Nam Nguyên: Mối lo âu vô hình?
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến lần thứ hai về Dự thảo Luật Trưng cầu Ý dân. Nhưng tại phiên họp ngày 12/5/2015, sự khác biệt ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện một mối lo âu vô hình, một khi người dân Việt Nam có quyền tham gia trưng cầu dân ý.
Các báo điện tử trong nước trong đó có tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngay phần dẫn nhập bài viết: “Cỗ xe trưng cầu ý dân cứ kéo vào rồi lại kéo ra, mấy nhiệm kỳ rồi, nhưng lần này Hiến pháp đã qui định rồi thì Quốc hội phải làm cho được.” Đây là phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng vào chiều 12/5/2015 vừa qua khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Trưng cầy ý dân.
Đọc bài tường thuật của các báo, có thể cảm nhận nỗi lo sợ của một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội như ông Chủ tịch Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển và ông Ksor Phước Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, khi hai ông đặt điều kiện tiên quyết là trong Dự luật Trưng cầu Ý dân phải nói rõ là “nhất định không trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và những vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ.”
Theo Saigon Times Online, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói nguyên văn: “Có một số cái không thể đưa ra biểu quyết được, ví dụ chia tách lãnh thổ quốc gia, thành lập nhà nước khác. Hay có đối tượng nào đó đề nghị thay đổi Điều 4 Hiến pháp, đề nghị đưa ra trưng cầu ý dân…”
Giáo viên Đỗ Việt Khoa, một người từng có quá trình đòi hỏi sự minh bạch và công bằng trong giáo dục từ Hà Nội nói là có xem thông tin trên mạng và cảm thấy khá hài hước. Ông nói:
“Theo tôi đã định trưng cầu dân ý thì không nên né tránh điều gì cả, việc gì cũng có thể trưng cầu dân ý kể cả Điều 4 Hiến pháp kể cả chủ quyền. Những kẻ sợ hãi thì người ta thường bịt mồm dân, Đảng thì nhiều khi họ chả cần trưng cầu dân ý họ cũng kết luận được. Ví dụ vừa qua chính quyền thành phố Hà Nội dám trả lời rằng đa số nhân dân Hà Nội ủng hộ chặt cây xanh. Nhưng mà không biết họ lấy ở đâu ra đa số, trong khi một số tờ báo điện tử thăm dò trên mạng thì là thiểu số chứ không phải đa số. Hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu là đa số nhân dân Việt Nam chưa có nhu cầu đa đảng; chả biết ông Trọng hỏi ai mà phát biểu như thế, tất nhiên người ta rất lo sợ việc ấy sẽ đến.”
Vẫn theo Saigon Times Online, Điều 6 Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân, nhóm soạn thảo Hội Luật gia Việt Nam đưa ra hai phương án về những vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu dân ý. Theo phương án 1, những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân là những vấn đề về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Còn theo phương án 2, những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầy ý dân là những vấn đề về Hiến pháp; những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quan trọng và sau cùng là những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Về nguyên tắc sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lần thứ hai và Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có quyết định, thì trong phiên họp toàn thể kỳ 9 của Quốc hội Khóa 13 khởi sự ngày 20/5/2015 Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân sẽ được thảo luận và cho ý kiến. Thế nhưng có khả năng Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân sẽ bị trì hoãn hoặc kéo dài trong các cuộc thảo luận ở Quốc Hội. Vào chiều ngày 12/5/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã báo trước là, một dự luật gồm 9 chương, 56 điều quả là khó khăn. Tuy nhiên ông Hùng khẳng định khó cũng phải đưa ra thảo luận. Một kỳ họp không được thì 3 kỳ, khó cũng phải thảo luận.
Luật Trưng cầu Ý dân nhưng không được trưng cầu ý dân
Tiến trình dân chủ xây dựng một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam liệu có mặt tích cực nào không? Nếu Luật Trưng cầu Ý dân ra đời nhưng ràng buộc là không được đưa ra trưng cầu ý dân việc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp khẳng định sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa trình bày ý kiến của ông:
“Bao giờ Việt Nam phải có những nhà cải cách lớn dám làm, dám thay đổi thì mới hy vọng được, chứ kể cả trưng cầu dân ý bây giờ có vẽ điều luật này ra cũng chỉ coi là một sự tiến bộ nhỏ thôi. Tôi nghĩ là đưa ra thực hiện thì còn lâu, xin thưa rằng ở Việt Nam muốn có một cái gì tiến bộ đưa vào thực hiện thì phải mất hàng chục năm. Đây là sự cản trở rất lớn, muốn có một luật tiến bộ như Luật Biểu tình chẳng hạn có khi phải chờ 5 năm-10 năm nữa mà người ta chưa chắc dám ban hành đâu.”
Theo giới phân tích chính trị, đại đa số người dân thầm lặng có thể nhìn thấy những tín hiệu tích cực nếu Nhà nước ban hành những bộ luật về quyền cơ bản của công dân, như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền biểu tình và lập hội chẳng hạn. Ngay cả những người từng bị vùi dập vì dám có những ý kiến khác với Đảng và Nhà nước như kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng cũng từng nói với chúng tôi là tuy chậm nhưng Việt Nam sẽ thay đổi. Ông nói:
“Tôi thấy một quá trình nảy mầm mà ở đó tháo gỡ những cái vỏ hạt rất cứng. Tất cả những tổ chức xã hội dân sự đã đóng góp tiếng nói, người ta phản biện, đòi hỏi, phê phán để thức tỉnh người dân. Điều này đã làm cho mầm tự do bắt đầu đâm chồi nảy lộc và đó là một quá trình không thể đảo ngược được và sớm muộn gì sẽ thành cây và thành cây cổ thụ.”
Được biết Khoản 15 Điều 70 Hiến pháp 2013 qui định Quốc hội có thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân. Điều 25 Hiến pháp 2013 qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Theo báo Thanh Niên bản tin trên mạng ngày 16/3/2015, Chính phủ đề nghị hoãn một năm rưỡi việc trình Luật Biểu tình và Luật về Hội ra Quốc hội Khóa 13 hiện nay cho ý kiến sang kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa Khóa 14 dự kiến khoảng tháng 10/2016.
Như vậy các Luật về Trưng Cầu Dân ý, Luật Biểu tình, Luật Lập hội có thể sẽ tiếp tục bị trì hoãn, dù các đại biểu Quốc hội luôn đặt trọng tâm hoàn thành các bộ Luật, trong đó có các Luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân để thực thi Hiến pháp 2013.
Ngay khi có thông tin về việc Chính phủ xin trì hoãn việc trình các dự thảo Luật Biểu tình, Luật về Hội ra Quốc hội, hồi trung tuần tháng 3/2015 TS Nguyễn Quang A nhà phản biện xã hội dân sự đã từ Hà Nội phát biểu với Đài ACTD:
“Cái nhóm lợi ích mà lớn nhất lại chính là đảng cộng sản Việt nam. Bên trong đó thì cũng có những cái nhóm, như là an ninh, tuyên huấn, tuyên giáo, tức là những người thực sự gọi là cảnh sát tư tưởng, những lực lượng ấy là những lực lượng tìm mọi cách để ảnh hưởng, và rất đáng tiếc là họ có một ảnh hưởng, có một sức mạnh tương đối là lớn, để bắt những cái văn bản này theo ý của họ.”
Trở lại những băn khoăn của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên thảo luận ngày 12/5/2015 ở Hà Nội. Theo báo mạng vneconomy.vn, mặc dù Hội Luật gia Việt Nam tác giả soạn thảo Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân đã xác định, dự thảo luật được xây dựng trên cơ sở kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị quyết định. Do đó, kết quả cuộc trưng cầu ý dân phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức “quá bán kép”. Có nghĩa là “Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cửu tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành”. Thế nhưng vẫn còn có ý kiến đòi phải nâng tỷ lệ quá bán lên thành hai phần ba khi có trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời nói rằng, đưa ra trưng cầu ý dân những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, nhưng Quốc hội thấy dứt khoát phải để dân quyết định chứ Quốc hội không quyết định và việc đã trưng cầu dân ý là do dân quyết định. Phiên thảo luận ngày 12/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chốt lại với yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là phải ghi rõ trong dự thảo luật: ý kiến của dân là dân quyết định, dân đã quyết là thực hiện không làm lại.
Cho đến nay còn khá sớm để biết Dự thảo Luật Trưng cầu Ý dân cuối cùng sẽ mang hình hài như thế nào, sau khi nó được đưa ra Quốc hội để cho ý kiến. Nói như các nhà phân tích, liệu Quốc hội có vượt qua nỗi sợ hãi để có một Luật về Trưng cầu Ý dân theo đúng ý nghĩa chứ không phải là một bộ Luật làm kiểng trong một chế độ mà Đảng Cộng sản được khẳng định là lãnh đạo toàn diện.
“Trong trưng cầu dân ý, cái mà người cầm quyền trên thế giới có thể e sợ chính là sợ chính người dân, là lòng dân, chứ không phải là sợ kẻ thù từ bên ngoài biên giới. Bởi kết quả trưng cầu dân ý theo chiều hướng nào thì nó đều là biểu hiện sự nhất trí, đoàn kết của toàn dân theo chiều hướng đó.”
Chúng tôi xin mượn lời tác giả Võ Trí Hảo trong bài “Nghệ thuật sử dụng trưng cầu ý dân: Nhìn từ Diên Hồng và Hiến pháp 1946” trên báo Saigon Times Online để kết thúc mục Đọc báo trên mạng hôm nay.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến lần thứ hai về Dự thảo Luật Trưng cầu Ý dân. Nhưng tại phiên họp ngày 12/5/2015, sự khác biệt ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện một mối lo âu vô hình, một khi người dân Việt Nam có quyền tham gia trưng cầu dân ý.
Các báo điện tử trong nước trong đó có tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngay phần dẫn nhập bài viết: “Cỗ xe trưng cầu ý dân cứ kéo vào rồi lại kéo ra, mấy nhiệm kỳ rồi, nhưng lần này Hiến pháp đã qui định rồi thì Quốc hội phải làm cho được.” Đây là phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng vào chiều 12/5/2015 vừa qua khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Trưng cầy ý dân.
Đọc bài tường thuật của các báo, có thể cảm nhận nỗi lo sợ của một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội như ông Chủ tịch Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển và ông Ksor Phước Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, khi hai ông đặt điều kiện tiên quyết là trong Dự luật Trưng cầu Ý dân phải nói rõ là “nhất định không trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và những vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ.”
Theo Saigon Times Online, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói nguyên văn: “Có một số cái không thể đưa ra biểu quyết được, ví dụ chia tách lãnh thổ quốc gia, thành lập nhà nước khác. Hay có đối tượng nào đó đề nghị thay đổi Điều 4 Hiến pháp, đề nghị đưa ra trưng cầu ý dân…”
Giáo viên Đỗ Việt Khoa, một người từng có quá trình đòi hỏi sự minh bạch và công bằng trong giáo dục từ Hà Nội nói là có xem thông tin trên mạng và cảm thấy khá hài hước. Ông nói:
“Theo tôi đã định trưng cầu dân ý thì không nên né tránh điều gì cả, việc gì cũng có thể trưng cầu dân ý kể cả Điều 4 Hiến pháp kể cả chủ quyền. Những kẻ sợ hãi thì người ta thường bịt mồm dân, Đảng thì nhiều khi họ chả cần trưng cầu dân ý họ cũng kết luận được. Ví dụ vừa qua chính quyền thành phố Hà Nội dám trả lời rằng đa số nhân dân Hà Nội ủng hộ chặt cây xanh. Nhưng mà không biết họ lấy ở đâu ra đa số, trong khi một số tờ báo điện tử thăm dò trên mạng thì là thiểu số chứ không phải đa số. Hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu là đa số nhân dân Việt Nam chưa có nhu cầu đa đảng; chả biết ông Trọng hỏi ai mà phát biểu như thế, tất nhiên người ta rất lo sợ việc ấy sẽ đến.”
Vẫn theo Saigon Times Online, Điều 6 Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân, nhóm soạn thảo Hội Luật gia Việt Nam đưa ra hai phương án về những vấn đề Quốc hội quyết định trưng cầu dân ý. Theo phương án 1, những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân là những vấn đề về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Các Đại biểu Quốc hội tại một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa. AFP PHOTO. |
Còn theo phương án 2, những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầy ý dân là những vấn đề về Hiến pháp; những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quan trọng và sau cùng là những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Về nguyên tắc sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lần thứ hai và Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có quyết định, thì trong phiên họp toàn thể kỳ 9 của Quốc hội Khóa 13 khởi sự ngày 20/5/2015 Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân sẽ được thảo luận và cho ý kiến. Thế nhưng có khả năng Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân sẽ bị trì hoãn hoặc kéo dài trong các cuộc thảo luận ở Quốc Hội. Vào chiều ngày 12/5/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã báo trước là, một dự luật gồm 9 chương, 56 điều quả là khó khăn. Tuy nhiên ông Hùng khẳng định khó cũng phải đưa ra thảo luận. Một kỳ họp không được thì 3 kỳ, khó cũng phải thảo luận.
Luật Trưng cầu Ý dân nhưng không được trưng cầu ý dân
Tiến trình dân chủ xây dựng một nhà nước pháp quyền ở Việt Nam liệu có mặt tích cực nào không? Nếu Luật Trưng cầu Ý dân ra đời nhưng ràng buộc là không được đưa ra trưng cầu ý dân việc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp khẳng định sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa trình bày ý kiến của ông:
“Bao giờ Việt Nam phải có những nhà cải cách lớn dám làm, dám thay đổi thì mới hy vọng được, chứ kể cả trưng cầu dân ý bây giờ có vẽ điều luật này ra cũng chỉ coi là một sự tiến bộ nhỏ thôi. Tôi nghĩ là đưa ra thực hiện thì còn lâu, xin thưa rằng ở Việt Nam muốn có một cái gì tiến bộ đưa vào thực hiện thì phải mất hàng chục năm. Đây là sự cản trở rất lớn, muốn có một luật tiến bộ như Luật Biểu tình chẳng hạn có khi phải chờ 5 năm-10 năm nữa mà người ta chưa chắc dám ban hành đâu.”
Theo giới phân tích chính trị, đại đa số người dân thầm lặng có thể nhìn thấy những tín hiệu tích cực nếu Nhà nước ban hành những bộ luật về quyền cơ bản của công dân, như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền biểu tình và lập hội chẳng hạn. Ngay cả những người từng bị vùi dập vì dám có những ý kiến khác với Đảng và Nhà nước như kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng cũng từng nói với chúng tôi là tuy chậm nhưng Việt Nam sẽ thay đổi. Ông nói:
“Tôi thấy một quá trình nảy mầm mà ở đó tháo gỡ những cái vỏ hạt rất cứng. Tất cả những tổ chức xã hội dân sự đã đóng góp tiếng nói, người ta phản biện, đòi hỏi, phê phán để thức tỉnh người dân. Điều này đã làm cho mầm tự do bắt đầu đâm chồi nảy lộc và đó là một quá trình không thể đảo ngược được và sớm muộn gì sẽ thành cây và thành cây cổ thụ.”
Được biết Khoản 15 Điều 70 Hiến pháp 2013 qui định Quốc hội có thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân. Điều 25 Hiến pháp 2013 qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Theo báo Thanh Niên bản tin trên mạng ngày 16/3/2015, Chính phủ đề nghị hoãn một năm rưỡi việc trình Luật Biểu tình và Luật về Hội ra Quốc hội Khóa 13 hiện nay cho ý kiến sang kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa Khóa 14 dự kiến khoảng tháng 10/2016.
Như vậy các Luật về Trưng Cầu Dân ý, Luật Biểu tình, Luật Lập hội có thể sẽ tiếp tục bị trì hoãn, dù các đại biểu Quốc hội luôn đặt trọng tâm hoàn thành các bộ Luật, trong đó có các Luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân để thực thi Hiến pháp 2013.
Ngay khi có thông tin về việc Chính phủ xin trì hoãn việc trình các dự thảo Luật Biểu tình, Luật về Hội ra Quốc hội, hồi trung tuần tháng 3/2015 TS Nguyễn Quang A nhà phản biện xã hội dân sự đã từ Hà Nội phát biểu với Đài ACTD:
“Cái nhóm lợi ích mà lớn nhất lại chính là đảng cộng sản Việt nam. Bên trong đó thì cũng có những cái nhóm, như là an ninh, tuyên huấn, tuyên giáo, tức là những người thực sự gọi là cảnh sát tư tưởng, những lực lượng ấy là những lực lượng tìm mọi cách để ảnh hưởng, và rất đáng tiếc là họ có một ảnh hưởng, có một sức mạnh tương đối là lớn, để bắt những cái văn bản này theo ý của họ.”
Trở lại những băn khoăn của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên thảo luận ngày 12/5/2015 ở Hà Nội. Theo báo mạng vneconomy.vn, mặc dù Hội Luật gia Việt Nam tác giả soạn thảo Dự thảo luật Trưng cầu Ý dân đã xác định, dự thảo luật được xây dựng trên cơ sở kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị quyết định. Do đó, kết quả cuộc trưng cầu ý dân phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức “quá bán kép”. Có nghĩa là “Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cửu tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành”. Thế nhưng vẫn còn có ý kiến đòi phải nâng tỷ lệ quá bán lên thành hai phần ba khi có trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời nói rằng, đưa ra trưng cầu ý dân những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, nhưng Quốc hội thấy dứt khoát phải để dân quyết định chứ Quốc hội không quyết định và việc đã trưng cầu dân ý là do dân quyết định. Phiên thảo luận ngày 12/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chốt lại với yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là phải ghi rõ trong dự thảo luật: ý kiến của dân là dân quyết định, dân đã quyết là thực hiện không làm lại.
Cho đến nay còn khá sớm để biết Dự thảo Luật Trưng cầu Ý dân cuối cùng sẽ mang hình hài như thế nào, sau khi nó được đưa ra Quốc hội để cho ý kiến. Nói như các nhà phân tích, liệu Quốc hội có vượt qua nỗi sợ hãi để có một Luật về Trưng cầu Ý dân theo đúng ý nghĩa chứ không phải là một bộ Luật làm kiểng trong một chế độ mà Đảng Cộng sản được khẳng định là lãnh đạo toàn diện.
“Trong trưng cầu dân ý, cái mà người cầm quyền trên thế giới có thể e sợ chính là sợ chính người dân, là lòng dân, chứ không phải là sợ kẻ thù từ bên ngoài biên giới. Bởi kết quả trưng cầu dân ý theo chiều hướng nào thì nó đều là biểu hiện sự nhất trí, đoàn kết của toàn dân theo chiều hướng đó.”
Chúng tôi xin mượn lời tác giả Võ Trí Hảo trong bài “Nghệ thuật sử dụng trưng cầu ý dân: Nhìn từ Diên Hồng và Hiến pháp 1946” trên báo Saigon Times Online để kết thúc mục Đọc báo trên mạng hôm nay.
Không có nhận xét nào: