TNCG: Mấy ngay nay dư luận chú ý việc thầy giáo Doãn Minh Đăng bị kỉ luật vì đã có bình luận trên facebook mà theo lãnh đạo trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ là “nói xấu” nhà trường trên mạng xã hội. Quyết định kỷ luật do ông Dương Thái Công ký ngày 12.10, ông Đăng vi phạm Điều 19 Luật Viên chức “Những việc viên chức không được làm” là “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp”; Vi phạm Điều 58 Luật Giáo dục đại học “Các hành vi giảng viên không được làm” là “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác”; Vi phạm Điều 12 Luật Công nghệ thông tin “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây: Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân”; Vi phạm điều 6 Nghị định 90 Chống thư rác là “gửi thư rác”.
Thực hư việc một tiến sĩ bị xử lý vì “nói xấu” trên Facebook này đặt ra cho ta những câu hỏi liên quan đến những chuyện “Cười ra nước mắt” ở Việt Nam.
Hoạt động khoa học bị gặp khó khăn
Theo thông tin báo chí và từ trang cá nhân của thầy giáo Doãn Minh Đăng, nhà trường đang lên kế hoạch kỷ luật ông tiếp vì ông đã công khai đăng tải những khuất tất ở trường này. Ngày 12.10 vừa qua ông đã bị kỷ luật với hình thức luân chuyển vị trí công tác. Ông Đăng thanh minh “ Trước việc bị lãnh đạo nhà trường đối xử bất công và bưng bít thông tin, tôi đưa những tư liệu mình có lên trang web này để phơi bày sự thật về những vấn đề đã và đang xảy ra với mình”, thầy Đăng nói. Ông cũng cho rằng những gì xảy ra với mình không phải là mới nhưng ông đưa ra những thông tin này để cho thấy “một cán bộ khoa học trẻ và có năng lực đã bị chèn ép như thế nào”
Theo thông tin từ chính thầy Đăng thì ông đã bị gây khó dễ khi tham gia các hoạt động khoa học. ông đã bị ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi họp để chỉ trích. Trước đó vào vào tháng 3 năm 2015 ông đã ra Hà Nội tham dự hội thảo khoa học do Viện Toán Học tổ chức. Dù đã thông báo rồi và không ảnh hưởng gì đến chi phí của nhà trường nhưng ban giám hiệu đã liên tục họp hành để phê phán tinh thần kỷ luật của ông.
Cụ thể là từ vào tháng 06/04 năm 2015 ông Đăng đã bị lãnh đạo nhà trường bắt tạm ngưng công tác phó trưởng khoa Điện tử cơ khí của ông. Lý do đưa ra theo như lời của Dương Thái Công – hiệu trưởng trường ĐH KTCN Cần Thơ là thầy giáo Đăng đã công khai biên bản cuộc họp giao ban lên các trang mạng công cộng(không có quy định cấm), và dám dùng cụm từ “cá tháng tư” tỏng email là không tôn trọng nhà trường, đồng thời ông Đăng đã nói yêu cầu của thầy hiệu trưởng là “không hợp thông lệ khoa học”.
Việc đòi hỏi không chính đáng từ phía ban giám hiệu nhà trường theo thầy Đăng sẽ làm thui chột tinh thần nghiên cứu khoa học và làm cho các nhà khoa học trẻ dần ra đi và những nhà nghiên cứu chuyên môn sâu sẽ không dám về trường công tác, cũng như chất lượng đào tạo sẽ giảm sút và về lâu dài sinh viên sẽ chịu thiệt thòi về sự sai lầm này.
Sai phạm có hệ thống
Việc ông Đăng bị kỷ luật này là một hành động mang tính hệ thống, từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và ngay cả là Công Đoàn Trường. Ông Đăng cho biết “Bà Lưu Thu Thủy là chủ tịch Công Đoàn có dự họp, khi tôi hỏi tại sao Công Đoàn không bảo vệ quyền lợi giảng viên của tôi thì bà Thủy trả lời là vì tôi được đánh giá “vi phạm đạo đức nhà giáo”. Tôi hỏi lại các thành viên dự họp có phải đó là đánh giá kết luận của tập thể lãnh đạo nhà trường không, thì ông Nguyễn Văn Ấu (phó hiệu trưởng) trả lời đó là phát biểu của cá nhân bà Thủy, còn ông ấy không xác nhận hoặc bác bỏ ý kiến đó”.
Ngay cả việc ông Đăng gửi đơn khiếu nại và tố cáo cũng bị phớt lờ. Thầy giáo Đăng đã gửi đơn đi đến các cơ quan ban ngành và hiện tại vẫn chưa có câu trả lời hồi đáp. Còn biên bản của hội đồng kỷ luật nhà giáo này thì lại cố ý gửi chậm để hết ngày khiếu nại. “ông Dương Thái Công và ông Trương Minh Nhật Quang bảo rằng do tôi “vi phạm đạo đức nhà giáo”. Họ không chỉ ra thêm là tôi vi phạm như thế nào. Ông Công còn khẳng định là nhà trường thà mất một ngành đào tạo (vì tôi là giảng viên cơ hữu duy nhất có học vị tiến sĩ đúng chuyên môn để đứng tên phụ trách ngành đào tạo đại học CNKT Điều khiển và tự động hóa), còn hơn là để cho tôi giảng dạy”, ông Đăng nói.
Đấu tranh chống tiêu cực lại bị trù dập
Thông tin đăng tải cho biết, nguyên nhân khiến ông Đăng bị hội đồng nhà trường trù dập có thể là do ông đã can đảm yêu cầu xử lý những khiếm khuyết ở trường đại học này. Vào tháng 8 năm nay ông đã công khai yêu cầu xét lại kết quả thi đua của ông Dương Thái Công – hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Xuân Thu – phó hiệu trưởng. Những luận chứng mà ông Đăng đưa ra để trình bày việc ông không đồng ý cấp danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở” cho hai vị này. Tuy nhiên, ông Dương Thái Công đã bất chấp những ý kiến phản hồi đó, đã tự mình bác bỏ yêu cầu đó và trong các buổi họp còn răn đe thầy Đăng nên “hành xử trong khuôn khổ cho phép”. Ông Công cũng chỉ trích người nêu lên những sai phạm của mình khi có ý áp đặt rằng ông Đăng có những tư tưởng chính trị lệch lạc: “dù ở bất kì một chế độ nào nữa, tôi muốn nói ở đây, vì thầy đã có 5 – 6 năm học ở nước ngoài và đôi khi nghĩ rằng nước ngoài nó khác với Việt Nam. Chế độ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa cũng không chấp nhận những hành vi như vậy”
Ngoài việc tố cáo khuất tất trong công tác thi đua, ông Đăng còn tố cáo trường không công khai tình hình tài chính, và ông hiệu trưởng lũng đoạn hoạt động của công đoàn.
Lực lượng cấp tiến đòi hỏi cải cách thường sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều
Qua chuyện thầy giáo Doãn Minh Đăng lên tiếng về những sai phạm của trường ĐH KTCN Cần Thơ, có người ông đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để xúc phạm danh dự người khác nhưng có nên đặt câu hỏi ngược lại: liệu có phải các ban ngành tỉnh Cần Thơ đang cố ý cùng các cán bộ trường ĐH KTCN để bịt miệng những tiếng nói phản đối không, để tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân không?
Tiến sĩ Doãn Minh Đăng nhìn nhận rằng “Nói chung thì lực lượng cấp tiến đòi hỏi cải cách thường sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều”. Ông đã nói lên nguyên nhân và lý do ông lên tiếng là: “tôi tự xem mình là một nhà khoa học chân chính và không chấp nhận những việc thiếu minh bạch gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của mình; còn ban lãnh đạo nhà trường thì loay hoay tìm cách bưng bít thông tin thêm nữa để đối phó với các yêu cầu minh bạch hóa của tôi, dùng thủ đoạn bêu xấu tôi và dựa vào quyền lực qua những quyết định tập thể để dập tắt tiếng nói của tôi”.
Đó có lẽ cũng là vấn nạn chung của nền giáo dục Việt Nam và cũng là thực trạng của xã hội Việt Nam. Thật nực cười khi có ai lên tiếng phản đối cấp trên, cán bộ nào đó là lại bị chụp mũ, bị trù dập ngay. Tiếc là tiến sĩ Doãn Minh Đăng chưa biết rằng ở Việt Nam chuyện bị trù dập thì chỉ là “Chuyện thường ở huyện”.
Paul Minh Nhật
Thực hư việc một tiến sĩ bị xử lý vì “nói xấu” trên Facebook này đặt ra cho ta những câu hỏi liên quan đến những chuyện “Cười ra nước mắt” ở Việt Nam.
Hoạt động khoa học bị gặp khó khăn
Theo thông tin báo chí và từ trang cá nhân của thầy giáo Doãn Minh Đăng, nhà trường đang lên kế hoạch kỷ luật ông tiếp vì ông đã công khai đăng tải những khuất tất ở trường này. Ngày 12.10 vừa qua ông đã bị kỷ luật với hình thức luân chuyển vị trí công tác. Ông Đăng thanh minh “ Trước việc bị lãnh đạo nhà trường đối xử bất công và bưng bít thông tin, tôi đưa những tư liệu mình có lên trang web này để phơi bày sự thật về những vấn đề đã và đang xảy ra với mình”, thầy Đăng nói. Ông cũng cho rằng những gì xảy ra với mình không phải là mới nhưng ông đưa ra những thông tin này để cho thấy “một cán bộ khoa học trẻ và có năng lực đã bị chèn ép như thế nào”
Theo thông tin từ chính thầy Đăng thì ông đã bị gây khó dễ khi tham gia các hoạt động khoa học. ông đã bị ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi họp để chỉ trích. Trước đó vào vào tháng 3 năm 2015 ông đã ra Hà Nội tham dự hội thảo khoa học do Viện Toán Học tổ chức. Dù đã thông báo rồi và không ảnh hưởng gì đến chi phí của nhà trường nhưng ban giám hiệu đã liên tục họp hành để phê phán tinh thần kỷ luật của ông.
Cụ thể là từ vào tháng 06/04 năm 2015 ông Đăng đã bị lãnh đạo nhà trường bắt tạm ngưng công tác phó trưởng khoa Điện tử cơ khí của ông. Lý do đưa ra theo như lời của Dương Thái Công – hiệu trưởng trường ĐH KTCN Cần Thơ là thầy giáo Đăng đã công khai biên bản cuộc họp giao ban lên các trang mạng công cộng(không có quy định cấm), và dám dùng cụm từ “cá tháng tư” tỏng email là không tôn trọng nhà trường, đồng thời ông Đăng đã nói yêu cầu của thầy hiệu trưởng là “không hợp thông lệ khoa học”.
Việc đòi hỏi không chính đáng từ phía ban giám hiệu nhà trường theo thầy Đăng sẽ làm thui chột tinh thần nghiên cứu khoa học và làm cho các nhà khoa học trẻ dần ra đi và những nhà nghiên cứu chuyên môn sâu sẽ không dám về trường công tác, cũng như chất lượng đào tạo sẽ giảm sút và về lâu dài sinh viên sẽ chịu thiệt thòi về sự sai lầm này.
Sai phạm có hệ thống
Việc ông Đăng bị kỷ luật này là một hành động mang tính hệ thống, từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và ngay cả là Công Đoàn Trường. Ông Đăng cho biết “Bà Lưu Thu Thủy là chủ tịch Công Đoàn có dự họp, khi tôi hỏi tại sao Công Đoàn không bảo vệ quyền lợi giảng viên của tôi thì bà Thủy trả lời là vì tôi được đánh giá “vi phạm đạo đức nhà giáo”. Tôi hỏi lại các thành viên dự họp có phải đó là đánh giá kết luận của tập thể lãnh đạo nhà trường không, thì ông Nguyễn Văn Ấu (phó hiệu trưởng) trả lời đó là phát biểu của cá nhân bà Thủy, còn ông ấy không xác nhận hoặc bác bỏ ý kiến đó”.
Ngay cả việc ông Đăng gửi đơn khiếu nại và tố cáo cũng bị phớt lờ. Thầy giáo Đăng đã gửi đơn đi đến các cơ quan ban ngành và hiện tại vẫn chưa có câu trả lời hồi đáp. Còn biên bản của hội đồng kỷ luật nhà giáo này thì lại cố ý gửi chậm để hết ngày khiếu nại. “ông Dương Thái Công và ông Trương Minh Nhật Quang bảo rằng do tôi “vi phạm đạo đức nhà giáo”. Họ không chỉ ra thêm là tôi vi phạm như thế nào. Ông Công còn khẳng định là nhà trường thà mất một ngành đào tạo (vì tôi là giảng viên cơ hữu duy nhất có học vị tiến sĩ đúng chuyên môn để đứng tên phụ trách ngành đào tạo đại học CNKT Điều khiển và tự động hóa), còn hơn là để cho tôi giảng dạy”, ông Đăng nói.
Đấu tranh chống tiêu cực lại bị trù dập
Thông tin đăng tải cho biết, nguyên nhân khiến ông Đăng bị hội đồng nhà trường trù dập có thể là do ông đã can đảm yêu cầu xử lý những khiếm khuyết ở trường đại học này. Vào tháng 8 năm nay ông đã công khai yêu cầu xét lại kết quả thi đua của ông Dương Thái Công – hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Xuân Thu – phó hiệu trưởng. Những luận chứng mà ông Đăng đưa ra để trình bày việc ông không đồng ý cấp danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở” cho hai vị này. Tuy nhiên, ông Dương Thái Công đã bất chấp những ý kiến phản hồi đó, đã tự mình bác bỏ yêu cầu đó và trong các buổi họp còn răn đe thầy Đăng nên “hành xử trong khuôn khổ cho phép”. Ông Công cũng chỉ trích người nêu lên những sai phạm của mình khi có ý áp đặt rằng ông Đăng có những tư tưởng chính trị lệch lạc: “dù ở bất kì một chế độ nào nữa, tôi muốn nói ở đây, vì thầy đã có 5 – 6 năm học ở nước ngoài và đôi khi nghĩ rằng nước ngoài nó khác với Việt Nam. Chế độ xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa cũng không chấp nhận những hành vi như vậy”
Ngoài việc tố cáo khuất tất trong công tác thi đua, ông Đăng còn tố cáo trường không công khai tình hình tài chính, và ông hiệu trưởng lũng đoạn hoạt động của công đoàn.
Lực lượng cấp tiến đòi hỏi cải cách thường sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều
Qua chuyện thầy giáo Doãn Minh Đăng lên tiếng về những sai phạm của trường ĐH KTCN Cần Thơ, có người ông đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để xúc phạm danh dự người khác nhưng có nên đặt câu hỏi ngược lại: liệu có phải các ban ngành tỉnh Cần Thơ đang cố ý cùng các cán bộ trường ĐH KTCN để bịt miệng những tiếng nói phản đối không, để tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân không?
Tiến sĩ Doãn Minh Đăng nhìn nhận rằng “Nói chung thì lực lượng cấp tiến đòi hỏi cải cách thường sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều”. Ông đã nói lên nguyên nhân và lý do ông lên tiếng là: “tôi tự xem mình là một nhà khoa học chân chính và không chấp nhận những việc thiếu minh bạch gây ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của mình; còn ban lãnh đạo nhà trường thì loay hoay tìm cách bưng bít thông tin thêm nữa để đối phó với các yêu cầu minh bạch hóa của tôi, dùng thủ đoạn bêu xấu tôi và dựa vào quyền lực qua những quyết định tập thể để dập tắt tiếng nói của tôi”.
Đó có lẽ cũng là vấn nạn chung của nền giáo dục Việt Nam và cũng là thực trạng của xã hội Việt Nam. Thật nực cười khi có ai lên tiếng phản đối cấp trên, cán bộ nào đó là lại bị chụp mũ, bị trù dập ngay. Tiếc là tiến sĩ Doãn Minh Đăng chưa biết rằng ở Việt Nam chuyện bị trù dập thì chỉ là “Chuyện thường ở huyện”.
Paul Minh Nhật
Không có nhận xét nào: