Hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản VN - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
14 tháng 1, 2016

Hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản VN

GNsP: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, câu nói này được dựa vào ý của Tôn tử trong Tôn tử Binh Pháp trong câu cuối cùng chương 3 như sau:
故曰:知彼知己,百戰不殆;不知彼而知己,一勝一負;不知彼,不知己,每戰必敗 (“tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi; bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; bất tri bỉ, bất tri kỷ, mỗi chiến tất bại”).
Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.
Câu này đã đi vào thành ngữ Trung Quốc và Việt Nam, rất phổ biến nhưng nội dung có khác đi:
“Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” (“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”) Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng” (“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”).

Ngày nay trong xã hội cạnh tranh, người ta cũng vận dụng câu nói này để chiến thắng đối thủ. Cần biết ưu thế của mình để phát huy, biết điểm yếu để bảo vệ; biết ưu điểm của đối thủ để né tránh, biết yếu điểm của đối thủ để tấn công vào đó. Ngoài ra trước khi đấu tranh còn cần so sánh tương quan để quyết định chiến lược hòa hoãn núp bóng hay tấn công nuốt sống.
Chúng ta đang đấu tranh cho Nhân quyền, Dân quyền, quền con người và những điều khác lớn hơn trong tương lai, nhưng theo nhận định quan sát riêng và suy nghĩ chủ quan của ban thân, dường như chúng ta đấu tranh nhưng không biết đối phương thế nào, hình thù ra sao, điểm yếu điểm mạnh chỗ nào thì không thể nắm chắc phần thắng, nhưng sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ vì chúng ta phải chiến đấu với đối phương núp trong bóng tối, nhưng cũng phải biết rõ hơn những ưu điểm và nhược điểm của “Ta” để chọn hướng tấn công, chiêu thức tấn công làm mũi nhọn, tập trung lực lượng và khắc phục điểm yếu.
Hãy đấu tranh nhưng chúng ta phải chọn phương hướng đấu tranh thật đúng đắn, và điều này đồng nghĩa với việc cần phải luôn học hỏi nâng cao kiến thức “đường hướng chiến lược, trường kỳ kháng chiến”.
Qua qúa trình tìm hiểu đã lâu và vốn kiến thức có được trên giảng đường, tôi muốn chia sẻ với mọi người, cùng mọi người nghiên cứu góp ý bổ sung chỉnh sửa.
Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu đối phương, bộ máy Chính trị Việt Nam.
12
Đây là sơ lược bộ máy cầm quyền tại Việt Nam hiện nay, chức năng của nó rất rườm rà có thể nói như một mê cung và rất cồng kềnh, một bộ máy cầm quyền cai trị mà chúng ta phải nộp thuế để nuôi. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã trải qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 dựa trên những quan điểm và nguyên tắc nhất định.
Vai trò của tứ trụ trong ‘triều đình’ được Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý trên lý thuyết văn bản như sau:
Tổng Bí thư: Trách nhiệm và quyền hạn
Tổng Bí thư chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, cùng Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Ban Bí thư chịu trách nhiệm trước toàn đảng và toàn dân về sự lãnh đạo trên mọi lĩnh vực công tác.
Chủ trì công việc thường nhật của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương. Chỉ đạo tổ chức, quán triệt triển khai thực hiện sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quy chế thông báo của Đại hội Đảng, Ban chấp hành Trung ương Đảng. Thi hành thẩm tra việc tuân thủ Điều lệ Đảng, cương lĩnh chính trị, nghị quyết Đại hội Đảng,… trong các tổ chức cơ quan của Đảng.
Kiêm nhiệm chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương, trực tiếp chỉ đạo những vấn đề về quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Trung ương.
Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký các chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo, thông chi, hướng dẫn, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ký các văn bản trong lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, ký các Quyết định chuẩn y chức danh theo quy định Điều lệ Đảng, quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương Đảng quản lý.
Có thể thảo luận với Ban chấp hành Trung ương thành lập, giải thể các cơ quan trực thuộc Trung ương Đảng quản lý.
Thực hiện vai trò dân chủ trong Đảng, Tổng Bí thư là người chịu trách nhiệm giám sát, thẩm tra tuyệt đối trong toàn Đảng.
Chủ tịch nước có những quyền và nghĩa vụ sau:
 Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1.Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
2.Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;
3.Ðề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4.Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
5.Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;
6.Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
7.Ðề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Ðiều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
8.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
9.Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
10.Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;
11.Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
12.Quyết định đặc xá.
Thủ tướng Chính phủ có nghĩa vụ và quyền hạn sau:
  1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
  2. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
  3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nộivà Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh;
  5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;
  6. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
  7. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết;
Chủ tịch Quốc hội có những quyền hạn và nghĩa vụ sau:
  • 1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội;
  • 2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
  • 3. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết;
  • 4. Giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội;
  • 5. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội;
  • 6. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Muốn được lên ghế một trong bốn tứ trụ thì phải là Ủy viên bộ chính trị ban chấp hành trung ương đảng, và cái vé để vào đây là điều ước mơ của mỗi đảng viên, hiện nay có 16 thành viên trong bộ chính trị.
Bộ chính trị gồm có Bí thư và Ban bí thư, Bí thư thì chắc chắn là Tổng Bí thư rồi còn ban bí thư là tứ trụ triều đình.
Các thành viên của bộ chính trị gồm: ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư), ông Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước), ông Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch quốc hội), ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc), ông Lê Hồng Anh (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng), ông Phùng Quang Thanh(Bộ trưởng Bộ quốc phòng), ông Lê Thanh Hải (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM), ông Tô Huy Rứa (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng), ông Phạm Quang Nghị (Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội), ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), bà Tòng Thị Phóng, ông Ngô Văn Dụ, ông Đinh Thế Huynh, bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhưng trên thực tế hai ghế có ảnh hưởng nhất vẫn là Tổng Bí thư và Thủ tướng chính phủ với nguyên tắc chia quyền lực mà không tập trung uyền lực cho một người, cho nên tất cả điều rối răm, hỗn độn, nhưng những người có thực quyền trong tay là người có lợi thế hơn cả.
Nguyễn Lưu Thành
Học viên khóa Truyền thông III tại Vinh
Hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản VN Reviewed by Phụng Thiên on 1/14/2016 Rating: 5 GNsP: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, câu nói này được dựa vào ý của Tôn tử trong Tôn tử Binh Pháp trong câu cuối cùng chương ...

Không có nhận xét nào: