Người Buôn Gió: Sau chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã xích lại gần Hoa Kỳ hơn. Hiệp định TPP được ký kết, lệnh cấm vũ khí sát thương được dỡ bỏ, ngoài biển Đông hải quân Hoa Kỳ có những động thái bác bỏ quyền tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Không khó khăn gì để nhìn thấy Việt Nam thay đổi rất nhiều trong quan hệ đối ngoại từ sau chuyến đi Hoa Kỳ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Tất nhiên để có những thay đổi này, phải có sự chuẩn bị từ trước rất lâu. Không phải để đến chuyến đi của ông Trọng nó mới diễn ra được. Có hàng vô số cuộc gặp gỡ, sắp đặt ngầm trước đó giữa CSVN với Hoa Kỳ. Chuyến đi của ông Trọng như là một bản ký kết chính thức để mọi việc đi vào khởi động.
Vì sao lại tổng thống Hoa Kỳ lại tiếp TBT của Đảng CSVN. Giá như ông Trọng là chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội hay thủ tướng thì chẳng có gì phải thắc mắc. Nhưng ở đây ông Trọng đến Hoa Kỳ trên tư cách là tổng bí thư đảng CSVN, đó mới là điều đáng bàn.
Sở dĩ Hoa Kỳ tiếp ông Trọng, là muốn đưa thông điệp Hoa Kỳ sẵn sàng làm bạn với ĐCSVN. Điều đó khiến cho hơn 3 triệu đảng viên Việt Nam cảm thấy yên tâm và mát mặt. Việc tiếp thế cũng có nghĩa Hoa Kỳ không dựng đảng phái nào để chống phá đảng CSVN, nếu như ĐCSVN và Hoa Kỳ qua hệ tốt đẹp như đang có.
ĐCSVN sợ nhất khi tham gia TPP và quan hệ sâu sắc với Hoa Kỳ sẽ phải chịu những đòi hỏi về quyền lợi lao động, quyền con người, cải cách pháp luật, tự do ngôn luận. Cải thiện việc đó sẽ tạo cho những lực lượng đối lập với CSVN có cơ hội phát triển mạnh hơn. Trước diễn biến của tình hình thực tế khi quan hệ với Hoa Kỳ và hội nhập thương mại TPP. Việt Nam đứng trước hai vấn đề cần đối phó để duy trì sự cai trị của mình.
Thứ nhất là được Hoa Kỳ chính thức công nhân là lực lượng lãnh đạo ở Việt Nam. Chính vì vậy việc Hoa Kỳ tiếp TBT ĐCVN Nguyễn Phú Trọng gần như là một lời hứa ngầm Hoa Kỳ đảm baỏ điều đó.
Vấn đề thứ hai là ĐCSVN phải xử lý các đảng phái, nhóm xã hội dân sự ở trong và ngoài nước thế nào để các đảng phái, nhóm xã hội dân sự này mất uy tín, tan rã và suy yếu. Cái khó để xử lý việc này là ĐCSVN phải hạn chế dùng đến những điều luật như 79, 88, 258 để áp dụnglàm suy yếu các đảng, nhóm khác. Đây là những điều luật vốn dĩ trước kia được ĐCSVN áp dụng thường xuyên để triệt hạ các đảng phái, nhóm xã hôi dâ sự mà họ coi là đối thủ của họ. Nhưng các điều luật này lại bị quốc tế , đặc biệt là Hoa Kỳ lên án gay gắt. Bởi vậy thế mạnh sở trường dùng các điều luật này để bắt người vô tội vạ như trước sẽ không còn hữu hiệu. Hiện nay mật độ bắt giữ những người khép vào các tội 79, 88, 258 của bộ luật hình sự Việt Nam đã giảm đi rất nhiều so với những năm trước.
Để xử lý các đảng phái, nhóm xã hôi dân sự mà không để lại dấu vết, bằng chứng cho quốc tế lên án. An ninh Việt Nam đã thay đổi phương cách tấn công các đảng phái, nhóm xã hội dân sự từ cách bắt bớ theo các điều trên thành những hành động bỉ ổi chẳng hạn như cho công an , an ninh đóng giả làm côn đồ, hoặc sử dụng côn đồ thật để tấn công vũ lực vào những người đấu tranh dân chủ, những nhà hoạt động nhân quyền, những người bất đồng chính kiến. Đây là lý do giải thích cho hiện tượng vì sao gần đây các trường hợp bắt bớ theo điều 79, 88. 258 ít đi so với các năm trước, nhưng hiện tượng côn đồ, an ninh giả dạng dân thường tấn công những nhà đấu tranh tăng đột biến với mật độ dày dặc. Sử dụng biện pháp tấn công vũ lực này, CSVN không để lại bằng chứng rằng họ đã làm, đã thế họ gọi đó là do các người dân thấy bức xúc nên đã tấn công những người đấu tranh kia, lý do bức xúc là những người dân cảm thấy những người đấu tranh là phá hoại an ninh xã hội, cuộc sống bình yên. Việc đổ vấy cho dân chúng sẽ làm cộng sản VN không phải đối mặt với những lời chỉ trích trên các bàn nghị sự quốc tế, vì việc trưng ra được bằng cớ an ninh Việt Nam tổ chức hay tham gia các vụ đánh người như vậy rất khó khăn. Mặt khác được nữa là CSVN càng có cớ giải trình rằng tình trạng người dân không đồng tình với đa đảng rất lớn, nếu để nới rộng các quyền về tự do dân chủ thì sẽ dẫn đến nhưng xung đột đẫm máu của các hệ ý thức trong người dân.
Việc dung túng và ngầm xúi dục bọn Dư Luận Viên, đoàn viên đóng mác người dân phẫn nộ đi tấn công, chửi bới người đấu tranh được diễn ra thường xuyên hơn. Mục đích nhằm để phụ hoạ lý do dân chúng Việt Nam sẽ xung đột nếu tăng tốc độ nới lỏng về tự do. Song song với những thủ đoạn khiêu khích , tấn công trên, thì CSVN áp dụng những điều luật hình sự chẳng hạn như tội gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố y gây thương tích, vu khống người thi hành công vụ để bổ trợ. Ví dụ trong khi dư luận viên đến khiêu khích những người đấu tranh, đẩy họ phải lời qua tiếng lại thì công an ngay lập tức sẽ mượn cớ gửi giấy triệu tập người đấu tranh đến cơ quan công an để xét hỏi về tội gây rối trật tự. Hoặc nếu người đấu tranh bị đánh đập mà có phản ứng chống đỡ sẽ quy kết tội cố ý gây thương tích, các bác sĩ theo lệnh công an sẽ giảm mức độ chấn thương của người đấu tranh dân chủ xuống và ngược lại thì tăng mức độ chấn thương của bọn khiêu khích, côn đồ , an ninh lên mức độ trầm trọng, nhằm đủ yếu tố quy kết bắt bỏ tù người đấu tranh. Ở các trường hợp này, nếu người đấu tranh phẫn uất chỉ rằng công an đứng sau bênh vực bọn côn đồ . Họ sẽ bị quy kết là vu khống cán bộ, người thi hành công vụ.
Sử dụng côn đồ, dư luận viên dưới chiêu bài là quần chúng nhân dân bức xúc, kết hợp với những điều luật không nằm trong chương an ninh quốc gia là những thủ đoạn của CSVN gần đây nhằm trấn áp những người đấu tranh mà quốc tế khó tìm bằng chứng để chỉ trích.
Song song với thủ đoạn trên, một thủ đoạn nữa tinh vi hơn là là lợi dụng sự mâu thuẫn, đố kỵ của các phe nhóm, đảng phái để khiến các đảng phái, phe nhóm tự đấu đá, triêt hạ lẫn nhau. Trong biện pháp này thì internet là công cụ hiệu quả để làm mặt trận cho các đảng phái, phe nhóm triệt hạ nhau. Một sự thật cần phải khẳng định là dù chưa có sự tác động của CSVN thì những đảng phái, phe nhóm vốn dĩ đã có mâu thuẫn. Đây là sự khách quan của xã hội dân sự, đa nguyên. Nhưng có sự can thiệp của CSVN vào thì yếu tố tiến bộ đó trở thành tiêu cực. Lợi dụng sự nhỏ nhen, đố kỵ, sự phân hoá, thù hằn để dùng cá nhân đánh tổ chức, dùng tổ chức nhỏ đánh tổ chức lớn, gây tan rã và chia rẽ phong trào đấu tranh dân chủ là một giáo trình được nghiên cứu khoa học của an ninh Việt Nam.
Trong tương lai gần vì những đòi hỏi khi hội nhập với quốc tế , CSVN phải để cho các nhóm xã hội dân sự, hội đoàn được hoạt động. Bên cạnh những thủ đoạn nêu trên để trấn áp các đảng phái, nhóm xã hội dân sự bất đồng với mình để các nhóm này suy yếu. Đảng CSVN còn phải thành lập những hội đoàn, nhóm do mình giật dây để hoạt động trá hình cho có vẻ dân chủ, phù hợp với yêu cầu của quốc tế. Những đảng phái, nhóm xã hội dân sự bất đồng với CSVN gặp nhiều khó khăn, họ vừa phải chống đỡ sự tấn công bằng côn đồ của an ninh Việt Nam, các điều luật hình sự như gây rối trật tự công cộng, vu khống cán bộ. Mặt khác họ phải đối diện với những tấn công từ ngay những tổ chức khác cũng như họ. Cuối cùng họ phải cạnh tranh trên thế yếu và đầy bất công với những tổ chức, nhóm do cộng sản Việt Nam lập ra đứng đằng sau giật dây.
Như vậy, tới đây xã hội Việt Nam sẽ có một phần của dân chủ. Nhưng đó là dân chủ bánh vẽ , trá hình, dân chủ trên khái niệm. Nếu tất cả mọi sự vẫn diễn ra đều đều trong những khuôn khổ mà an ninh CSVN đã tính trước và có cách đối phó được như trên. Phải trải qua thời gian dài đến cả thập kỷ nữa Việt Nam mới có hy vọng dân chủ, văn minh, tiến bộ thực sự.
Không có nhận xét nào: