Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh nói về dân báo và báo đảng - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
29 tháng 2, 2016

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh nói về dân báo và báo đảng


TNCG: Truyền thông Việt Nam sẽ như thế nào trong tương lai gần? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam – một chuyên gia về truyền thông, người đã từng đào tạo rất nhiều người làm truyền thông một cách hữu hiệu cho báo chí tự do còn gọi là báo của ‘’lề dân’’. Kính mời quí vị theo dõi cuộc trò chuyện của Paulus Lê Sơn với Linh mục Thanh trong đầu năm mới 2016.




Paulus Lê Sơn: Thưa cha, là một người chuyên sâu về truyền thông, nhận định trong tương lai gần về truyền thông tại Việt Nam sẽ như thế nào?

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh: Trong tương lai sắp tới về Truyền thông thì nó sẽ trở lại mong mỏi ban đầu, đó là dân báo. Đó là quyền nói, quyền diễn tả, quyền biểu đạt tư tưởng, cảm xúc cũng như nhận thức của mình. Đó là quyền của mỗi người.

Một thời gian dài truyền thông đi kèm với nhà in, đài truyền hình, đài phát thanh thì người dân không có khả năng, chỉ có nhà nước hoặc các tổ chức tài chính lớn mới có khả năng. Nhưng với phổ cập internet thì người dân có thể viết trên mạng, làm được mọi thứ trên mạng. Cách đây 20 năm khái niệm báo, ti vi, radio đến bây giờ không còn phù hợp.

Trong tương lai về nguyên tắc sẽ trở về dân báo là chủ lực, có những người ‘’phục vụ dân báo’’ chứ không gọi là nhà báo chuyên nghiệp vì ai cũng làm báo theo khả năng của mình. Họ chính là người cung cấp phương tiện liên kết để tin báo có hiệu quả hơn.

Những người ở lĩnh vực khác chẳng hạn như giới nghệ thuật có cơ hội để phát triển, bởi vì báo không còn cạnh tranh nữa mà mang tính cộng đồng. Đó là tương lai báo chí trong vòng 10 tới.

Paulus Lê Sơn: Thưa cha, cha đánh giá thế nào về lực lượng truyền thông của nhà nước và lực lượng dân báo sẽ phát triển trong những năm tới?

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh: Về báo chí nhà nước, theo thống kê của họ có hơn 18 ngàn nhà báo được cấp thẻ, những người được coi là chuyên nghiệp. Trong số đó có nhiều người giỏi như về tiếp cận, trình bày vấn đề giúp cho công chúng có những bản tin, phóng sự hay.

Tuy nhiên, tất cả họ đều bị khống chế bởi đường lối và chính sách.

Cụ thể như tiền đại hội 12 vừa rồi, những thông tin về tứ trụ thì vào cuối tháng 12.2015 đều biết hết rồi nhưng không một tờ báo nào dám nói cho đến ngày thứ tư diễn ra đại hội vào hồi cuối tháng 1.2016. Nghĩa là hơn một tháng sau họ mới đưa tin đó ra.

Tin này đưa ra cũng chỉ để phục vụ mục đích chính trị của đảng và thăm dò dư luận chứ không phải do nhu cầu cung cấp thông tin cho người dân. Báo chí lề đảng chỉ là công cụ thuần túy của đảng, cho được nói gì thì nói cái đó, không được nói là không nói.

Mặc dù họ có nhiều khả năng nhưng bị gò trong cơ chế đó.

Về phía dân báo, ưu điểm đó là đó là đồng hành với người dân, là nơi bạch hóa những vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng tại Việt Nam mà báo chí lề đảng hoàn toàn không dám nhắc đến.

Tiếp đến, dân báo có nhiều thành phần, trong nhiều lĩnh vực chuyên môn riêng biệt nhau có chiều sâu. Do đó khi họ nhận định một vấn đề thì có chiều sâu nên nó lại tạo ra cái hấp dẫn của nhận định độc lập mà không bị kiểm duyệt bởi hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, có điều là mọi người đọc tin, xem tin phải chú ý, đó là kỹ thuật thông tin ‘’tuyên truyền xám’’ bắt đầu xuất hiện từ 2010. Nghĩa là họ đưa ra những thông tin A, B, C, D, là đúng để cho mọi người tin rằng họ là người nói đúng. Nhưng sau đó đến E, H, I... thì đều là những thông tin họ hư cấu bịa đặt.

Vậy nên công chúng đã tin vào những thông tin A, B,… kia nên bị kéo nên các thông tin sau cũng tin luôn. Từ đó sẽ dẫn dắt người ta đến sự sai lầm. Cái này đòi hỏi người tiếp nhận thông tin phải chủ động biết phân tích thông tin và biết đối chiếu để tự sàng lọc thông tin cho mình.

Hiện nay cái nhóm đó được cả ban tuyên giáo cộng sản sử dụng chứ không chỉ những người phá bỉnh của lề trái.

Một điển nữa mà bên phía truyền thông lề trái không mạnh lên sẽ bị lấn át. Có người không phải nhà truyền thông nhưng trục lợi từ truyền thông. Họ muốn nhảy vào để gây ảnh hưởng trên công chúng bằng những điều dơ bẩn một cách quá đà như đẩy giới trẻ vào game và làm cho nhiều phụ huynh sợ.

Vì thế chúng ta phải đẩy vào cái tốt nhiều hơn. Cái tốt nhiều thì cái xấu bị đẩy lùi, nếu cái tốt cứ bị rút ra thì cái xấu sẽ lớn lên. Và cái xa lộ thông tin như thế giới trẻ không bỏ qua, vậy họ chỉ đón nhận cái xấu thôi sao. Không được, phải ngăn cái xấu bằng cách gia tăng nhiều cái tốt.

Đó là một số vấn đề cân bằng giữa hai bên, kể cả tự cân bằng bên phía dân báo.
Paulus Lê Sơn: Thưa cha, với một người nặng lòng về truyền thông như cha thì cha có ước mong gì cho nền báo chí của Việt Nam trong tương lai tới?

Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh: Điều quan trọng mà hiến pháp đã xác nhận mọi công dân có quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt và tự do tư tưởng. Nhà nước cần phải dùng tiền thuế của dân để dựng nên những tiện ích công cộng.

Chẳng hạn; phát internet toàn quốc, giúp nhiều người nghèo không phải bỏ tiền internet nữa, cái đó giảm cho chi tiêu cá nhân rất là nhiều mà quốc gia không phải đầu tư bao nhiêu cả. Đó chính là kênh lớn giúp cho mọi người có thể diễn đạt được điều họ suy nghĩ, ủng hộ, bất bình với chính thể chế họ đang phải sống.

Lúc đó ngay thể chế chính trị cũng nhờ vậy mà điều chỉnh cán bộ công quyền tốt hơn. Hoặc là dựa trên kênh đó mà gia tăng khả năng phục vụ cộng đồng của thể chế chính phủ đó.

Có hai điều, thứ nhất về mặt chính sách phải hoàn toàn có tự do báo chí, biểu đạt và tư tưởng. Thứ hai là phải có những tiện ích công cộng cho người dân có thể thực hiện được điều đó.

Paulus Lê Sơn: Vâng, xin chân thành cám ơn cha đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn nói về truyền thông tại Việt Nam trong năm mới này ạ.

Thực hiện tháng 2.2016
Paulus Lê Sơn
-
Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh nói về dân báo và báo đảng Reviewed by Người Cộng Sự on 2/29/2016 Rating: 5 TNCG : Truyền thông Việt Nam sẽ như thế nào trong tương lai gần? Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa ...

Không có nhận xét nào: