Đôi điều về xã hội dân sự tại Việt Nam qua vụ việc TNLT Trần Minh Nhật - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
27 tháng 2, 2016

Đôi điều về xã hội dân sự tại Việt Nam qua vụ việc TNLT Trần Minh Nhật


TNCGThời gian gần đây, cựu TNLT Trần Minh Nhật, trú tại Lâm Hà, Lâm Đồng bị chính quyền địa phương khủng bố một cách trầm trọng và có hệ thống. Cuộc sống của Nhật và gia đình trở nên cùng quẩn và đau khổ trước sự tấn công của công an Lâm Hà.

Cựu TNLT Trần Minh Nhật là một sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ tin học (HUFLIT). Anh yêu mến công lý và sự thật, tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Anh là một nhà báo tự do, đồng thời là cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế và Radio Alphonso. Vì lý tưởng và lòng yêu nước, anh Trần Minh Nhật đã bị bắt ngày 27/8/2011, bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế theo điều 79 BLHS. Anh Nhật được trả tự do ngày 27/8/2015.


Từ khi được trả tự do đến nay, anh Trần Minh Nhật và gia đình đã liên tục bị nhà cầm quyền địa phương khủng bố cả về sinh mạng chính trị, tinh thần và vật chất.
Công an Lâm Hà đã triệt hạ về kinh tế, đánh đập Trần Minh Nhật, đốt phá nhà cửa, đầu độc cây cối, gia súc, gia cầm. Đỉnh điểm tối ngầy 22.02.2016, Gia đình Nhật bị ném đá và chính anh Nhật bị ném đá vỡ đầu.

Trong quốc nội sự lên tiếng bảo vệ Nhật mới chỉ diễn ra tại một số tổ chức, và nhiều cá nhân riêng lẻ. Trong đó, có sự lên tiếng ngay tức khắc của Nhóm Thanh Niên Công Giáo – nhóm này đa số là bạn tù của Nhật trong vụ án 14 Thanh niên Công giáo và Tin Lành hồi năm 2011 qua bản Tuyên Cáo phản đối công an Lâm Hà khủng bố Nhật và gia đình.

Trong khi đó, thường xuyên có nhiều người tham gia đấu tranh từ Nam chí Bắc ủng hộ Nhật và lên án công an Lâm Hà một cách công khai.

Nhiều nhà thờ, các nhóm thanh niên tại Nghệ An và miền Bắc tích cực lên tiếng và thắp nên cầu nguyện cho Trần Minh Nhật và gia đình.

Hiện tại, trong nước có nhiều tổ chức, hội nhóm dân sự hoạt động độc lập và cổ võ cho nền dân chủ tại Việt Nam. Sau chuỗi dài những hành động khủng bố của công an Lâm Hà đối với Nhật, chúng ta vẫn thấy thiếu vắng sự lên tiếng một cách chính thức của các tổ chức dân sự phản đối công an khủng bố Nhật và gia đình.

Điều này không có nghĩa là các tổ chức dân sự không quan tâm đến vụ việc của Trần Minh Nhật. Vấn đề là chúng ta quan tâm và hỗ trợ nhau như thế nào, cách thể hiện ra sao?

Trong bối cảnh đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, tất cả các hội nhóm đều có chung một mục đích về một tương lai thịnh cường cho Việt Nam. Và chúng ta phải đánh đổi, sự đánh đổi của hàng ngàn người mới có được.

Như vậy, mỗi một người đều có những đóng góp và hi sinh nhất định, không phân biệt thành phần, tôn giáo, giới tính, tuổi tác. Việc chúng ta thể hiện sự quan tâm đến từng các nhân cụ thể chính là thước đo của sự đoàn kết.

Cộng sản sẽ rất sung sướng và vui mừng khi chúng ta tự khu trừ lẫn nhau, chúng ta nghi kỵ và ganh ghét lẫn nhau. Đó là một sự thắng lợi của cộng sản và cuộc tự thua của chính chúng ta.

Vụ việc Nhật và gia đình bị công an Lâm Hà khủng bố có thể là một phép thử, một thước đo về sự đoàn kết của người dân và các tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho nền dân chủ Việt Nam.

Qua phép thử này cộng sản biết được công cuộc đấu tranh của người dân và tổ chức xã hội dân sự là quyết liệt hay nửa vời.

Trong hoàn cảnh và bối cảnh của quốc nội cũng như trên khu vực Biển Đông và mối quan hệ phức tạp của các cường quốc trên thế giới, đảng cộng sản đang trong một tình thế rung rinh. Điều quan trọng chính là người dân có quyết định thay đổi đất nước hay vẫn để đất nước rung rinh theo đảng cộng sản.

Đoàn kết chính chìa khóa thành công cho các cuộc đổi thay của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Chỉ có khi nào đoàn kết, hiệp nhất thì chúng ta mới thấy được bình minh của tự do và dân chủ.

Sài Gòn 26.02.2016
Hà Phan, nhà nghiên cứu độc lập

Đôi điều về xã hội dân sự tại Việt Nam qua vụ việc TNLT Trần Minh Nhật Reviewed by Người Cộng Sự on 2/27/2016 Rating: 5 TNCG :  Thời gian gần đây, cựu TNLT Trần Minh Nhật, trú tại Lâm Hà, Lâm Đồng bị chính quyền địa phương khủng bố một cách trầm trọng và có...

Không có nhận xét nào: