Alan Lowenthal: Trên đường quay về Mỹ tôi nghĩ rằng có hy vọng cho một sự thay đổi nào đó. Tôi đã nói chuyện với những người trong các tổ chức Xã hội dân sự, những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền… Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam biết rõ muốn thắt chặt quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ thì họ phải thay đổi tình trạng nhân quyền hiện nay và tôi nghĩ rằng họ đang lắng nghe. Tôi không chắc rằng họ có thay đổi hay không nhưng tôi biết rằng họ ý thức rất rõ nhân quyền là một vấn đề đang bị chỉ trích.
Ngay cả những người trong các tổ chức Xã hội dân sự hay các nhà bất đồng chính kiến tất cả đểu đống ý rằng càng thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ thì càng phải thay đổi vấn để nhân quyền. Mặc dù ngay lúc này họ vẫn còn từ chối rằng lãnh vực nhân quyền của họ đang có vấn đề nhưng tôi vẫn lạc quan vì phái đoàn Đối thoại nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt phúc trình vể vấn đề nhân quyền của Việt Nam và điều này sẽ gây sức ép lên chính phủ Hà Nội buộc họ phải thay đổi.
Tôi không hoàn toàn chắc chắn rằng họ sẽ thay đổi như thế nào nhưng tôi tin họ sẽ có thay đổi. Tôi cho rằng sẽ không có bất cứ một hiệp định nào được Quốc hội thông qua nếu vấn đề nhân quyền chưa được cải thiện từ phía Việt Nam
Không có nhận xét nào: