OPEN DOORS: BỨC HẠI KI-TÔ HỮU ĐANG TỒI TỆ HƠN BAO GIỜ HẾT - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
19 tháng 1, 2016

OPEN DOORS: BỨC HẠI KI-TÔ HỮU ĐANG TỒI TỆ HƠN BAO GIỜ HẾT

#TNCG: Tình trạng loại trừ tôn giáo mang tính hệ thống đang lan rộng ở Phi Châu và Trung Đông, trong đó 4 quốc gia cộng sản là Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, Lào đều là nơi Ki-tô hữu bị bức hại nặng nề nhất. Theo một số liệu vừa mới công bố tuần này thì mỗi tháng có 322 Ki-tô hữu bị giết chết, 214 nhà thờ và tài sản giáo hội bị phá hủy, 772 hình thức bạo lực chống lại các Ki-tô hữu đã xảy ra trên toàn thế giới.

Bản Báo cáo của tổ chức Open Doors (The Open Doors 2016 World Watch List) tiết lộ rằng mỗi năm trên thế giới có trên 100 triệu Ki-tô hữu bị bách hại vì niềm tin của mình.

Triều Tiên vẫn là nơi tồi tệ nhất cho các Ki-tô hữu trong khi Irag đã thay thế vị trí của Somalia để chiếm vji trí thứ hai trong danh sách các nơi nguy hiểm nhất cho các Ki-tô hữu.
Eritrea xếp vị trí thứ ba và nay được các nhà vận động đặt biệt hiệu là "Bắc Triều Tiên của Châu Phi" do sự gia tăng cao mức độ hoang tưởng độc tài của chính quyền.

Theo nghiên cứu thì Afghanistan, Syria và Pakistan cũng là những nơi rất nguy hiểm cho các Ki-tô hữu.

Tình trạng bách hại Ki-tô giáo đã gia tăng mạnh ở Afghanistan, Pakistan, Tajikistan, Azerbaijan và Eritrea. Con số những người tị nạn từ Afghanistan và Eritrea đã tăng lên một cách chóng mặt.

Bản Danh Sách Theo Dõi Thế Giới năm 2016 của Open Doors (WWL) nêu chi tiết 50 nước với kỉ lục bách hại Ki-tô giáo nặng nề nhất đã được thảo luận tại Hạ Viện Anh vào tuần này được tiến hành bởi liên đảng ở Anh.

Bách hại ở mỗi quốc gia được ghi nhận bởi Open Doors sử dụng một hệ thống tính điểm, và trong khi đất nước được xếp hạng thấp nhất vào năm 2013 có 35 điểm, thì năm nay quốc gia xếp hạng thấp nhất có 53 điểm - tỉ lệ gia tăng vượt trên 50%.

Ấn Độ siêu cường đang lên, là đất nước đông dân thứ hai trên thế giới, tình trạng leo thang bức hại đang trổi lên một cách ngoạn mục trong vòng ba năm nay, để vươn lên thứ 17 so với vị trí thứ 31 năm 2013.

Các vụ tấn công

Phân tích bởi các nhà nghiên cứu củ Open Doors cho thấy tự do ton giáo của hơn 200 triệu người đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi một làn sóng mới từ thành công của cuộc bầu cử các phần tử quốc gia Ấn Độ giáo như đã nhìn thấy qua việc giới thiệu đạo luật chống cải đạo. Các mục tử bị đánh đập và giết chết, các thành viên trong cộng đoàn bị ép buộc phải cải đạo sang Ấn Độ Giáo tăng lên mạnh trong các cuộc tấn công trên khắp đất nước. Trung bình một nhà thờ bị đốt và chủ chăn bị đánh ba tuần một lần.

Theo Open Doors, Chủ nghĩa tôn giáo đã châm ngòi cho sự gia tăng bức hại trên 80% khắp các nước trong danh sách. Bắc Triều Tiên vẫn là nơi nguy hiểm bậc nhất trên hành tinh này cho các Ki-tô hữu. Ước tính có khoảng 70.000 tín hữu bị lao tù trong các khu lao động khổ sai. Những người khác giữ đạo bí mật thì luôn có nguy cơ đối diện với cái chết nếu bị phát hiện.
Trào lưu tôn giáo có nhiều hình thức khác nhau. Ở Triều Tiên và Turkmenistan thì người dân buộc phải tôn thờ lãnh tụ của họ.

Chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan là nguy hiểm nhất và đang tăng lên nhanh chóng ở khu vực Cận sa mạc Sahara Châu Phi. Ở đây nhiều Ki-tô hữu bị giết nhiều hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới. Khi trào lưu chính thống dưới hình thức Hồi Giáo cực đoan trải rộng ra khu vực Châu Phi từ phía tây kéo sang tận Somalia và hầu như tới tất cả các nước phía bắc Kenya đều bị ảnh hưởng, chỉ có một vài trường hợp ngoài lệ xung quanh vịnh Guinea.

Theo nghiên cứu, cả Eritrea, Kenya và Ethiopia đều nhìn thấy sự gia tăng sâu sắc mức độ khủng bố các Ki-tô hữu.

Kenya tiếp tục gia tăng trong bảng xếp hạng từ vị trí thứ 19 năm 2015 lên thứ 16 năm 2016 sau khi trải qua vụ khủng bố tồi tệ nhất trong vòng 15 năm qua tại Trường Cao Đẳng Garissa, gần biên giới Somalia. Khoảng 700 sinh viên đã bị bọn khủng bố bắt giữ vào tháng tư năm 2015. 147 Ki-tô hữu bị sát hại sau khi được tách ra khỏi các bạn sinh viên Hồi Giáo cùng lứa tuổi.

Boko Haram đã dẫn đầu danh sách với hơn 2.500 vụ giết chóc ở Nigeria - quốc gia xếp thứ 12 trong năm nay. Ước lượng khoảng 2.1 triệu người đã bị di tản tại Nigeria, họ bị xua đuổi bởi lực lượng Boko Haram. Ít vụ bạo lực chống lại các nông dân Ki-tô hữu được báo cáo. Các ước tính chính thống đã gia tăng cực kì cao, bộ lạc Hausa Fulani đã có ít nhất 1.500 vụ thảm sát. Cả hai nhân tố này ( Boko Haram và Hausa Fulani) đang thực hiện các cuộc thanh trừng tôn giáo và mục đích nhắm đến là loại trừ Ki-tô giáo.

Open Doors mô tả Trung Đông là "cái nôi của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan" đã đẩy hàng triệu người chạy trốn khỏi quê nhà mình sau các vụ giết người bạo lực, bắt cóc và bạo lực cực đoan chống lại phụ nữ và trẻ em.

Syria và Irag đứng đầu trong các bản tin về việc người Lybia rời bỏ lánh nạn tăng. Syria là nơi khủng hoảng tản cư lớn nhất toàn cầu Thành phố Aleppo đã quê hương của khoảng 400.000 Ki-tô hữu trước thời điểm cuộc nội chiến nổ ra - bây giờ Open Doors ước tính chỉ còn không tới 60.000 người tín hữu còn ở ở lại với gia đình di tản .

Tổng kết số liệu năm nay, Lía Pearce, CEO của Open Doors nói: "tình trạng bức hại Ki-tô hữu đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn, ở trong tất cả các khu vực mà chúng tôi làm việc - và tình trạng này đang tồi tệ đi một cách nhanh chóng. Xu hướng này là rõ ràng, như là hậu quả cho những con người thật - chúng ta không mong có sự thay đổi nào trừ phi chúng ta là nhân tố giúp thay đổi hoàn cảnh."

Đức Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, nói: " Ở Trung Đông những gì người Ki-tô hữu trải qua thật kinh khủng và khắp nơi trên thế giới ở nhiều nơi khác nhau nữa. Những người nói cho họ về thông tin và quyền hạn thì ít và ở xa. Open Doors rõ ràng là một trong số ít làm điều đó"

Lý do tình trạng bách hại gia tăng


Open Doors đã dẫn ra ba nguyên nhân chính của tình trạng bách hại Ki-tô hữu:

Thứ nhất là các chính quyền độc tài muốn gia tăng sự kiểm soát quyền tự do suy nghĩ và diễn đạt niềm tin tôn giáo của người dân. Chẳng hạn như ở Triều Tiên, đảng cộng sản đã thiết lập các cơ chế để kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo tín ngưỡng như một kế hoạch xuyên suốt nhằm khống chế tất cả các mặt của đời sống chính trị và dân sự của người dân.

Thứ hai là sự thù địch với các tôn giáo phi truyền thống và các nhóm tôn giáo thiểu số. Đây là tư duy cục bộ và khao khát thống lĩnh của tôn giáo chủ đạo ở một quốc gia với các cộng đồng tôn giáo thiểu số chẳng hạn như ở Nigeria.

Thứ ba là sự thiếu vắng các quyền căn bản của con người. Các chính thể độc tài thường phớt lờ các điều khoản đã được phê chuân trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), cũng như Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền (UDHR).

Danh Sách Về Các Quốc Gia Bách Hại Ki-tô Hữu (The Open Doors World Watch List) của Open Doors được biên soạn hằng năm bởi Open Doors World Watch Unit. Nó là danh mục 50 quốc gia trên thế giới nơi bức hại các Ki-tô hữu nhất.

Open Doors International là một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ (NGO) trên toàn cầu tham gia hỗ trợ và củng cố các Ki-tô hữu bị bức hại trên 60 năm qua.

Năm ngoái, riêng Open Doors UK và Ireland đã quyên góp được 59 triệu bảng để cung cấp hỗ trợ thực tế như thực phẩm, thuốc men, chăm sóc chấn thương, hỗ trợ pháp lý, nhà ở và trường học an toàn, cũng như hỗ trợ tinh thần thông qua văn học Ki-tô giáo, đào tạo và cung cấp các nguồn lựccho các Ki-tô hữu bị ngược đãi ở trên 60 quốc gia.

Minh Nhật

theo: Open DoorsIrish Catholic





OPEN DOORS: BỨC HẠI KI-TÔ HỮU ĐANG TỒI TỆ HƠN BAO GIỜ HẾT Reviewed by Phụng Thiên on 1/19/2016 Rating: 5 #TNCG: Tình trạng loại trừ tôn giáo mang tính hệ thống đang lan rộng ở Phi Châu và Trung Đông, trong đó 4 quốc gia cộng sản là Triều Tiên,...

Không có nhận xét nào: