GNsP (09.10.2015) – Mấy ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông tại Nghệ An loan tin, cha Antôn Lê Công Lượng, quản xứ giáo xứ Xuân Kiều, và bà con giáo dân đã ‘hủy hoại tài sản và chiếm đất trái phép’ của trường mần non làm đường đi chính dẫn vào nhà thờ họ Yên Lạc thuộc giáo xứ Xuân Kiều, xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Sư kiện và luận điệu của báo ‘lề phải’
Theo báo Nhân dân nói rằng, cha Antôn Lượng ‘huy động khoảng 500 giáo dân kéo đến khu vực trường mầm non Nghi Kiều dùng búa, xà-beng công khai đập phá hai phía bờ tường của trường mầm non và làm con đường rộng 8 m, dài 81,5 m đi thẳng vào nhà thờ, xuyên qua đất của trường mầm non. Tổng diện tích của nhà trường bị giáo họ lấn chiếm làm đường khoảng 700 m2. Quá trình phá bờ tường để làm đường, các đối tượng đã chặt phá 31 cây xanh của nhà trường…”
Còn báo Công an Nghệ An nhận định, “hành vi đập phá tường rào, chặt phá cây của trường mầm non xã Nghi Kiều của linh mục Lê Công Lượng và các giáo dân là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143, Bộ luật Hình sự năm 1999.”
Cũng theo các nguồn báo ‘lề phải’ cho biết, trước khi sự việc xảy ra nhà cầm quyền đã ra sức giải thích đầy đủ các khía cạnh pháp luật cho cha Antôn Lượng và bà con giáo dân hiểu rằng hành vi trên là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Không đồng tình với những lời bịa đặt và vu cáo của nhà cầm quyền, cha Antôn Lê Công Lượng, quản xứ giáo xứ Xuân Kiều từ năm 2015, bác bỏ: “Đây là luận điệu của các báo đài giúp nhà cầm quyền các cấp hướng dư luận sang một việc khác để che mờ cho một sự thật nào đó. Quyền lợi của người dân là chính đáng, con đường đó không chỉ sử dụng cho những người giáo dân giáo họ mà các xóm 9 và 10 cũng được hưởng lợi.”
Sự thật ra sao?
Giáo họ Yên Lạc có từ năm 1929. Năm 1982, cơn bão số 7 làm đổ nát nhà thờ của giáo họ, không có nơi thờ tự, bà con giáo dân đến giáo xứ Xuân Kiều dâng thánh lễ. Năm 1987, nhà cầm quyền địa phương lúc đó là Hợp tác xã [HTX] do ông Trần Văn Mai làm chủ nhiệm đã xây dựng bờ bao, chắn con đường cũ từ mặt tiền nhà thờ thẳng về phía nam giáp với đường liên xã đi vào nhà thờ. Từ đó cho đến nay, giáo dân giáo họ Yên Lạc không có con đường chính thức đi đến nhà thờ mà chỉ có một lối nhỏ dẫn vào. Sau này, nhà thờ được sửa chữa và tu chỉnh lại.
Phần đường cũ này nằm ngay vị trí đường lộ mà nhà cầm quyền đang thi công mở rộng đường. Bên cạnh có trường mần non được xây cất vào năm 2002 có bờ rào song sắt xây kiên cố, bên còn lại giáp với một phần đất trống –trước đây là kho vật tư cũ của HTX- được rào bởi tường đá ong cũ, bỏ hoang và được trồng các loại cây như tràm, keo…
Nhà thờ giáo họ Yên Lạc có từ năm 1929
Con đường chính dẫn vào nhà thờ giáo họ Yên Lạc, bên tay phải là đằng sau trường mần non có bờ rào song sắt xây kiên cố, bên tay trái là khu đất trống bỏ hoang.
Trường mần non, nơi xảy ra tranh chấp phần đường chính của giáo họ Yên Lạc. Trong khuôn viên của trường đặt trụ cột sóng Vina.
Con đường chính dẫn vào nhà thờ giáo họ Yên Lạc, bên tay phải là đằng sau trường mần non có bờ rào song sắt xây kiên cố, bên tay trái là khu đất trống bỏ hoang.
Trường mần non, nơi xảy ra tranh chấp phần đường chính của giáo họ Yên Lạc. Trong khuôn viên của trường đặt trụ cột sóng Vina.
Nhà cầm quyền giao đường đi chính của giáo họ Yên Lạc cho trường mần non
Đường chính dẫn vào nhà thờ để hoang quá lâu ngày nên bà con giáo dân muốn chỉnh trang lại con đường chính cũ này để tiện lối đi chính đến nhà thờ, do đó vào ngày 17.07.2015, họ làm đơn kiến nghị đến UBND xã mở lại con đường cũ đã có từ trước. “Tôi với tư cách là linh mục quản xứ thấy nguyện vọng đó là chính đáng nên tôi đã xác nhận vào đơn đó để gửi lên UBND xã Nghi Kiều”, cha Antôn Lượng cho hay.
Hai tháng sau, UBND xã mở một cuộc họp vào lúc 7 giờ 30 nhưng hơn 8 giờ giấy mời mới đến tay người đại diện được mời tham dự. Cha Antôn Lượng kể: “Nội dung cuộc họp không chứng minh được tại sao không cho người dân mở lại con đường. Họ lại nói là con đường cũ này đã được quy hoạch làm trường mần non nhưng lại không trưưng dẫn ra được bản đồ, sơ đồ quy hoạch. Kết thúc cuộc họp, ông Lưu, người đại diện Ban hành giáo, đi họp, đã không ký bất kỳ biên bản nào vì ông không đồng tình.”
Cha Antôn Lượng kể tiếp: “Đầu tháng 10.2015, giáo họ thi công một vài công trình nhỏ trong giáo xứ đang còn dở dang, để kịp mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 07.10.2015. Hôm đó, bà con giáo dân hỗ trợ xây dựng. Họ thấy nhà cầm quyền địa phương mở lại con đường cũ trước đây đã lấy, làm lại đường cho dân, thì người dân thấy vậy cùng hợp sức lại với nhau chỉnh tu lại con đường cũ này, có cả bà con giáo xứ Cẩm Sơn và các giáo xứ lân cận đến giúp. Khi làm, họ không hề đụng đến đất hay cây cối của trường mần non. Đây là một việc làm chính đáng, làm đẹp cho nhà cầm quyền, cho giáo họ, cho người dân. Ngày đó cha vắng nhà, về đến nhà thấy bà con đã chỉnh tu xong con đường cũ này rồi.”
Sau đó, UBND xã Nghi Kiều mở cuộc họp, mời đại diện Ban hành giáo giáo xứ là ông Lưu lên làm việc, ra thông báo về việc cha Lượng và bà con giáo dân vi phạm pháp luật ‘hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản’.
“Đây là một hành vi lạm quyền để chèn ép tôn giáo. Họ lợi dụng khuôn viên trường mần non, để che lấp đi những sai phạm của nhà cầm quyền địa phương đã ngang nhiên chặn con đường chính của bà con giáo họ Yên Lạc.” Cha Antôn Lượng nhận xét.
Bà con giáo dân hợp sức chỉnh trang lại con đường chính cũ để tiện lối đi chính đến nhà thờ.
Nhiều sai phạm tại xã Nghi Kiều được các cơ quan chức năng che dấu
Vào năm 2013, nhà cầm quyền có chủ trương hiện đại hóa nông thôn, kêu gọi người dân tham gia cống hiến đất đai và tiền bạc để mở đường cho xã được rộng, tốt hơn. Nhiều người dân đã đáp ứng, cống hiến đất, cây cối và tiền bạc để xây đường nhưng nhà cầm quyền không làm mà chỉ hô hào nên người dân cảm thấy bị ‘lừa’.
Không chỉ bị lừa mà còn nhiều bất công khác xảy ra tại nơi đây. Cha Antôn Lượng cho biết: “Thứ nhất, nếu nhà cầm quyền quan tâm đến trẻ em vì trẻ em là mần non tương lai của đất nước, thì tại sao họ lại đặt trụ cột sóng Vina trong khuôn viên trường mần non. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các em cũng như những người dân sống xung quanh.
Thứ hai, các trường mần non, tiểu học, THCS, THPT có nhiều khoản đóng góp không có trong quy định của Bộ Giáo Dục như, phụ huynh phải đóng khoản xã hội hóa từ 300 đến 575 ngàn đồng. Tất cả là ‘tự nguyện’ nhưng buộc phụ huynh phải đóng.
Cha Antôn Lê Công Lượng, quản xứ giáo xứ Xuân Kiều từ năm 2015 |
Thứ ba, nhà cầm quyền hỗ trợ tiền cho nông dân để họ không phải bỏ đất tha phương cầu thực, mỗi hộ dân được hỗ trợ 500 ngàn đồng/1 ha vào năm 2011-2014, tăng lên 1 triệu đồng/1 ha từ năm 2015. Thế nhưng, người nông dân không nhận được tiền trợ cấp mà còn phải chi thêm nhiều các khoản phụ thu khác như quỹ phòng chống thiên tai… Nếu không đóng, họ sẽ o ép bà con.
Thứ tư, người dân làm hợp đồng vay vốn bên ngoài khoảng 150 triệu đồng và thế chấp nhà cửa, họ lên xã làm một vài thủ tục cần thiết nhưng lại phải đóng mất 300 ngàn đồng.”
“Và nhiều sai phạm khác nữa mà nhà cầm quyền không hề xử phạt, cũng không đại diện cho người dân tìm lại công bằng. Trong khi người dân chỉnh tu lại đoạn đường nhỏ khoảng 700 m2 thì họ lại làm rùng beng trên các phương tiện thông tin xã hội.” Cha Antôn Lượng nhận định.
Khi nhà cầm quyền qui kết linh mục và bà con giáo dân ‘chiếm 700m2’ đất, họ đã cố tình ‘quên đi’ rằng, chính họ đang cướp chiếm hàng trăm ngàn m2 đất của các cơ sở Tôn giáo trải dài từ Bắc vào Nam, mà trong số đó, tỷ lệ phục vụ ‘dân sinh’ -như con đường bà con giáo dân giáo họ Yên Lạc đang chỉnh trang- chỉ được một phần nhỏ.
Huyền Trang, GNsP
Ảnh: CTNLT Mạnh Sơn
Ảnh: CTNLT Mạnh Sơn
Không có nhận xét nào: