GNsP (16.11.2015) – Nói xấu, sách nhiễu, theo dõi một cách sát sao, đánh đập… của ‘côn đồ được bảo kê’ là những gì mà nhà cầm quyền huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện đối với Cựu TNLT Trần Minh Nhật và gia đình anh mỗi ngày, từ khi anh Nhật mãn hạn tù được gần ba tháng.
Vụ việc gần đây nhất, vào ngày 08.11.2015, Cựu TNLT Trần Minh Nhật và bạn của anh là Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, sống ở Nghệ An, bị công an huyện Lâm Hà câu lưu nhiều giờ, tại đồn công an thị trấn Đinh Văn. Tại đây, ông Đinh Huy Thai, trưởng công an huyện Lâm Hà và một số công an, an ninh huyện có hành vi phạm tội ‘bắt, giữ người trái pháp luật’; ‘làm nhục người khác’; ‘hành hạ người khác’; ‘cố ý gây thương tích’; ‘cướp tài sản’; ‘xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân’; ‘xâm phạm bí mật, an toàn thư tín điện thoại’.
Một điểm cần lưu ý khi anh Nhật và anh Sơn bị câu lưu trái phép tại đồn công an thị trấn Đinh Văn, anh Nhật bị công an đấm mạnh ba phát vào vùng ngực, khiến anh đau đớn, khó thở, mệt… Sau khi được tự do và trở về nhà hơn 1 tuần lễ thì tình trạng sức khỏe của anh Nhật trở nên xấu hơn, đau nhiều ở vùng ngực, khó thở…
Một bác sĩ quen của gia đình tư vấn qua điện thoại cho biết, với triệu chứng như anh Nhật mô tả thì có thể nghi ngờ anh bị chấn thương sương xườn, phổi và tim nhưng cần đi chụp X-quang để có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, về phía nhà cầm quyền địa phương, họ ngăn cản Cựu TNLT này đi khám sức khỏe tại bệnh viện.
Hiện nay, luôn có từ 6-8 an ninh mặc thường phục canh gác và theo dõi trước cổng nhà, bất kể thành viên nào trong gia đình đi ra bên ngoài đều được các viên an ninh này đi theo ‘bảo vệ’ một cách cẩn mật. Anh Trần Khắc Đường, anh của anh Nhật, cho biết:
“Hôm qua [15.11.2015], vợ chồng tôi và người em trai đang trên đường xuống thị trấn Đinh Văn thì có 2 công an mặc thường phục bám theo và một công an khác lái một chiếc xe không có biển số xe nhưng lại cầm theo gậy tre.”
Không những vậy, hàng xóm láng giềng vào nhà thăm gia đình Cựu TNLT này sẽ được an ninh mặc thường phục ‘thăm hỏi’ và ‘chất vấn’ một cách kỹ lưỡng như: có Nhật ở nhà không? Vào đó làm gì? Nói chuyện gì?… và cấm những người này tiếp xúc với gia đình anh Nhật.
Sau khi mãn hạn tù được khoảng 1 tháng, Cựu TNLT Trần Minh Nhật mở một lớp dạy kèm tiếng Anh cho các em học sinh có gia cảnh khó khăn sống gần nhà, lớp học có khoảng 20 em, nhưng bây giờ chỉ còn hơn 10 em học sinh. Cựu TNLT này nói: “Các em đến học bị công an hỏi thăm này nọ và có thể công an gây áp lực phụ huynh của các em và không cho các em đến học nữa.”
Dạy học, một công việc góp sức và tạo ích lợi cho cộng đồng cũng bị nhà cầm quyền tước đoạt và chính họ -nhà chức trách huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng- đang chà đạp lên pháp luật khi Luật quy định người đang chấp hành án phạt quản chế có quyền ‘được lựa chọn việc làm thích hợp’.
“Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, … Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành xong án phạt tù” được Nghị định 80/2011/NĐ-CP qui định. Nghị định này cũng qui định rõ nghĩa vụ của các cơ quan phải có với những Cựu tù nhân lương tâm này. Phải chăng côn đồ và công an huyện Lâm Hà đang hình thành ‘vương quốc’ với luật lệ riêng? Hay Nghi định cũng chỉ là hình thức ‘nói một đàng, chỉ đạo một nẻo’?
Vụ việc gần đây nhất, vào ngày 08.11.2015, Cựu TNLT Trần Minh Nhật và bạn của anh là Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, sống ở Nghệ An, bị công an huyện Lâm Hà câu lưu nhiều giờ, tại đồn công an thị trấn Đinh Văn. Tại đây, ông Đinh Huy Thai, trưởng công an huyện Lâm Hà và một số công an, an ninh huyện có hành vi phạm tội ‘bắt, giữ người trái pháp luật’; ‘làm nhục người khác’; ‘hành hạ người khác’; ‘cố ý gây thương tích’; ‘cướp tài sản’; ‘xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân’; ‘xâm phạm bí mật, an toàn thư tín điện thoại’.
Một điểm cần lưu ý khi anh Nhật và anh Sơn bị câu lưu trái phép tại đồn công an thị trấn Đinh Văn, anh Nhật bị công an đấm mạnh ba phát vào vùng ngực, khiến anh đau đớn, khó thở, mệt… Sau khi được tự do và trở về nhà hơn 1 tuần lễ thì tình trạng sức khỏe của anh Nhật trở nên xấu hơn, đau nhiều ở vùng ngực, khó thở…
Một bác sĩ quen của gia đình tư vấn qua điện thoại cho biết, với triệu chứng như anh Nhật mô tả thì có thể nghi ngờ anh bị chấn thương sương xườn, phổi và tim nhưng cần đi chụp X-quang để có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, về phía nhà cầm quyền địa phương, họ ngăn cản Cựu TNLT này đi khám sức khỏe tại bệnh viện.
Hiện nay, luôn có từ 6-8 an ninh mặc thường phục canh gác và theo dõi trước cổng nhà, bất kể thành viên nào trong gia đình đi ra bên ngoài đều được các viên an ninh này đi theo ‘bảo vệ’ một cách cẩn mật. Anh Trần Khắc Đường, anh của anh Nhật, cho biết:
“Hôm qua [15.11.2015], vợ chồng tôi và người em trai đang trên đường xuống thị trấn Đinh Văn thì có 2 công an mặc thường phục bám theo và một công an khác lái một chiếc xe không có biển số xe nhưng lại cầm theo gậy tre.”
Không những vậy, hàng xóm láng giềng vào nhà thăm gia đình Cựu TNLT này sẽ được an ninh mặc thường phục ‘thăm hỏi’ và ‘chất vấn’ một cách kỹ lưỡng như: có Nhật ở nhà không? Vào đó làm gì? Nói chuyện gì?… và cấm những người này tiếp xúc với gia đình anh Nhật.
Những viên an ninh mặc thường phục thường xuyên theo dõi trước cửa nhà
Cựu TNLT Trần Minh Nhật.
Sau khi mãn hạn tù được khoảng 1 tháng, Cựu TNLT Trần Minh Nhật mở một lớp dạy kèm tiếng Anh cho các em học sinh có gia cảnh khó khăn sống gần nhà, lớp học có khoảng 20 em, nhưng bây giờ chỉ còn hơn 10 em học sinh. Cựu TNLT này nói: “Các em đến học bị công an hỏi thăm này nọ và có thể công an gây áp lực phụ huynh của các em và không cho các em đến học nữa.”
Dạy học, một công việc góp sức và tạo ích lợi cho cộng đồng cũng bị nhà cầm quyền tước đoạt và chính họ -nhà chức trách huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng- đang chà đạp lên pháp luật khi Luật quy định người đang chấp hành án phạt quản chế có quyền ‘được lựa chọn việc làm thích hợp’.
“Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, … Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành xong án phạt tù” được Nghị định 80/2011/NĐ-CP qui định. Nghị định này cũng qui định rõ nghĩa vụ của các cơ quan phải có với những Cựu tù nhân lương tâm này. Phải chăng côn đồ và công an huyện Lâm Hà đang hình thành ‘vương quốc’ với luật lệ riêng? Hay Nghi định cũng chỉ là hình thức ‘nói một đàng, chỉ đạo một nẻo’?
Huyền Trang - Nguồn:GNsP
Không có nhận xét nào: