Khánh An - VOA: Trong lúc Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong thời gian chờ được thông qua ở quốc hội Mỹ, nhiều người lo ngại lịch sử của WTO sẽ tái diễn khi Việt Nam không tuân thủ các yêu cầu về nhân quyền, về quyền của người lao động một khi được chính thức là thành viên. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski, giải đáp một số thắc mắc trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng Việt Nam ở thủ đô Washington hôm 4/12. Khánh An tường trình chi tiết.
Buổi gặp gỡ diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi xảy ra vụ nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và nhà báo Trương Minh Đức bị câu lưu và đánh đập khi họ cùng với luật sư tư vấn đến công ty Yupoong Vietnam ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tại đây.
Được biết, công ty Yupoong đã thông báo chấm dứt hợp đồng với gần 2.000 công nhân mà không giải thích lý do. Mặc dù trước đó xảy ra vụ cháy tại công ty Yupoong, nhưng một số người cho đây không phải là nguyên do của vụ sa thải.
Vụ câu lưu và đánh đập hai nhà hoạt động đã khiến dư luận thêm nghi ngờ về khả năng thực hiện các yêu cầu của TPP về quyền của người lao động của Việt Nam.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski, trên lý thuyết TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nói chung, và cho người lao động ở Việt Nam nói riêng:
“Và rồi cuối cùng, tôi nghĩ đây có thể là mối lợi lớn nhất, là những tổ chức công đoàn ở cấp công xưởng và văn phòng sẽ có thể liên minh với nhau theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Chiều hướng tiềm năng đó sẽ dẫn đến việc hình thành liên đoàn công nhân cả nước. Đây có thể sẽ là lực lượng chính trị rất mạnh của Việt Nam."
Nhưng khả năng “nuốt lời” của Việt Nam vẫn có thể xảy ra, như nhắc nhở của nhiều người về trường hợp Việt Nam vào WTO trước đây. Tuy nhiên, ông Malinowski cho biết TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động.
“Thứ nhất (đây là điều đơn giản và rất quan trọng) là không một lợi ích nào (TPP mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam hơn bất kỳ nước thành viên nào) có hiệu lực cho tới khi nào Việt Nam thực hiện tất cả các yêu cầu của TPP. Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.”
Ngoài ra, theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, TPP còn có cơ chế giải quyết khiếu nại như tất cả các hiệp ước khác. Nếu một bên vi phạm cam kết, bên kia có thể khiếu nại lên cơ chế này. Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, theo ông Malinowski, nhưng TPP thì có.
“TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ: một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).”
Ông Malinowski cho biết Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.
Theo ông Malinowski, đã xảy ra trường hợp hai nhà hoạt động bị đánh đập, là do TPP chưa được thông qua và Việt Nam chưa chính thức được vào TPP.
“Cái mà chúng ta sẽ có là các cam kết bằng văn bản, cho phép các nhà hoạt động như thế có các quyền mà hiện giờ họ không có. Nếu bây giờ bạn đến các công xưởng ở Việt Nam để thành lập công đoàn độc lập, bạn có thể sẽ bị bắt và đánh đập. Mặc dù có một vài trường hợp được phép vì công nhân biểu tình, nhưng bạn không có cái quyền hợp pháp để làm điều đó, theo luật pháp Việt Nam. Với TPP, họ phải sửa đổi luật pháp.”
TPP là hiệp ước thương mại tự do giữa 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam. Mục tiêu của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản về hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, với các luật lệ, quy tắc chung về nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, quyền của người lao động.
Việt Nam được xem là nước hưởng lợi nhiều nhất so với các thành viên khác khi tham gia vào TPP, nhưng cũng là một trong số những thành viên bị chất vấn nhiều nhất về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, quyền của người lao động.
Nguồn: VOA
Buổi gặp gỡ diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi xảy ra vụ nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và nhà báo Trương Minh Đức bị câu lưu và đánh đập khi họ cùng với luật sư tư vấn đến công ty Yupoong Vietnam ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tại đây.
Được biết, công ty Yupoong đã thông báo chấm dứt hợp đồng với gần 2.000 công nhân mà không giải thích lý do. Mặc dù trước đó xảy ra vụ cháy tại công ty Yupoong, nhưng một số người cho đây không phải là nguyên do của vụ sa thải.
Vụ câu lưu và đánh đập hai nhà hoạt động đã khiến dư luận thêm nghi ngờ về khả năng thực hiện các yêu cầu của TPP về quyền của người lao động của Việt Nam.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski, trên lý thuyết TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam nói chung, và cho người lao động ở Việt Nam nói riêng:
“Và rồi cuối cùng, tôi nghĩ đây có thể là mối lợi lớn nhất, là những tổ chức công đoàn ở cấp công xưởng và văn phòng sẽ có thể liên minh với nhau theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Chiều hướng tiềm năng đó sẽ dẫn đến việc hình thành liên đoàn công nhân cả nước. Đây có thể sẽ là lực lượng chính trị rất mạnh của Việt Nam."
Nhưng khả năng “nuốt lời” của Việt Nam vẫn có thể xảy ra, như nhắc nhở của nhiều người về trường hợp Việt Nam vào WTO trước đây. Tuy nhiên, ông Malinowski cho biết TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động.
“Thứ nhất (đây là điều đơn giản và rất quan trọng) là không một lợi ích nào (TPP mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho Việt Nam hơn bất kỳ nước thành viên nào) có hiệu lực cho tới khi nào Việt Nam thực hiện tất cả các yêu cầu của TPP. Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.”
Ngoài ra, theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, TPP còn có cơ chế giải quyết khiếu nại như tất cả các hiệp ước khác. Nếu một bên vi phạm cam kết, bên kia có thể khiếu nại lên cơ chế này. Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, theo ông Malinowski, nhưng TPP thì có.
“TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ: một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).”
Ông Malinowski cho biết Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.
Theo ông Malinowski, đã xảy ra trường hợp hai nhà hoạt động bị đánh đập, là do TPP chưa được thông qua và Việt Nam chưa chính thức được vào TPP.
“Cái mà chúng ta sẽ có là các cam kết bằng văn bản, cho phép các nhà hoạt động như thế có các quyền mà hiện giờ họ không có. Nếu bây giờ bạn đến các công xưởng ở Việt Nam để thành lập công đoàn độc lập, bạn có thể sẽ bị bắt và đánh đập. Mặc dù có một vài trường hợp được phép vì công nhân biểu tình, nhưng bạn không có cái quyền hợp pháp để làm điều đó, theo luật pháp Việt Nam. Với TPP, họ phải sửa đổi luật pháp.”
TPP là hiệp ước thương mại tự do giữa 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và Việt Nam. Mục tiêu của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản về hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, với các luật lệ, quy tắc chung về nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, quyền của người lao động.
Việt Nam được xem là nước hưởng lợi nhiều nhất so với các thành viên khác khi tham gia vào TPP, nhưng cũng là một trong số những thành viên bị chất vấn nhiều nhất về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, quyền của người lao động.
Nguồn: VOA
Không có nhận xét nào: