#GNsP (12.06.2015) -Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng muốn nên chứng nhân đích thực trong đời sống Kitô hữu đòi phải có ba đặc tính.
Trong bài giảng thánh lễ sáng hôm qua 11.06 tại nguyện đường Santa Marta, ĐTC nói đến 3 đặc tính đó là: “Hành trình, phục vụ, lãnh nhận nhưng không.
Hành trình
Đức Thánh Cha nhắc đến bài đọc Tin Mừng trong ngày nói về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Là một môn đệ của Chúa đòi hỏi phải mang lấy sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng.
“Nếu người môn đệ không đi ra và không làm cho người khác lãnh nhận bí tích Rửa tội thì người ấy chưa phải là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu. Người ấy thiếu sinh khí truyền giáo. Anh ta không thể ra khỏi chính mình để mang lại những điều gì tốt lành cho người khác.”
Các môn đồ của Chúa Kitô cần phải lên đường mang lấy Tin Mừng, cần có một hành trình nội tâm không ngừng tìm kiếm Chúa, qua đời sống cầu nguyện và suy niệm. Nếu người môn đệ không theo đuổi cách thức này, công cuộc rao giảng Tin Mừng sẽ nên suy yếu.
Phục vụ
ĐTC nói đến đặc tính thứ hai nơi người kitô hữu đó là phục vụ. Không phục vụ không phải là Kitô hữu. “Một người môn đệ không biết phục vụ người khác thì không phải là Kitô hữu. Người môn đệ cần phải theo những gì Chúa Giêsu rao giảng như được mời gọi nơi hai trụ cột của Kitô giáo: Tám Mối Phúc Thật và ‘Chứng thư’ như được liệt kê trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu chương 25.”
“Nếu cuộc sống của chúng ta không biết phục vụ thì không có giá trị gì trong đời sống Kitô hữu. Người môn đệ đích phải biết phục vụ người khác đặc biệt là những người bị bỏ rơi.”
Lãnh nhận nhưng không
ĐTC nói đến đặc tính thứ 3 cần phải có nơi đời sống Kitô hữu đó là ‘nhưng không’. ĐTC nhắc lại những lời của Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng “anh em đã được nhận nhưng không thì cũng hãy trao ban nhưng không”.
“Thật buồn khi thấy có những Kitô hữu đã quên đi Lời này của Chúa Giêsu. Thật buồn khi thấy trong các cộng đoàn, giáo xứ, các dòng tu, giáo phận đã quên đi điều này. Vì như thế hóa ra ơn cứu độ đến từ sự giàu có, từ sức mạnh của con người.”
“Niềm hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng để không bao giờ thất vọng. Niềm hy vọng giúp chúng ta vững mạnh lên đường; niềm hy vọng giúp chúng ta ra khỏi cái tôi ích kỷ của mình để phục vụ người khác; niềm hy vọng làm cho chúng ta nên giàu có chứ không bó hẹp nơi thế giới vật chất chóng qua này”.
Hành trình
Đức Thánh Cha nhắc đến bài đọc Tin Mừng trong ngày nói về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Là một môn đệ của Chúa đòi hỏi phải mang lấy sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng.
“Nếu người môn đệ không đi ra và không làm cho người khác lãnh nhận bí tích Rửa tội thì người ấy chưa phải là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu. Người ấy thiếu sinh khí truyền giáo. Anh ta không thể ra khỏi chính mình để mang lại những điều gì tốt lành cho người khác.”
Các môn đồ của Chúa Kitô cần phải lên đường mang lấy Tin Mừng, cần có một hành trình nội tâm không ngừng tìm kiếm Chúa, qua đời sống cầu nguyện và suy niệm. Nếu người môn đệ không theo đuổi cách thức này, công cuộc rao giảng Tin Mừng sẽ nên suy yếu.
Phục vụ
ĐTC nói đến đặc tính thứ hai nơi người kitô hữu đó là phục vụ. Không phục vụ không phải là Kitô hữu. “Một người môn đệ không biết phục vụ người khác thì không phải là Kitô hữu. Người môn đệ cần phải theo những gì Chúa Giêsu rao giảng như được mời gọi nơi hai trụ cột của Kitô giáo: Tám Mối Phúc Thật và ‘Chứng thư’ như được liệt kê trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu chương 25.”
“Nếu cuộc sống của chúng ta không biết phục vụ thì không có giá trị gì trong đời sống Kitô hữu. Người môn đệ đích phải biết phục vụ người khác đặc biệt là những người bị bỏ rơi.”
Lãnh nhận nhưng không
ĐTC nói đến đặc tính thứ 3 cần phải có nơi đời sống Kitô hữu đó là ‘nhưng không’. ĐTC nhắc lại những lời của Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng “anh em đã được nhận nhưng không thì cũng hãy trao ban nhưng không”.
“Thật buồn khi thấy có những Kitô hữu đã quên đi Lời này của Chúa Giêsu. Thật buồn khi thấy trong các cộng đoàn, giáo xứ, các dòng tu, giáo phận đã quên đi điều này. Vì như thế hóa ra ơn cứu độ đến từ sự giàu có, từ sức mạnh của con người.”
“Niềm hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng để không bao giờ thất vọng. Niềm hy vọng giúp chúng ta vững mạnh lên đường; niềm hy vọng giúp chúng ta ra khỏi cái tôi ích kỷ của mình để phục vụ người khác; niềm hy vọng làm cho chúng ta nên giàu có chứ không bó hẹp nơi thế giới vật chất chóng qua này”.
GNsP (theo zenit)
Không có nhận xét nào: