Vũ Văn An, VietCatholic - 14.6.2013: Ngoại trừ những người cứng đầu nhất trong hàng ngũ vô tín, ta khó có thể gặp được ai không cảm kích trước những câu truyện biến đổi tâm linh, những trình thuật cho thấy sự tiến triển của linh hồn từ đông qua xuân. Câu truyện được nhiều người ưa thích là câu truyện của Bác Sĩ Francis S. Collins, giám đốc Các Viện Y Tế Quốc Gia, nhưng hiện nay đang thực hiện cho tôn giáo và khoa học điều Steve Jobs từng làm cho máy vi tính và điện thoại di động.
Câu truyện bắt đầu lúc ông mới 20 tuổi. Lúc ấy, còn là một nội trú y khoa, Bác Sĩ Collins được chứng kiến đức tin của người hấp hối. Dù cho rằng tôn giáo là phi lý, tàn dư của một thời đại vô khoa học, ông vẫn muốn biết tại sao các bệnh nhân của ông tin vào Thiên Chúa. Điều này dẫn ông tới những cuộc đàm đạo, rồi sách vở và sau cùng Thánh Giá.
Việc trở lại của Bác Sĩ Collins cho ta thấy nguyên tắc: đức tin cần có thời gian. Vì trở lại là một cuộc biến hóa về thế giới quan với nhiều chiều kích và có tính thay đổi cuộc đời. Cuộc biến hóa này liên lụy tới kiến thức, kinh nghiệm, người khác, suy nghĩ về chính bản thân, khiêm nhường, mầu nhiệm và ơn thánh. Đối với phần đông, việc trở lại diễn ra qua nhiều giai đoạn và tùy vào sự hiện diện của một số điều kiện, thói quen của cả tâm lẫn trí, giúp con người biết chấp nhận và đem ra sống, một cuộc sống biến đổi, thần hóa.
Ta có thể gọi các thói quen của tâm và trí này một cách tổng hợp là “các dẫn nhập” vào đức tin. Việc khai triển các dẫn nhập này và cuộc hành trình đức tin song hành khiến ta nhớ tới Sách Xuất Hành. Trước khi Dân Do Thái vào Đất Hứa, để huấn luyện họ biết tiếp nhận giao ước, Thiên Chúa phải chuẩn bị họ. Người phải vạch cho họ thấy cái phù phiếm của ngẫu tượng, cái trống rỗng của uy quyền Ai Cập và cái mỏng dòn của bản nhiên con người. Người phải dạy họ về cám dỗ, sự mạnh mẽ và dạ tín trung, một diễn trình bao gồm giai đoạn bối rối và ngã lòng nhưng cuối cùng đã cho phép họ tái sinh trong niềm tin và tự do.
Thanh niên nam nữ ngày nay phải trải qua một cuộc biến hình tương tự trước khi bước vào lãnh địa của cuộc sống Công Giáo đầy hoa, trước khi đứng vào hàng ngũ những người tự hào gọi mình là Công Giáo thuần thành. Thiển nghĩ càng tiến sâu vào Năm Đức Tin, ta càng nên đào sâu hơn ý niệm dẫn nhập. Ở đây, xin trình bày một số điểm giúp các nhà hướng dẫn đức tin cho giới trẻ trong các bối cảnh lãnh đạm, hoài nghi hay thù địch đối với Kitô Giáo.
Khởi đầu với Socrates
Thanh niên nam nữ ngày nay thường không nghĩ tới tôn giáo vì họ cho rằng tôn giáo quá khó chứng thực để đáng được xem sét. Việc tìm kiếm Thiên Chúa được họ coi như việc đi tìm người khổng lồ (Bigfoot). Bởi vậy, nhiệm vụ không thể thiếu của các cơ sở giáo dục Công Giáo là kích thích tinh thần tìm hiểu, một tinh thần vượt quá điều họ có thể quan sát qua kính hiển vi hay máy tính.
Muốn đẩy người trẻ đi theo hướng này, thiển nghĩ không nên tràn ngập họ bằng hộ giáo, là môn thường giả thiết những điều bị người trẻ bác bỏ, mà đúng hơn nêu cho họ những câu hỏi có tính gợi hứng. Nghĩa là muốn họ tới với Chúa Giêsu thì nên cho họ gặp Socrates trước. Trước khi có thể thăm dò mầu nhiệm đức tin, họ cần mài dũa một cái nhìn nội quan, tự vấn; và mọi chủ đề phải dự phần vào dự án này. Bất kể Thánh Kinh hay Anh Ngữ, đại số học hay khoa học môi trường, mỗi lớp dạy phải như một cuộc động đất, khiến người trẻ phải run run, như Đức Maria khi gặp sứ thần Gabrien, thốt lên câu hỏi: “Việc này làm chi có được? Tôi còn thiếu điều gì? Tôi chưa biết điều gì?”
Chỉ khi nào từ bỏ được sự chắc mẩm của họ đối với các niềm tin thừa tự, người trẻ mới suy nghĩ lại được sự cưỡng chống của họ đối với Thiên Chúa. Một trong những cách thế các nhà giáo dục Công Giáo quen dùng để khích lệ sự từ bỏ này là qua những cuộc du hành gọi là “dìm mình” (immersion trips). Thí dụ, một nhóm người trẻ sống hai đêm tại một nhà tạm trú dành cho người vô gia cư tại Los Angeles, khi trở về, họ đã có những ý kiến rất khác về người vô gia cư, về di dân và người nghèo nói chung. Trước đây, nhiều người trong số họ có cái nhìn rất tiêu chuẩn của giai cấp trung thượng lưu: “người nghèo đâu phải do lỗi tôi”, nhưng nay họ đã vất bỏ được cái nhìn đầy thiên kiến ấy. Những cuộc du hành như thế đã trung lập hóa được nhiều thiên kiến và phát sinh ra nhiều cái nhìn mới mẻ đầy bác ái và khiêm nhường, những phong thái bừng bừng ngọn lửa Tám Mối Phúc Thật.
Lý lẽ khoa học
Là người lớn, ta quen với những gì là huyền nhiệm, nhưng người trẻ thì thường không như thế. Họ mang theo mình đủ thứ dụng cụ và chơi những trò chơi chuộng đụng chạm và nhiều hình ảnh, coi chúng như những dấu chỉ mạnh mẽ nhất của thực tại. Đàng khác, đối với họ, giáo dục giả thiết phải loại bỏ huyền nhiệm và đơn giản hóa những gì là khó khăn. Do đó, đối với phần đông người trẻ, tin vào chiều kích tâm linh là phản trực quan.
Chính vì điều trên và vì học thuật hiện đại xem ra tin rằng chỉ có khoa học mới đem lại kiến thức chân chính, nên người trẻ thường cho rằng trong căn bản, có hai loại cuộc sống: loại tùy thuộc đức tin và loại không tùy thuộc đức tin.
Do đó, như lời dẫn nhập để tin vào Đấng Thiên Chúa bản vị, ta phải giúp người trẻ tin vào đức tin; ta phải cho họ thấy rằng lưỡng phân họ vẽ ra trong đầu kia, tức cuộc sống đức tin và cuộc sống lý lẽ, không thể nào bênh vực được. Trong thông điệp năm 1998 tựa là “Đức Tin và Lý Trí”, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng con người nhân bản là một tạo vật sống bằng niềm tin, vì không con người nam nữ nào có thể chứng thực một cách hoàn toàn chắc chắn mọi điều họ dựa vào để sống còn ở trên đời. Nhận định này xem ra có vẻ đủ hiển nhiên, không cần thảo luận chi thêm, nhưng đó lại chính là điểm chẳng hiển nhiên chút nào đối với người trẻ. Vì một lẽ đơn giản: phần đông họ không hiểu sự kiện này: cuộc sống họ thấm nhiễm thật nhiều niềm tin.
Thành thử, để củng cố quan điểm trên, ta cần giúp người trẻ nghĩ tới đức tin trong các ngữ cảnh không minh nhiên tôn giáo nhưng phải có hệ luận tôn giáo. Thí dụ, hỏi họ “bạn có thể chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn rằng có một ai đó đang yêu bạn chăng?” Họ sẽ trả lời không, làm sao chứng minh được điều đó. Và đây là lúc để ta thảo luận với họ về lý do tại sao. Họ sẽ thấy ra rằng vấn đề yêu thương không có tính công thức, không lên phương trình được. Ây thế nhưng họ nhìn nhận rằng ta có thể tin vào tình yêu, có thể vừa cho đi vừa nhận lãnh. Họ sẽ nhìn nhận rằng tình yêu là điều có thể biết và tín thác, dù không thể vẽ hay đo được. Quan trọng hơn nữa, người trẻ sẽ thấy rằng nói tới yêu thương, họ phải có một chút niềm tin nào đó, nhất là nếu họ hy vọng tiến tới hôn nhân. Một cách trực quan, họ biết rằng các mối liên hệ như hôn nhân bao giờ cũng đòi một niềm tin vượt quá điều người ta có thể bảo đảm hay đích thân chứng thực.
Một kỹ thuật khác khá thành công trong việc hâm nóng người trẻ đối với ý niệm đức tin là dẫn họ vào công trình của các khoa học gia từng bị coi như “lạc giáo” trong lãnh vực của họ. Đó là các học giả như Francis Collins, John Polkinghorne và Leon Kass, những người đang dần dần đang phá bỏ bức tường phân cách giữa đức tin và khoa học. Nơi để khởi đầu là bài xã luận trên New York Times năm 2007, tựa là “Taking Science on Faith” của Paul Davies, một nhà vật lý học thuộc Đại Học Tiểu Bang Arizona. Davies hỏi tại sao các luật vật lý lại là những luật như hiện có. Ta giải thích ra sao về sự hiện hữu của chúng? Làm sao ta biết được việc chúng sẽ không thay đổi cách đột ngột? Davies cho rằng cho tới khi các khoa học gia có khả năng trả lời các câu hỏi đó, mọi khoa học đều diễn tiến trên niềm tin rằng luật khoa học và luật tóan học sẽ không thay đổi; tức niềm tin cho rằng thế giới sẽ vẫn cứ được sắp xếp một cách trật tự, có lý lẽ và có thể hiểu được.
Bài báo ngắn ngủi và dễ đọc trên làm nhiều người trẻ lưu ý vì nó đánh đổ quan điểm một chiều họ vẫn thường có đối với khoa học. Phần lớn người trẻ không cân nhắc việc này: ngay cả khoa học cũng vẫn đòi hỏi người ta sẵn sàng tin tưởng điều gì đó không hoàn toàn biết được, nghĩa là sẵn sàng bước vào huyền nhiệm. Ngay các khoa học gia cũng có một niềm “xác tín vào sự vật họ không thấy”. Một khi người trẻ đánh giá được việc: ngay khoa học cũng đã bước cái bước đó, thì tôn giáo đâu còn vô lý nữa.
Tạo một không gian cho đức tin
Một trong các thuật ngữ được lặp đi lặp lại trong nền giáo dục của Dòng Tên là cura personalis, hay “chăm sóc bản thân”. Cura personalis nghĩa là giáo dục phải nâng cao và thăng hoa sự lành mạnh của cả con người, gồm trái tim, tâm trí, thân thể, linh hồn. Khi giáo dục bỏ rơi việc nhấn mạnh ấy, khi phúc lợi bản thân và tâm lý của người trẻ bị bất ổn, thì cuộc sống tâm linh cũng sẽ bị thương tổn.
Ta thấy điều đó hàng ngày. Như khi người trẻ chợp mắt rồi bỗng thức giấc vì tiếng cãi cọ hay đánh nhau của bố mẹ, họ bắt đầu hoài nghi cả khả thể yêu đương lẫn việc cam kết dấn thân. Nếu người trẻ bị bắt nạt hay bị trầm cảm, chắc chắn họ sẽ thấy thế giới như bị ma làm và hỗn loạn, không phải là nơi dành cho ơn thánh của Chúa. Khi người trẻ bị dằn vặt về xúc cảm, họ muốn được giải thoát khỏi cơn dằn vặt ấy, một thiên hướng khiến họ thường chống lại đức kiên nhẫn trong cầu nguyện.
Các điển hình thì thật nhiều, nhưng bài học chỉ là một: Nơi thiếu niên, tình trạng lành mạnh về tâm lý là dẫn nhập chủ yếu dẫn tới việc khai triển một đức tin linh động. Như thế, các nhà huấn đạo ưu tú cũng cần thiết như các thầy cô ưu tú; và việc làm của họ giống như vai trò của thừa tác vụ đại học. Tất cả đều là những nhà tiền đạo của ơn thánh và sự thật, chỉ theo các phương cách khác nhau mà thôi.
Trong hành trình vun trồng đức tin, ta thường tự hỏi: có lớp học nào hay có sinh hoạt nào trong đó các dẫn nhập trên giao thoa với nhau, trong đó, các thói quen của cả tâm lẫn trí song hành hoạt động như một hợp tấu chứ không rời rạc đơn độc? Thiển nghĩ chỉ có các cuộc tĩnh tâm mới làm được việc này.
Trong các định chế của Dòng Tên, hoa trái tĩnh tâm rất phong phú. Tĩnh tâm giúp người trẻ bước ra ngoài thể thao, ra ngoài bài vở và gia đình, để có được một sự bình an về thể lý và tâm lý giúp họ vui hưởng những giờ phút chiêm niệm không gián đoạn. Bầu khí thân hữu và tìm hiểu tự nhiên sẽ dẫn họ tới việc thán phục và ý thức được tiếng Chúa thì thào. Lúc tĩnh tâm, người trẻ gặp gỡ nhiều người khác mà bình thường ra họ khó có cơ hội kết thân. Họ cũng có dịp thổ lộ các khó khăn từng khiến họ lo âu, sợ sệt. Các cuộc tĩnh tâm không chữa lành bất cứ điều gì ngay lập tức, nhưng chúng cung cấp cho người trẻ một bức “X-Ray” thiêng liêng rất cần thiết để họ khởi sự một cuộc canh tân nội tâm. Họ sẽ nhận ra nhiều mặt nạ được họ mang xưa nay, những cái tôi giả mạo họ từng chứa chấp và những phương cách họ từng bị giam hãm từ trước tới nay khiến họ suy nghĩ một cách tai hại. Đối với những người trẻ xuất thân từ những gia đình đổ vỡ hay lộn xộn, các cuộc tĩnh tâm giúp họ phát huy tín thác, đối với chính họ, với người khác, với tương lai. Các cuộc tĩnh tâm giúp người trẻ trở nên thân quen với những điều và những đấng chưa biết, nhất là với Thiên Chúa.
Các nhà giáo dục Công Giáo nhiều kinh nghiệm quả quyết rằng những thành quả như trên vẫn xẩy ra hàng năm. Trong một buổi tĩnh tâm gọi là Kairos gần đây, cuộc thảo luận về đức tin đã thôi thúc một sinh viên nhìn nhận rằng một phần niềm bất tín của anh phát sinh từ ý muốn kiểm soát của anh. Anh không muốn phó mình cho cõi vô minh, cho điều gì hay đấng nào dám hạn chế tự do của anh. Một sinh viên khác chia sẻ nỗi khổ não cô chịu xưa nay do sự tàn bạo của trực tuyến; điều này thúc đẩy một sinh viên khác, dàn dụa nước mắt, xin lỗi bằng một thư ngỏ vì đã không chịu ngưng việc bắt nạt trên trực tuyến. Quả là một giây phút gây xúc động cho cả tập thể đến nỗi người ta có cảm giác mình đang bước vào chính cõi lòng Thánh Tâm. Một sinh viên khác thuật cho nghe nhờ đi tĩnh tâm, cô đã bằng lòng chấp nhận con người thật của mình. Trong cái thinh lặng của núi rừng, cuối cùng cô đã nhất tâm yêu thương và trân quí những cách thế khiến cô ra khác đối với những người đồng trang đồng lứa với mình.
Những điều trên đây chỉ là những điển hình. Nhiều phương pháp và tài nguyện khác cũng đã giúp phát sinh ra các biến đổi diệu kỳ. Nhưng dù sao, muốn đức tin Kitô Giáo có cơ hội đi vào lòng giới trẻ, họ phải khai triển được một tinh thần chiêm niệm, có tính Socrates, tức một tinh thần giúp họ rà xét lại toàn bộ các giả định riêng của họ; một đức tin vào đức tin, tức nhìn nhận rằng cuộc nhân sinh, dù là thành phần giao thoa với khoa học, vẫn đòi sự tín thác vào cõi vô minh; và một vững ổn về tâm lý, tức thế quân bình căn bản trong tâm trí và xúc cảm, giúp người trẻ có đủ nghị lực tiếp cận cuộc sống hàng ngày mà không cảm thấy phải lao đao mới sống còn được.
Nhưng bất kể các đức tính trên hay sự phối hợp với các đức tính khác, ta vẫn phải thiết lập được các dẫn nhập đưa vào đức tin Công Giáo, và việc này cần nhiều nhẫn nại và thời gian. Đây là một công tác khó khăn, vì thì giờ của tuổi trẻ ngày nay phần lớn dành cho các ngôn từ và hình ảnh hoàn toàn thế tục. Dĩ nhiên, ta không nên ngã lòng. Ta chỉ cần chuẩn bị để người trẻ nam nữ đón nhận ơn thánh tuôn tràn, tức giây phút, trong cõi thẳm sâu của bản ngã chân thực, họ nghe được lời mời gọi từng dóng lên dọc dài bao thế kỷ qua: “Hãy đến, theo Ta”.
Câu truyện bắt đầu lúc ông mới 20 tuổi. Lúc ấy, còn là một nội trú y khoa, Bác Sĩ Collins được chứng kiến đức tin của người hấp hối. Dù cho rằng tôn giáo là phi lý, tàn dư của một thời đại vô khoa học, ông vẫn muốn biết tại sao các bệnh nhân của ông tin vào Thiên Chúa. Điều này dẫn ông tới những cuộc đàm đạo, rồi sách vở và sau cùng Thánh Giá.
Việc trở lại của Bác Sĩ Collins cho ta thấy nguyên tắc: đức tin cần có thời gian. Vì trở lại là một cuộc biến hóa về thế giới quan với nhiều chiều kích và có tính thay đổi cuộc đời. Cuộc biến hóa này liên lụy tới kiến thức, kinh nghiệm, người khác, suy nghĩ về chính bản thân, khiêm nhường, mầu nhiệm và ơn thánh. Đối với phần đông, việc trở lại diễn ra qua nhiều giai đoạn và tùy vào sự hiện diện của một số điều kiện, thói quen của cả tâm lẫn trí, giúp con người biết chấp nhận và đem ra sống, một cuộc sống biến đổi, thần hóa.
Ta có thể gọi các thói quen của tâm và trí này một cách tổng hợp là “các dẫn nhập” vào đức tin. Việc khai triển các dẫn nhập này và cuộc hành trình đức tin song hành khiến ta nhớ tới Sách Xuất Hành. Trước khi Dân Do Thái vào Đất Hứa, để huấn luyện họ biết tiếp nhận giao ước, Thiên Chúa phải chuẩn bị họ. Người phải vạch cho họ thấy cái phù phiếm của ngẫu tượng, cái trống rỗng của uy quyền Ai Cập và cái mỏng dòn của bản nhiên con người. Người phải dạy họ về cám dỗ, sự mạnh mẽ và dạ tín trung, một diễn trình bao gồm giai đoạn bối rối và ngã lòng nhưng cuối cùng đã cho phép họ tái sinh trong niềm tin và tự do.
Thanh niên nam nữ ngày nay phải trải qua một cuộc biến hình tương tự trước khi bước vào lãnh địa của cuộc sống Công Giáo đầy hoa, trước khi đứng vào hàng ngũ những người tự hào gọi mình là Công Giáo thuần thành. Thiển nghĩ càng tiến sâu vào Năm Đức Tin, ta càng nên đào sâu hơn ý niệm dẫn nhập. Ở đây, xin trình bày một số điểm giúp các nhà hướng dẫn đức tin cho giới trẻ trong các bối cảnh lãnh đạm, hoài nghi hay thù địch đối với Kitô Giáo.
Khởi đầu với Socrates
Thanh niên nam nữ ngày nay thường không nghĩ tới tôn giáo vì họ cho rằng tôn giáo quá khó chứng thực để đáng được xem sét. Việc tìm kiếm Thiên Chúa được họ coi như việc đi tìm người khổng lồ (Bigfoot). Bởi vậy, nhiệm vụ không thể thiếu của các cơ sở giáo dục Công Giáo là kích thích tinh thần tìm hiểu, một tinh thần vượt quá điều họ có thể quan sát qua kính hiển vi hay máy tính.
Muốn đẩy người trẻ đi theo hướng này, thiển nghĩ không nên tràn ngập họ bằng hộ giáo, là môn thường giả thiết những điều bị người trẻ bác bỏ, mà đúng hơn nêu cho họ những câu hỏi có tính gợi hứng. Nghĩa là muốn họ tới với Chúa Giêsu thì nên cho họ gặp Socrates trước. Trước khi có thể thăm dò mầu nhiệm đức tin, họ cần mài dũa một cái nhìn nội quan, tự vấn; và mọi chủ đề phải dự phần vào dự án này. Bất kể Thánh Kinh hay Anh Ngữ, đại số học hay khoa học môi trường, mỗi lớp dạy phải như một cuộc động đất, khiến người trẻ phải run run, như Đức Maria khi gặp sứ thần Gabrien, thốt lên câu hỏi: “Việc này làm chi có được? Tôi còn thiếu điều gì? Tôi chưa biết điều gì?”
Chỉ khi nào từ bỏ được sự chắc mẩm của họ đối với các niềm tin thừa tự, người trẻ mới suy nghĩ lại được sự cưỡng chống của họ đối với Thiên Chúa. Một trong những cách thế các nhà giáo dục Công Giáo quen dùng để khích lệ sự từ bỏ này là qua những cuộc du hành gọi là “dìm mình” (immersion trips). Thí dụ, một nhóm người trẻ sống hai đêm tại một nhà tạm trú dành cho người vô gia cư tại Los Angeles, khi trở về, họ đã có những ý kiến rất khác về người vô gia cư, về di dân và người nghèo nói chung. Trước đây, nhiều người trong số họ có cái nhìn rất tiêu chuẩn của giai cấp trung thượng lưu: “người nghèo đâu phải do lỗi tôi”, nhưng nay họ đã vất bỏ được cái nhìn đầy thiên kiến ấy. Những cuộc du hành như thế đã trung lập hóa được nhiều thiên kiến và phát sinh ra nhiều cái nhìn mới mẻ đầy bác ái và khiêm nhường, những phong thái bừng bừng ngọn lửa Tám Mối Phúc Thật.
Lý lẽ khoa học
Là người lớn, ta quen với những gì là huyền nhiệm, nhưng người trẻ thì thường không như thế. Họ mang theo mình đủ thứ dụng cụ và chơi những trò chơi chuộng đụng chạm và nhiều hình ảnh, coi chúng như những dấu chỉ mạnh mẽ nhất của thực tại. Đàng khác, đối với họ, giáo dục giả thiết phải loại bỏ huyền nhiệm và đơn giản hóa những gì là khó khăn. Do đó, đối với phần đông người trẻ, tin vào chiều kích tâm linh là phản trực quan.
Chính vì điều trên và vì học thuật hiện đại xem ra tin rằng chỉ có khoa học mới đem lại kiến thức chân chính, nên người trẻ thường cho rằng trong căn bản, có hai loại cuộc sống: loại tùy thuộc đức tin và loại không tùy thuộc đức tin.
Do đó, như lời dẫn nhập để tin vào Đấng Thiên Chúa bản vị, ta phải giúp người trẻ tin vào đức tin; ta phải cho họ thấy rằng lưỡng phân họ vẽ ra trong đầu kia, tức cuộc sống đức tin và cuộc sống lý lẽ, không thể nào bênh vực được. Trong thông điệp năm 1998 tựa là “Đức Tin và Lý Trí”, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết rằng con người nhân bản là một tạo vật sống bằng niềm tin, vì không con người nam nữ nào có thể chứng thực một cách hoàn toàn chắc chắn mọi điều họ dựa vào để sống còn ở trên đời. Nhận định này xem ra có vẻ đủ hiển nhiên, không cần thảo luận chi thêm, nhưng đó lại chính là điểm chẳng hiển nhiên chút nào đối với người trẻ. Vì một lẽ đơn giản: phần đông họ không hiểu sự kiện này: cuộc sống họ thấm nhiễm thật nhiều niềm tin.
Thành thử, để củng cố quan điểm trên, ta cần giúp người trẻ nghĩ tới đức tin trong các ngữ cảnh không minh nhiên tôn giáo nhưng phải có hệ luận tôn giáo. Thí dụ, hỏi họ “bạn có thể chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn rằng có một ai đó đang yêu bạn chăng?” Họ sẽ trả lời không, làm sao chứng minh được điều đó. Và đây là lúc để ta thảo luận với họ về lý do tại sao. Họ sẽ thấy ra rằng vấn đề yêu thương không có tính công thức, không lên phương trình được. Ây thế nhưng họ nhìn nhận rằng ta có thể tin vào tình yêu, có thể vừa cho đi vừa nhận lãnh. Họ sẽ nhìn nhận rằng tình yêu là điều có thể biết và tín thác, dù không thể vẽ hay đo được. Quan trọng hơn nữa, người trẻ sẽ thấy rằng nói tới yêu thương, họ phải có một chút niềm tin nào đó, nhất là nếu họ hy vọng tiến tới hôn nhân. Một cách trực quan, họ biết rằng các mối liên hệ như hôn nhân bao giờ cũng đòi một niềm tin vượt quá điều người ta có thể bảo đảm hay đích thân chứng thực.
Một kỹ thuật khác khá thành công trong việc hâm nóng người trẻ đối với ý niệm đức tin là dẫn họ vào công trình của các khoa học gia từng bị coi như “lạc giáo” trong lãnh vực của họ. Đó là các học giả như Francis Collins, John Polkinghorne và Leon Kass, những người đang dần dần đang phá bỏ bức tường phân cách giữa đức tin và khoa học. Nơi để khởi đầu là bài xã luận trên New York Times năm 2007, tựa là “Taking Science on Faith” của Paul Davies, một nhà vật lý học thuộc Đại Học Tiểu Bang Arizona. Davies hỏi tại sao các luật vật lý lại là những luật như hiện có. Ta giải thích ra sao về sự hiện hữu của chúng? Làm sao ta biết được việc chúng sẽ không thay đổi cách đột ngột? Davies cho rằng cho tới khi các khoa học gia có khả năng trả lời các câu hỏi đó, mọi khoa học đều diễn tiến trên niềm tin rằng luật khoa học và luật tóan học sẽ không thay đổi; tức niềm tin cho rằng thế giới sẽ vẫn cứ được sắp xếp một cách trật tự, có lý lẽ và có thể hiểu được.
Bài báo ngắn ngủi và dễ đọc trên làm nhiều người trẻ lưu ý vì nó đánh đổ quan điểm một chiều họ vẫn thường có đối với khoa học. Phần lớn người trẻ không cân nhắc việc này: ngay cả khoa học cũng vẫn đòi hỏi người ta sẵn sàng tin tưởng điều gì đó không hoàn toàn biết được, nghĩa là sẵn sàng bước vào huyền nhiệm. Ngay các khoa học gia cũng có một niềm “xác tín vào sự vật họ không thấy”. Một khi người trẻ đánh giá được việc: ngay khoa học cũng đã bước cái bước đó, thì tôn giáo đâu còn vô lý nữa.
Tạo một không gian cho đức tin
Một trong các thuật ngữ được lặp đi lặp lại trong nền giáo dục của Dòng Tên là cura personalis, hay “chăm sóc bản thân”. Cura personalis nghĩa là giáo dục phải nâng cao và thăng hoa sự lành mạnh của cả con người, gồm trái tim, tâm trí, thân thể, linh hồn. Khi giáo dục bỏ rơi việc nhấn mạnh ấy, khi phúc lợi bản thân và tâm lý của người trẻ bị bất ổn, thì cuộc sống tâm linh cũng sẽ bị thương tổn.
Ta thấy điều đó hàng ngày. Như khi người trẻ chợp mắt rồi bỗng thức giấc vì tiếng cãi cọ hay đánh nhau của bố mẹ, họ bắt đầu hoài nghi cả khả thể yêu đương lẫn việc cam kết dấn thân. Nếu người trẻ bị bắt nạt hay bị trầm cảm, chắc chắn họ sẽ thấy thế giới như bị ma làm và hỗn loạn, không phải là nơi dành cho ơn thánh của Chúa. Khi người trẻ bị dằn vặt về xúc cảm, họ muốn được giải thoát khỏi cơn dằn vặt ấy, một thiên hướng khiến họ thường chống lại đức kiên nhẫn trong cầu nguyện.
Các điển hình thì thật nhiều, nhưng bài học chỉ là một: Nơi thiếu niên, tình trạng lành mạnh về tâm lý là dẫn nhập chủ yếu dẫn tới việc khai triển một đức tin linh động. Như thế, các nhà huấn đạo ưu tú cũng cần thiết như các thầy cô ưu tú; và việc làm của họ giống như vai trò của thừa tác vụ đại học. Tất cả đều là những nhà tiền đạo của ơn thánh và sự thật, chỉ theo các phương cách khác nhau mà thôi.
Trong hành trình vun trồng đức tin, ta thường tự hỏi: có lớp học nào hay có sinh hoạt nào trong đó các dẫn nhập trên giao thoa với nhau, trong đó, các thói quen của cả tâm lẫn trí song hành hoạt động như một hợp tấu chứ không rời rạc đơn độc? Thiển nghĩ chỉ có các cuộc tĩnh tâm mới làm được việc này.
Trong các định chế của Dòng Tên, hoa trái tĩnh tâm rất phong phú. Tĩnh tâm giúp người trẻ bước ra ngoài thể thao, ra ngoài bài vở và gia đình, để có được một sự bình an về thể lý và tâm lý giúp họ vui hưởng những giờ phút chiêm niệm không gián đoạn. Bầu khí thân hữu và tìm hiểu tự nhiên sẽ dẫn họ tới việc thán phục và ý thức được tiếng Chúa thì thào. Lúc tĩnh tâm, người trẻ gặp gỡ nhiều người khác mà bình thường ra họ khó có cơ hội kết thân. Họ cũng có dịp thổ lộ các khó khăn từng khiến họ lo âu, sợ sệt. Các cuộc tĩnh tâm không chữa lành bất cứ điều gì ngay lập tức, nhưng chúng cung cấp cho người trẻ một bức “X-Ray” thiêng liêng rất cần thiết để họ khởi sự một cuộc canh tân nội tâm. Họ sẽ nhận ra nhiều mặt nạ được họ mang xưa nay, những cái tôi giả mạo họ từng chứa chấp và những phương cách họ từng bị giam hãm từ trước tới nay khiến họ suy nghĩ một cách tai hại. Đối với những người trẻ xuất thân từ những gia đình đổ vỡ hay lộn xộn, các cuộc tĩnh tâm giúp họ phát huy tín thác, đối với chính họ, với người khác, với tương lai. Các cuộc tĩnh tâm giúp người trẻ trở nên thân quen với những điều và những đấng chưa biết, nhất là với Thiên Chúa.
Các nhà giáo dục Công Giáo nhiều kinh nghiệm quả quyết rằng những thành quả như trên vẫn xẩy ra hàng năm. Trong một buổi tĩnh tâm gọi là Kairos gần đây, cuộc thảo luận về đức tin đã thôi thúc một sinh viên nhìn nhận rằng một phần niềm bất tín của anh phát sinh từ ý muốn kiểm soát của anh. Anh không muốn phó mình cho cõi vô minh, cho điều gì hay đấng nào dám hạn chế tự do của anh. Một sinh viên khác chia sẻ nỗi khổ não cô chịu xưa nay do sự tàn bạo của trực tuyến; điều này thúc đẩy một sinh viên khác, dàn dụa nước mắt, xin lỗi bằng một thư ngỏ vì đã không chịu ngưng việc bắt nạt trên trực tuyến. Quả là một giây phút gây xúc động cho cả tập thể đến nỗi người ta có cảm giác mình đang bước vào chính cõi lòng Thánh Tâm. Một sinh viên khác thuật cho nghe nhờ đi tĩnh tâm, cô đã bằng lòng chấp nhận con người thật của mình. Trong cái thinh lặng của núi rừng, cuối cùng cô đã nhất tâm yêu thương và trân quí những cách thế khiến cô ra khác đối với những người đồng trang đồng lứa với mình.
Những điều trên đây chỉ là những điển hình. Nhiều phương pháp và tài nguyện khác cũng đã giúp phát sinh ra các biến đổi diệu kỳ. Nhưng dù sao, muốn đức tin Kitô Giáo có cơ hội đi vào lòng giới trẻ, họ phải khai triển được một tinh thần chiêm niệm, có tính Socrates, tức một tinh thần giúp họ rà xét lại toàn bộ các giả định riêng của họ; một đức tin vào đức tin, tức nhìn nhận rằng cuộc nhân sinh, dù là thành phần giao thoa với khoa học, vẫn đòi sự tín thác vào cõi vô minh; và một vững ổn về tâm lý, tức thế quân bình căn bản trong tâm trí và xúc cảm, giúp người trẻ có đủ nghị lực tiếp cận cuộc sống hàng ngày mà không cảm thấy phải lao đao mới sống còn được.
Nhưng bất kể các đức tính trên hay sự phối hợp với các đức tính khác, ta vẫn phải thiết lập được các dẫn nhập đưa vào đức tin Công Giáo, và việc này cần nhiều nhẫn nại và thời gian. Đây là một công tác khó khăn, vì thì giờ của tuổi trẻ ngày nay phần lớn dành cho các ngôn từ và hình ảnh hoàn toàn thế tục. Dĩ nhiên, ta không nên ngã lòng. Ta chỉ cần chuẩn bị để người trẻ nam nữ đón nhận ơn thánh tuôn tràn, tức giây phút, trong cõi thẳm sâu của bản ngã chân thực, họ nghe được lời mời gọi từng dóng lên dọc dài bao thế kỷ qua: “Hãy đến, theo Ta”.
Không có nhận xét nào: