Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam được nhiều người quan sát trong và ngoài nước quan tâm. Sau đây là nhận định của nhà báo Ngô Nhân Dụng, từ Hoa Kỳ về chuyến viếng thăm này cũng như phỏng đoán của ông về tiến trình dân chủ hóa ở Việt nam.
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Việc ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng, trong cái chính sách của đảng cộng sản Việt nam cũng như trong việc giao thiệp giữa Việt nam với Mỹ. Nguyễn Phú Trọng là vị Tổng bí thư đầu tiên sang Mỹ. Chưa bao giờ có một người gọi là đai diện cho đảng sang Mỹ. Với vai trò là Tổng bí thư đảng khi sang Mỹ ông Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt cho tất cả đảng cộng sản. Và khi mà ông Nguyễn Phú Trọng nói, làm những cái việc như là ký những thỏa hiệp với Tổng Thống Mỹ, hoặc là khi ông nói rằng sự có mặt của nước Mỹ ở vùng biển Đông của nước ta để mà bảo vệ trật tự an ninh và quân bình của vùng đó, thì đó không phải là ý kiến của một cá nhân mà là chính sách của một đảng cộng sản.
Gần đây chính phủ Trung quốc hay nhắc đi nhắc lại rằng nước Mỹ không nên dính tới vùng biển Đông, vì nước Mỹ không phải là một nước ở vùng đó. Bây giờ ông Tổng bí thư đảng cộng sản lại nói rằng Việt nam hoan nghênh sự có mặt của Mỹ để giữ gìn trật tự và hòa bình ở biển Đông thì rõ ràng đây là một sự thay đổi quan trọng trong chính sách của đảng cộng sản
Theo tôi nghĩ thì những người hiện nay đang tích tụ tài sản họ không muốn tiếp tục một chế độ độc tài như cũ. Bởi vì trong chế độ độc tài bất cứ lúc nào cũng có thể có bất ngờ. Nhà báo Ngô Nhân DụngKính Hòa: Như vậy nó có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt nam Trung Quốc hiện nay?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Chắc Trung quốc thế nào họ cũng phản ứng chống lại. Tờ Hoàn cầu thời báo, một ấn bản của Nhân dân nhật báo đã lên tiếng cảnh cáo rằng cái việc mà Việt nam tìm cách liên kết với Mỹ để chống Trung quốc thì chỉ có hại cho Việt nam mà thôi. Đó là một lời đe dọa. Tất cả những điều mà chúng ta chờ đợi bây giờ là phản ứng của đảng cộng sản Việt nam như thế nào trước lời đe dọa đó. Hoặc là họ sẽ có lời tuyên bố ngược lại một cách mạnh mẽ, hoặc là họ cứ để yên cho mọi chuyện cứ tiến hành. Việt nam sẽ từ từ thay đổi, Trung quốc tấn tới đâu thì sẽ phản kháng lại tới đó.
Đó là chuyện diễn tiến sau này, nhưng chắc chắn mối bang giao Việt nam với Trung quốc, hay là mối quan hệ giữa đảng cộng sản Việt nam và đảng cộng sản Trung quốc từ đây sẽ thay đổi chứ không còn như trước nữa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015
Kính Hòa: Trong tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt nam và Mỹ lại không có một câu nào về vấn đề nhân quyền. Phải hiểu chuyện này như thế nào?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Ông Obama có nêu ra vấn đề nhân quyền với ông Nguyễn Phú Trọng chứ không phải là không. Tuy nhiên hành động của ông Tổng thống là dựa trên quyền lợi lâu dài của nước Mỹ. Và họ muốn thay đổi tình trạng của thế giới này cho phù hợp với quyền lợi của nước Mỹ, và những giá trị mà nước Mỹ vẫn tuân theo. Và đó là chuyện lâu dài. Họ biết là họ không thể thay đổi tình trạng nước khác với những áp lực thường xuyên được, và không thể nào mà không chơi với người ta mà khiến cho người tat hay đổi được. Họ là cái nước mạnh, cái nước giàu, và họ sẳn sàng chơi với tất cả mọi người, và họ nghĩ rằng khi mà họ giao thiệp với những nước khác thì họ sẽ giúp những nước khác thay đổi, chứ không nên làm những cái áp lực làm mất hòa khí. Theo tôi hiểu thì nước Mỹ nó không hề thay đổi gì cả.
Kính Hòa: Chuyến đi của ông Trọng có làm thay đổi chính trị nội tại của Việt nam hay không? Và có thúc đẩy sự thay đổi của Việt nam sắp tới hay không?
Một chế độ dân chủ sẽ bảo đảm luật pháp được tôn trọng. Thành ra chính những đảng viên cộng sản, nhất là những người đã làm giàu trong những năm qua, họ cũng mong muốn làm sao thay đổi được chế độ. Họ cũng muốn có một cái luật pháp đàng hoàng nó bảo vệ cái tài sản của họ. Nhà báo Ngô Nhân DụngNhà báo Ngô Nhân Dụng: Cái chính trị nội bộ của đảng cộng sản Việt nam thì tôi nghĩ là không được quyết định từ những can thiệp từ bên ngoài. Nhưng cái việc mà đảng cộng sản thay đổi chính sách với nước Mỹ và với cả Trung quốc, thì cái đó có ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị Việt nam, nhưng mà đây là cái chính trị hiểu theo nghĩa là sự tương quan giữa người cầm quyền và người dân Việt nam.
Tất cả những cái đó sẽ qua ngã kinh tế để tạo nên một áp lực lên giới cầm quyền Việt nam. Họ sẽ thấy rằng nếu họ thay đổi theo cái chiều hướng mở rộng dân chủ tự do cho đất nước thì chính họ và con cháu của họ sẽ được hưởng.
Trong thời gian mà đảng cộng sản đổi mới kinh tế đến giờ, thực chất là họ dựa vào cơ cấu thị trường và lợi dụng điều đó để làm giàu. Họ đã trở nên những đại gia giàu có lắm rồi.
Nhưng mà họ có thể bảo vệ được khối tài sản sau mấy chục năm làm giàu đó, có bảo vệ được hay không? Điều đó tùy theo tương lai của đất nước Việt nam sẽ như thế nào.
Theo tôi nghĩ thì những người hiện nay đang tích tụ tài sản họ không muốn tiếp tục một chế độ độc tài như cũ. Bởi vì trong chế độ độc tài bất cứ lúc nào cũng có thể có bất ngờ. Không ai biết chắc là tài sản của mình được giữ đến bao giờ. Không ai biết là cái người sắp lên cầm quyền sẽ làm gì để tước đoạt tài sản của mình.
Chúng ta xem cái cảnh ông Chu Vĩnh Khang bên Tàu. Ông ấy là một người giàu nứt đố đổ vách, thế mà ông Tập Cận Bình ông ấy tước bỏ gần hết.
Một chế độ dân chủ sẽ bảo đảm luật pháp được tôn trọng. Thành ra chính những đảng viên cộng sản, nhất là những người đã làm giàu trong những năm qua, họ cũng mong muốn làm sao thay đổi được chế độ. Họ cũng muốn có một cái luật pháp đàng hoàng nó bảo vệ cái tài sản của họ.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.
Không có nhận xét nào: