#TNCG: Kỉ niệm ngày sinh của tiến sĩ, mục sư Martin Luther King, Jr - người đã miệt mài tranh đấu cho dân quyền, sự bình đẳng cho người da màu tại Hoa Kì, ông cũng là nhà hoạt động nhân quyền áp dụng nhuần nhuyễn tinh thần bất bạo động và bất tuân dân sự. Tưởng nhớ ông, cũng làm cho bao người nhớ về những tù nhân lương tâm đang ở trong lao tù cộng sản hiện nay. TNCG xin chia sẻ bài viết của Xuyến Dân An để bạn đọc tham khảo
“Hãy bước lên bậc thang đầu tiên trong đức tin. Bạn không cần phải thấy cả cái cầu thang, hãy cứ bước lên bậc thang đầu tiên trước.”
Martin Luther King, Jr.
Hôm nay thứ hai 18 tháng giêng 2016, các cơ quan công sở và nhân dân Hoa Kỳ kỷ niệm ngày sinh của Tiến Sĩ Mục Sư Martin Luther King, Jr. Ông sinh ngày 15 tháng giêng năm 1929 và qua đời ngày 4 tháng tư năm 1968. Ông là một vị mục sư và cũng là một nhà đấu tranh dân quyền tiên phong cho quyền tự do và quyền được đối xử bình đẳng không bị phân biệt chủng tộc cho người Mỹ gốc Phi Châu tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào thập niên 60. Cùng với những người da đen khác và những người da trắng cấp tiến yêu chuộng quyền con người, ông đã lãnh đạo thành công phong trào đấu tranh dân quyền dùng phương pháp bất tuân dân sự trong tinh thần bất bạo động. Bài diễn văn “Tôi Có Một Giấc Mơ” của Ông trong cuộc tập hợp trên hai trăm ngàn người tại Washington DC vào tháng 8 năm 1963 vẫn còn là bài diễn văn mà đến nay các em học sinh trung học tại Hoa Kỳ vẫn miệt mài học hỏi và phân tích trong các giờ học văn của mình.
Tưởng niệm Ông, xem những phim tài liệu về chí khí và nhân tâm của Ông, rồi xem các các cuộc tranh đấu không tránh khỏi máu và nước mắt trong tinh thần bất khuất đầy chính nghĩa tại Hoa Kỳ cách đây hơn 50 năm, tôi không khỏi xúc động vì âm vang mạnh mẽ của lịch sử ấy trên đất nước đang cưu mang mình. Kết qủa của nỗ lực ấy là tổng thống và quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua bộ luật Dân Quyền vào năm 1964 để bảo vệ các quyền này của người Mỹ da đen và nhiều bộ luật khác sau đó. Nếu không có sự tranh đấu của Ông và những người Mỹ da đen thời đó cùng những người da trắng cấp tiển yêu chuộng quyền con người bình đằng thì người di dân như tôi nay là công dân Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không có những quyền bình đẳng, các phúc lợi và được luật pháp bảo vệ như hôm nay.
Và tất nhiên tôi không khỏi đặt câu hỏi làm sao cho phong trào dân quyền bất bạo động ở đất nước tôi cũng hào hùng lớn mạnh như thế? Cách đây gần 53 năm, người Mỹ gốc Phi Châu đòi hỏi có công ăn việc làm và tự do (Jobs and Freedom) và quyền được bầu cử/ứng cử/tranh cử bình đẳng. Người dân Việt Nam của tôi cũng cần có công ăn việc làm tử tế, mức thu nhập gia tăng, cần được tự do thóat ra khỏi bạo hành của cầm quyền, được tự do sở hữu đất đai, được tự do thông tin báo chí, được hưởng một cuộc sống trong một xã hội lành mạnh có an sinh xã hội cho người gìa trẻ em và người đau yếu bệnh tật mà nơi đó không có tham nhũng và côn đồ đỏ. Dân của tôi cũng cần quyền bình đẳng để tham gia bầu cử, tranh cử và quyền lựa chọn người để giúp quản trị nhân lực và tài nguyên đất nước. Ở nước tôi, có luật là một chuyện, hành luật minh bạch dùng thước đo công lý lại là một chuyện khác. Thế nên mãi đến nay đại đa số người dân Việt Nam vẫn không thể thực sự vươn lên với tiềm năng và giá trị có được từ lúc sinh ra. Lam lũ vẫn hoàn lam lũ. Thất học vẫn mãi thất học. Bệnh tật vẫn mãi bệnh tật. Khốn khó với nhiều mối đe dọa triền miên. Ai cũng biết nguyên nhân cốt lõi đến từ một thể chế chính trị không có cạnh tranh và chỉ có độc tôn, độc trị, độc cử, độc quyền, độc lợi và cả độc thất bại.
Tưởng niệm Ông, tôi nhớ đến người bạn của mình, luật sư Nguyễn Văn Đài đang trong tù. Đài cũng là một người Tin Lành có niềm tin tôn giáo rất mạnh mẽ như Ông Martin Luther King, Jr. Bạn tôi cũng có một giấc mơ cho dân tộc mình như Ông và cũng đã và đang tranh đấu bất bạo động cho quyền con người của dân mình. Tưởng niệm Ông, tôi nghĩ đến những người tôi ngưỡng mộ đang trong nhà tù nhỏ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Đặng Mình Mẫn, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Trần Thị Thúy, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Trần Vũ Anh Bình và còn rất nhiều anh chị em nữa vẫn miệt mài sống cho lẽ phải trong nhà tù lớn ....
Vì sự hy sinh và can đảm của những anh chị em này , tôi dặn lòng với lời kêu gọi của Ông:
“Nếu bạn không thể bay, thì chạy
Nếu bạn không thể chạy, thì đi
Nếu bạn không thể đi, thì bò
Dù bạn làm bất cứ điều gì
Bạn phải tiếp tục di chuyển về phía trước.”
Và lời nhắn nhủ của Ông:
“Hãy bước lên bậc thang đầu tiên trong đức tin
Bạn không cần nhìn thấy cả cái cầu thang
Hãy cứ bước lên bậc thang đầu tiên trước.”
Cảm ơn Ông.
Xuyến Dân An
Martin Luther King, Jr.
Hôm nay thứ hai 18 tháng giêng 2016, các cơ quan công sở và nhân dân Hoa Kỳ kỷ niệm ngày sinh của Tiến Sĩ Mục Sư Martin Luther King, Jr. Ông sinh ngày 15 tháng giêng năm 1929 và qua đời ngày 4 tháng tư năm 1968. Ông là một vị mục sư và cũng là một nhà đấu tranh dân quyền tiên phong cho quyền tự do và quyền được đối xử bình đẳng không bị phân biệt chủng tộc cho người Mỹ gốc Phi Châu tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào thập niên 60. Cùng với những người da đen khác và những người da trắng cấp tiến yêu chuộng quyền con người, ông đã lãnh đạo thành công phong trào đấu tranh dân quyền dùng phương pháp bất tuân dân sự trong tinh thần bất bạo động. Bài diễn văn “Tôi Có Một Giấc Mơ” của Ông trong cuộc tập hợp trên hai trăm ngàn người tại Washington DC vào tháng 8 năm 1963 vẫn còn là bài diễn văn mà đến nay các em học sinh trung học tại Hoa Kỳ vẫn miệt mài học hỏi và phân tích trong các giờ học văn của mình.
Tưởng niệm Ông, xem những phim tài liệu về chí khí và nhân tâm của Ông, rồi xem các các cuộc tranh đấu không tránh khỏi máu và nước mắt trong tinh thần bất khuất đầy chính nghĩa tại Hoa Kỳ cách đây hơn 50 năm, tôi không khỏi xúc động vì âm vang mạnh mẽ của lịch sử ấy trên đất nước đang cưu mang mình. Kết qủa của nỗ lực ấy là tổng thống và quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua bộ luật Dân Quyền vào năm 1964 để bảo vệ các quyền này của người Mỹ da đen và nhiều bộ luật khác sau đó. Nếu không có sự tranh đấu của Ông và những người Mỹ da đen thời đó cùng những người da trắng cấp tiển yêu chuộng quyền con người bình đằng thì người di dân như tôi nay là công dân Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không có những quyền bình đẳng, các phúc lợi và được luật pháp bảo vệ như hôm nay.
Và tất nhiên tôi không khỏi đặt câu hỏi làm sao cho phong trào dân quyền bất bạo động ở đất nước tôi cũng hào hùng lớn mạnh như thế? Cách đây gần 53 năm, người Mỹ gốc Phi Châu đòi hỏi có công ăn việc làm và tự do (Jobs and Freedom) và quyền được bầu cử/ứng cử/tranh cử bình đẳng. Người dân Việt Nam của tôi cũng cần có công ăn việc làm tử tế, mức thu nhập gia tăng, cần được tự do thóat ra khỏi bạo hành của cầm quyền, được tự do sở hữu đất đai, được tự do thông tin báo chí, được hưởng một cuộc sống trong một xã hội lành mạnh có an sinh xã hội cho người gìa trẻ em và người đau yếu bệnh tật mà nơi đó không có tham nhũng và côn đồ đỏ. Dân của tôi cũng cần quyền bình đẳng để tham gia bầu cử, tranh cử và quyền lựa chọn người để giúp quản trị nhân lực và tài nguyên đất nước. Ở nước tôi, có luật là một chuyện, hành luật minh bạch dùng thước đo công lý lại là một chuyện khác. Thế nên mãi đến nay đại đa số người dân Việt Nam vẫn không thể thực sự vươn lên với tiềm năng và giá trị có được từ lúc sinh ra. Lam lũ vẫn hoàn lam lũ. Thất học vẫn mãi thất học. Bệnh tật vẫn mãi bệnh tật. Khốn khó với nhiều mối đe dọa triền miên. Ai cũng biết nguyên nhân cốt lõi đến từ một thể chế chính trị không có cạnh tranh và chỉ có độc tôn, độc trị, độc cử, độc quyền, độc lợi và cả độc thất bại.
Tưởng niệm Ông, tôi nhớ đến người bạn của mình, luật sư Nguyễn Văn Đài đang trong tù. Đài cũng là một người Tin Lành có niềm tin tôn giáo rất mạnh mẽ như Ông Martin Luther King, Jr. Bạn tôi cũng có một giấc mơ cho dân tộc mình như Ông và cũng đã và đang tranh đấu bất bạo động cho quyền con người của dân mình. Tưởng niệm Ông, tôi nghĩ đến những người tôi ngưỡng mộ đang trong nhà tù nhỏ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Đặng Mình Mẫn, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Trần Thị Thúy, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Bùi Thị Minh Hằng, Phạm Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Trần Vũ Anh Bình và còn rất nhiều anh chị em nữa vẫn miệt mài sống cho lẽ phải trong nhà tù lớn ....
Vì sự hy sinh và can đảm của những anh chị em này , tôi dặn lòng với lời kêu gọi của Ông:
“Nếu bạn không thể bay, thì chạy
Nếu bạn không thể chạy, thì đi
Nếu bạn không thể đi, thì bò
Dù bạn làm bất cứ điều gì
Bạn phải tiếp tục di chuyển về phía trước.”
Và lời nhắn nhủ của Ông:
“Hãy bước lên bậc thang đầu tiên trong đức tin
Bạn không cần nhìn thấy cả cái cầu thang
Hãy cứ bước lên bậc thang đầu tiên trước.”
Cảm ơn Ông.
Xuyến Dân An
Không có nhận xét nào: