TNCG - Nhân
việc Đức Tổng Giám Mục Girelli Leopoldo kết thúc sứ mệnh tại Việt Nam.
Chúng tôi xin đăng lại bài chia sẻ của ngài tại giáo xứ Quan Lãng, giáo
phận Vinh - nơi ngài bị nhà cầm quyền cộng sản ngăn cản không cho lên
giáo điểm Con Cuông dâng lễ và thăm viếng.
Việc ngài sẵn sàng ra đi đến nơi đang bị bách hại là một hành động can trường và khôn ngoan trong việc bảo vệ đoàn chiên của Chúa đang chịu cảnh trầm luân. Ngài rời Việt Nam cho sứ mệnh mới nhưng trong tim mỗi người Việt, cách riêng là những người nghèo khổ và bị bách hại Ngài là người cha hết lòng vì đoàn chiên với tấm lòng từ ái.
-----------
Sau đây là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli Sứ Thần Tòa Thánh, tại giáo xứ Quan Lãng trong chuyến thăm mục vụ giáo hạt Bột Đà- Giáo Phận Vinh ngày 01/9/2013.
Anh Chị Em thân mến,
Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Lc 14,1,7-14), chúng ta thấy Chúa Giêsu như một vị khách đang ngồi ăn tối trong nhà của một người lãnh đạo nhóm Pharisêu.
Khi để ý những người khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, Người nói với họ một dụ ngôn về việc tổ chức tiệc cưới. “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ danh dự… Nhưng khi anh được mời, hãy vào ngồi chỗ thấp nhất (Lc 14,8-10).
Chúa không có ý đưa ra một bài học về quy ước xã giao hoặc về cấp bậc quyền bính khác nhau. Đúng hơn, Người nhấn mạnh về một điểm cốt yếu, đó là về sự khiêm nhường: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14,11).
Một ý nghĩa sâu hơn của dụ ngôn cũng làm chúng ta nghĩ về vị trí của con người trong tương quan với Thiên Chúa.
Quả thế, “chỗ thấp nhất” có thể diễn tả tình trạng của nhân loại bị hạ thấp bởi tội lỗi, một tình trạng mà từ đó chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, có thể nâng nó lên.
Vì lý do này, chính Chúa Kitô đã chọn chỗ thấp nhất trong thế gian và nhờ sự khiêm nhường của Người, Người đến giúp chúng ta và cứu chuộc chúng ta một cách liên lỉ.
Vì thế, một lần nữa, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Kitô như một mẫu gương của sự khiêm nhường và của sự hiến dâng tự do: chúng ta hãy học từ Người tính kiên trì khi bị cám dỗ, tính hiền lành khi bị xúc phạm, tính vâng phục Thiên Chúa trong đau khổ.
Điều này được viết trong Sách Huấn Ca: “Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa” (Hc 3,18).
Vì thế, nếu Chúa ban cho anh chị em sự thịnh đạt nào đó, anh chị em phải khiêm nhường tạ ơn Người.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, với trái tim tôi đầy tâm tình tạ ơn Chúa, tôi sung sướng gặp gỡ anh chị em trong ngôi nhà thờ xứ Quan Lãng này để cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho chúng ta được hiệp nhất với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chiều nay, qua sự hiện diện của tôi như là người Đại Diện của Ngài.
Tôi gửi tới mỗi người trong anh chị em lời chào thân ái nhất, cùng với lời cầu nguyện của tôi cho anh chị em và cho những ai không có thể hiện diện ở đây để chia sẻ thời khắc quan trọng này trong cuộc sống của giáo xứ anh chị em.
Tôi biết rằng anh chị em ở đây không phải không có những khó khăn, những vấn đề và những lo âu. Tôi muốn bảo đảm với anh chị em tất cả rằng Đức Thánh Cha gần gũi với Giáo Hội tại Việt Nam.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện và tất cả những ai đứng về chân lý, công bình và tự do tôn giáo. Ngài khuyến khích anh chị em kiên nhẫn trong việc làm chứng cho những giá trị nhân bản và Kitô giáo mà chúng được cắm rễ sâu như thế nào trong Đức tin và lịch sử Dân Tộc Việt Nam.
Đồng thời, tôi khuyến khích anh chị em hãy sống bao dung, hòa bình, trong khi chú tâm vào đối thoại và sự hiểu biết lẫn nhau như là con đường chính để giải quyết mọi căng thẳng và xích mích.
Như Thánh Phaolô Tông Đồ dạy chúng ta: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Eph 4,31-32).
Chúng ta hãy cầu xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Trinh Nữ Maria hướng dẫn chúng ta trong lộ trình của dũng cảm và hòa bình, để trở nên xứng đáng với phần thưởng của Thiên Chúa. Amen.
Việc ngài sẵn sàng ra đi đến nơi đang bị bách hại là một hành động can trường và khôn ngoan trong việc bảo vệ đoàn chiên của Chúa đang chịu cảnh trầm luân. Ngài rời Việt Nam cho sứ mệnh mới nhưng trong tim mỗi người Việt, cách riêng là những người nghèo khổ và bị bách hại Ngài là người cha hết lòng vì đoàn chiên với tấm lòng từ ái.
-----------
Sau đây là bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli Sứ Thần Tòa Thánh, tại giáo xứ Quan Lãng trong chuyến thăm mục vụ giáo hạt Bột Đà- Giáo Phận Vinh ngày 01/9/2013.
Anh Chị Em thân mến,
Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Lc 14,1,7-14), chúng ta thấy Chúa Giêsu như một vị khách đang ngồi ăn tối trong nhà của một người lãnh đạo nhóm Pharisêu.
Khi để ý những người khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, Người nói với họ một dụ ngôn về việc tổ chức tiệc cưới. “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ danh dự… Nhưng khi anh được mời, hãy vào ngồi chỗ thấp nhất (Lc 14,8-10).
Chúa không có ý đưa ra một bài học về quy ước xã giao hoặc về cấp bậc quyền bính khác nhau. Đúng hơn, Người nhấn mạnh về một điểm cốt yếu, đó là về sự khiêm nhường: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14,11).
Một ý nghĩa sâu hơn của dụ ngôn cũng làm chúng ta nghĩ về vị trí của con người trong tương quan với Thiên Chúa.
Quả thế, “chỗ thấp nhất” có thể diễn tả tình trạng của nhân loại bị hạ thấp bởi tội lỗi, một tình trạng mà từ đó chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, có thể nâng nó lên.
Vì lý do này, chính Chúa Kitô đã chọn chỗ thấp nhất trong thế gian và nhờ sự khiêm nhường của Người, Người đến giúp chúng ta và cứu chuộc chúng ta một cách liên lỉ.
Vì thế, một lần nữa, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Kitô như một mẫu gương của sự khiêm nhường và của sự hiến dâng tự do: chúng ta hãy học từ Người tính kiên trì khi bị cám dỗ, tính hiền lành khi bị xúc phạm, tính vâng phục Thiên Chúa trong đau khổ.
Điều này được viết trong Sách Huấn Ca: “Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa” (Hc 3,18).
Vì thế, nếu Chúa ban cho anh chị em sự thịnh đạt nào đó, anh chị em phải khiêm nhường tạ ơn Người.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, với trái tim tôi đầy tâm tình tạ ơn Chúa, tôi sung sướng gặp gỡ anh chị em trong ngôi nhà thờ xứ Quan Lãng này để cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa cho chúng ta được hiệp nhất với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chiều nay, qua sự hiện diện của tôi như là người Đại Diện của Ngài.
Tôi gửi tới mỗi người trong anh chị em lời chào thân ái nhất, cùng với lời cầu nguyện của tôi cho anh chị em và cho những ai không có thể hiện diện ở đây để chia sẻ thời khắc quan trọng này trong cuộc sống của giáo xứ anh chị em.
Tôi biết rằng anh chị em ở đây không phải không có những khó khăn, những vấn đề và những lo âu. Tôi muốn bảo đảm với anh chị em tất cả rằng Đức Thánh Cha gần gũi với Giáo Hội tại Việt Nam.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện và tất cả những ai đứng về chân lý, công bình và tự do tôn giáo. Ngài khuyến khích anh chị em kiên nhẫn trong việc làm chứng cho những giá trị nhân bản và Kitô giáo mà chúng được cắm rễ sâu như thế nào trong Đức tin và lịch sử Dân Tộc Việt Nam.
Đồng thời, tôi khuyến khích anh chị em hãy sống bao dung, hòa bình, trong khi chú tâm vào đối thoại và sự hiểu biết lẫn nhau như là con đường chính để giải quyết mọi căng thẳng và xích mích.
Như Thánh Phaolô Tông Đồ dạy chúng ta: “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Eph 4,31-32).
Chúng ta hãy cầu xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Trinh Nữ Maria hướng dẫn chúng ta trong lộ trình của dũng cảm và hòa bình, để trở nên xứng đáng với phần thưởng của Thiên Chúa. Amen.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương,nguyên Thư ký TGM Vinh chuyển dịch.
Không có nhận xét nào: