TNCG: Vượt qua hơn 350 km trên những con đường khúc khủy, các bạn trẻ trong nhóm "tuổi trẻ và lòng nhân ái" Nghệ An đã có hành trình "Hành Trình Tết Yêu Thương" để chia sẻ với những hoàn cảnh éo le của tỉnh Quảng Bình tron dịp tết đến về.
Từ ngày 02/02/2016 nhóm thiện nguyện đã bắt đầu chuyến đi, cả trăm gói quà đã được trao cho các gia đình khó khăn ở hai giáo xứ Tân Hội và Yên Giang. Đến với những mảnh đời kém may mắn ở các xứ đạo để sẻ chia cho họ nhưng chính các bạn lại là những người học được nhiều bài học hơn.
Sau hơn 7 giờ đi tàu hỏa "nhóm tuổi trẻ và lòng nhân ái: đã đến xứ Tân
Hội. Điều đầu tiên mà mọi người nhận ra là sự tiếp đón nồng hậu của cha
Giu-se Trần Chính Trực. Ngài đã không quản ngại đường xa để đi ra đón
các bạn trẻ về nhà xứ Tân Hội và lòng nhiệt thành ngài dành cho đoàn
chiên. Từ ngày 02/02/2016 nhóm thiện nguyện đã bắt đầu chuyến đi, cả trăm gói quà đã được trao cho các gia đình khó khăn ở hai giáo xứ Tân Hội và Yên Giang. Đến với những mảnh đời kém may mắn ở các xứ đạo để sẻ chia cho họ nhưng chính các bạn lại là những người học được nhiều bài học hơn.
Mặc dù đã thấm mệt với hành trình khá dài khoảng 300km nhưng với sự nhiệt tình của Cha mọi người như được tiếp thêm ý chí và nghị lực cho chuyến hành trình sắp tới. Chính vì thế, sau khi về tại nhà xứ nhóm được quyết định tới Đông Tràm cùng với soeur Tám. Đông Tràm cách trung tâm khoảng 10km, chúng tôi đã phải vượt qua con đường núi khá ngoằn nghèo, và cái cầu phao rất chênh vênh khiến các thành viên trong nhóm thấm mệt. Thật bất ngờ, khi mọi người đã quy tu lại tại nhà ông trưởng HĐMV giáo họ. Ông nói: “Chúng tôi rất cám ơn vì đoàn đã tới thăm. Chúng tôi biết các bạn đã phải rất vất vả nên chúng tôi quy tụ lại một chỗ để việc phát quà được dễ dàng hơn cho các bạn".
Tuy đây là những nhu yếu phẩm hàng ngày nhưng nhìn những vẻ mặt vui tươi, phấn khởi này chắc hẳn đã từ rất lâu rồi họ mới được đầy đủ như vậy. Ông trưởng HĐMV cho biết thêm:”Ở đây, hàng năm chúng thôi phải chống chọt với lũ, có làm được gì mà ăn đâu. Hơn nữa, chỉ có cái cầu phao chênh vênh ngoài kia để giao thông với khu vực bên ngoài, đế tới thăm dự thánh lễ tại giáo xứ, ngày thường mỗi lần qua đã 5k/1 lượt còn những ngày nước lũ thì cái cầu đó không còn nữa, chúng tôi coi như bị cô lập hoàn toàn. Hàng tuần, Cha xứ sang đây dâng 1 thánh lễ được thì họ đi chứ ở đây có nhà cách nhà thờ gần 20km thì lấy gì mà đi.
Ngay trong đêm ngày 02/02/2016 đoàn lại đã cùng cha Trần Chính Trực tới dâng lễ và trao quà cho Giáo Họ Đồng Lào. Giáo họ Đồng Lào cách giáo xứ khoảng 15km, thuộc loại khá của vùng tuy nhiên đây là vùng mà Cha rất trăn trở bởi vì mọi người nơi đây mới được đón nhận Tin Mừng trở lại sau bao nhiêu năm không có Cha xứ.
Sáng hôm sau, đúng 7h chúng tôi đã cùng Cha xứ tới giáo họ Kim Lan, đây là giáo họ khó khăn nhất trong giáo xứ, để đến được với giáo họ này cách duy nhất là phải chèo đò qua song. Càng đi anh em trong đoàn lại càng khâm phục người Cha xứ này bởi vì trong suốt thời gian vừa qua Cha luôn phải vượt qua quãng đường này để tới dâng lễ cho người dân nơi đây. Ngài nói dí dỏm:”Kiểu này mà có kẻ liệt ở đây, thì đi qua đây xức dầu xong về nhà xứ mặc áo dâng lễ misa luôn” Một bạn trẻ đồng tình: "Quả thật, chúng tôi phải đi bộ khá xa qua những con đường rất lầy lội mới có thể đến nơi được."
Cái nghèo có thể thấy rõ qua trang phục, và những ngôi nhà tềnh toàng của người dân. "Nhìn những em bé giữa mùa đông giá rét như thế này mà chỉ một bộ quần áo mỏng hay những bộ quần áo cũ kĩ đã lâu chưa thay, khiến chúng tôi ai nấy đều không khỏi xúc động", một anh trong đoàn thiện nguyện cảm động nói. Khi nhận được món quà thì một giáo dân cho hay:” Chúng tôi cảm ơn rất nhiều, nhưng từ bao giờ cái Tết đã không còn trong đầu tôi nữa rồi.Khi mà cái Tết đến chúng tôi chả có lấy một đông để mua gạo, thịt…mua cho đứa con bộ quần áo thì đón Tết làm gì cho tủi thân”. Ở đây nhìn những căn nhà giang dở, chúng tôi được biết để xây được một ngôi nhà kiên cố thì phải hết mất mấy năm bởi vì công chuyển từ những viên gạch rất khó khăn, tiền công thợ lại cao, lấy đâu ra mà làm.
Giáo xứ Tân Hội thuộc Đồng Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình, được thành lập năm 2009, do cha Giu-se Trần Chính Trực. Số giáo dân 2800 người. Trải dài 28 km dọc bên bờ sông Danh. Cả giáo xứ chỉ có một chiếc cầu phao tạm bợ của một cá nhân trong vùng. Bà con giáo dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm (chưa mơ tưởng tới ăn ngon, mặc đẹp), chỉ mơ ước ăn no mặc ấm. Nhiều nơi các em học sinh đi học phải đi qua sông bằng thuyền, bè mùa lũ các em học sinh phải vất vả chạy lũ, khi mùa lũ về bất ngờ nước dâng cao lên tới thềm nhà, thậm chí lên tới nóc nhà dân, nước dâng cao hơn mực nước sông lên tới 5-7m
Trao quà ở xứ Tân Hội |
Tình yêu đáp đền tình yêu |
Tập kết quà để vận chuyển lên "tàu thủy" |
"Đường vô xứ Quảng loanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ" |
Nhịp cầu yêu thương |
Những "ngôi nhà nổi" |
Dưới mái tranh nghèo, chia sẻ tình thương |
Những giây phúc hạnh phúc |
Đường lầy lội |
Rời xứ Tân Hội, đoàn tiếp tục vượt hành trình gần 100 Km tới ga Ngân Sơn. Vừa đến chúng tôi đã được thầy Công và Ban Điều Hành Giáo xứ Yên Giang đón chờ và nhanh chóng giúp đoàn chuyển quà về giáo xứ.
Giáo xứ Yên Giang tọa lạc bên bờ sông Son - bắt nguồn từ động Phong Nha chảy ra sông Gianh, thuộc hạt Nguồn Son, nằm trong xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.Chúng tôi phải rất vất vả để có đến được với giáo xứ. Giáo dân ở đây đa số khai thác đá xây dựng và vào rừng đốt củi lấy than về bán.
Với nguồn thu nhập ít ỏi đó, việc ăn no, mặc ấm cũng là điều khó với người dân nơi đây. Bên canh đó, Giáo xứ Yên Giang là nằm trong địa hình ngăn sông, cách núi nên những nhu yếu phẩm cần thiết rất khó để mua. Đặc biệt trong dịp Tết này càng hiếm hoi và đắt đỏ hơn bao giờ hơn. Một người dân ở đó cho biết:” Nếu như không có những mấy quà này thì chúng tôi phải lặn lội quãng đường khá dài để có thể mua những vật phẩm này. Cám ơn các bạn trẻ nhiều, xin Chúa trả công bội hậu cho các bạn”.
Khi đoàn đến tặng quà cho giáo họ (giáo điểm ) Đá Hàn, Cha Đông giáo xứ Yên Giang cũng chia sẻ "khi mùa mưa lũ ở giáo họ này nước có lúc dâng lên đến trần nhà người dân ở (nhà mà cha mượn để dâng lễ) nước ở đây dâng lên từ 5-7m. Khi mùa mưa bão, lụt về bà con kéo nhau lên vùng cao hơn để chạy lũ". - Một người dân ở giáo xứ Yên giang chia sẻ: Dân ở đây nhìn bề ngoài có nhà kiên cố, nhưng trong nhà sơ sài lắm, chẳng có gì ở trong nhà đâu.
“Ước mong rằng, người dân tại 2 giáo xứ được sự quan tâm của các nhà hảo tâm để giúp đỡ họ phần nào trong vật chất, cũng như các cấp chính quyền có những chính sách hỗ trợ để người dân ở đây có thể thoát nghèo, ổn định về chỗ ở. Từ đó có thể vươn lên làm giàu từ chính đôi bàn tay của mình”: Một thành viên trong đoàn phát biểu cảm nghĩ.
Nhóm "tuổi trẻ và lòng nhân ái"
Không có nhận xét nào: