Chân Như, RFA - 11.6.2013: Kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội thực hiện và công bố vào sáng nay 11/06 thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được số phiếu tín nhiệm thấp nhất trong số các lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam.
Mục đích & Ý nghĩa?
Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi kết quả được công bố, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội cho rằng đây chỉ là một màn kịch được dựng lên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Việt Nam bị nhiều chỉ trích liên quan đến việc điều hành các tập đoàn nhà nước gây thất thoát công quỹ quốcgia, tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam đang lúc khó khăn:
“Vâng, chúng ta cũng đã biết và theo dõi thỉ thể chế chính trị của Việt Nam từ xưa nay không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đồng thời, ý thức chính trị cũng như đạo đức chính trị của các quan chức Cộng sản Việt Nam hết sức kém.
Đối với các nước dân chủ văn minh, họ không cần phải lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo của chính phủ bởi vì bất kỳ một quan chức nào khi mà họ thấy rằng họ yếu kém năng lực hoặc họ nhận thấy sự phản ánh của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, internet thì ngay lập tức họ đã tự nguyện từ chức để dành vị trí đó cho những người xứng đáng hơn.
Nhưng ở Việt Nam, mặc dầu truyền thông ở trong và ngoài nước phê phán rất nhiều các quan chức chính phủ về những vấn đề lãnh đạo, quản lý yếu kém gây thất thoát cũng như là yếu kém trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, các vấn đề vi phạm nhân quyền căn bản của người dân.
Thế nhưng xưa nay hầu như không có một quan chức nào tự nguyện từ chức cả nên họ phải thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm này .
Tôi cũng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm này cũng chỉ là màn kịch để biểu diễn cho người dân xem thôi.
Thực tế phiếu tín nhiệm này cũng chưa có quan chức nào, đáng ra phải từ chức từ lâu rồi mà họ sẽ từ chức thì điều đó theo tôi không có ý nghĩa gì cả.”
Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do ngay sau khi kết quả được công bố, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội cho rằng đây chỉ là một màn kịch được dựng lên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Việt Nam bị nhiều chỉ trích liên quan đến việc điều hành các tập đoàn nhà nước gây thất thoát công quỹ quốcgia, tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Việt Nam đang lúc khó khăn:
“Vâng, chúng ta cũng đã biết và theo dõi thỉ thể chế chính trị của Việt Nam từ xưa nay không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đồng thời, ý thức chính trị cũng như đạo đức chính trị của các quan chức Cộng sản Việt Nam hết sức kém.
Đối với các nước dân chủ văn minh, họ không cần phải lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo của chính phủ bởi vì bất kỳ một quan chức nào khi mà họ thấy rằng họ yếu kém năng lực hoặc họ nhận thấy sự phản ánh của người dân thông qua các phương tiện truyền thông, internet thì ngay lập tức họ đã tự nguyện từ chức để dành vị trí đó cho những người xứng đáng hơn.
Nhưng ở Việt Nam, mặc dầu truyền thông ở trong và ngoài nước phê phán rất nhiều các quan chức chính phủ về những vấn đề lãnh đạo, quản lý yếu kém gây thất thoát cũng như là yếu kém trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, các vấn đề vi phạm nhân quyền căn bản của người dân.
Thế nhưng xưa nay hầu như không có một quan chức nào tự nguyện từ chức cả nên họ phải thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm này .
Tôi cũng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm này cũng chỉ là màn kịch để biểu diễn cho người dân xem thôi.
Thực tế phiếu tín nhiệm này cũng chưa có quan chức nào, đáng ra phải từ chức từ lâu rồi mà họ sẽ từ chức thì điều đó theo tôi không có ý nghĩa gì cả.”
Nhằm che giấu các sai phạm?
Hiện cũng đang có mặt tại Hà Nội, bà Bùi Thị Minh Hằng – một tiếng nói tranh đấu tích cực cho tự do dân chủ nhân quyền tại Việt Nam cho rằng, đây chỉ là tính chất bưng bít cho những sai phạm của họ đã làm và người dân thật sự không trông chờ gì vào sự việc này.
“Cái việc mà họ đưa ra về vấn đề lấy ý kiến ủng hộ những đại biểu tín nhiệm , ngay lập tức phản ứng trong nhân dân Minh Hằng thấy rằng có lẽ nó nó cũng vẫn như thế thôi.
Minh Hằng đã đưa ra một kết luận là tất cả những sự thay đổi mà mình trông chờ ở nhà cấm quyền Việt Nam hiện nay là đều không có bởi vì họ chỉ nói thôi mà họ không làm hay là họ không nhìn thẳng vào những sự thật sai trái đang diễn ra.
Bản thân họ nếu như họ có tâm và có tinh thần xây dựng và muốn thay đổi đất nước thì họ phải làm hoàn toàn khác.
Còn những gì họ đưa ra chỉ mang tính chất để mà bưng bít thêm nữa cho những sai phạm của họ đã làm và họ lại tiếp tục lừa người dân, cho nên Minh Hằng hoàn toàn thấy rằng cái việc mà họ bỏ phiếu tín nhiệm thì nhân dân không có trông chờ gì vào, không có niềm tin đặt vào lãnh đạo cũng như cả cái Quốc hội đó cả.
Bởi vì nhiều vấn đề đưa đến tai các đại biểu Quốc hội, rất nhiều những vấn đề trong thời gian qua chỉ có một vài đại biểu Quốc hội lên tiến nhưng rồi mọi người trông chờ đế kết quả cuối cùng thì không có.
Cho nên việc mà họ lấy ý kiến về lòng tin đối với cả Bộ chính trị cũng như là cả ban lãnh đạo của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay thì không có tác dụng gì cho dân chúng cả. Chỉ như là một trò hề, một trò cười và người dân thêm nản lòng thôi.”
Hay đấu đá nội bộ?
Trong khi đó, tại miền Nam, ký giả Trương Minh Đức cho rằng người dân thật sự không quan tâm đến tiến trình bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, cũng như kết quả của cuộc bỏ phiếu này:
“Hôm nay Quốc hội vừa mới công bố kết qua bỏ phiếu tín nhiệm 47 vị chủ chốt trong nhà nước. Tôi nghĩ Quốc hội của Việt Nam chỉ là Quốc hội của đảng Cộng sản thôi chứ không phải Quốc hội của dân.
Việc họ bỏ phiếu tôi nghĩ đây là họ chuẩn bị cho một cái gì đó trong nội bộ của họ và tôi tin tưởng rằng người dân cũng không có quan tâm gì cái kết quả của phiếu tín nhiệm này.
Trong nhiều năm qua, chuyện Quốc hội không có người dân tham gia và chuyện họ với nhau thì đây là sự đấu đá với nhau trong nội bộ mà họ đưa lên để cân sức, để coi bên nào mạnh bên nào yếu thôi.
Tôi thấy phía của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó có những phía lợi ích nhóm cho thấy con số của nó bị đậy lùi.
Trong tương lai thì có một cái gì đó bất ổn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích trong chính phủ và hai phía này họ sẽ làm gì trong thời gian tới thì chúng ta phải chờ xem.
Còn việc bổ nhiệm tín nhiệm gì đó cũng là 492 đại biểu của đảng Cộng sản bầu ra hết chứ không phải là của dân.”
Còn bạn trẻ Nguyễn Tiến Nam thì cho rằng việc đánh giá tín nhiệm này không mang nhiều ý nghĩa:
“Hôm nay nhà nước công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt trong chính phủ. Tôi thấy họ đưa ra những kết quả không rõ ràng.
Những người được phiếu tín nhiệm thấp như là ông Nguyễn Văn Bình , những người như thế nhưng không thấy họ công bố là họ sẽ xử lý như thế nào, ra sao?
Vấn đề nữa là họ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm ở trong chính phủ nhưng tôi nghĩ là không có ý nghĩa đối với tôi nhiều lắm vì thực ra đó chỉ là cách làm bù nhìn thôi.
Thực ra họ đang trong chế độ độc đảng mà họ bỏ phiếu bất tín nhiệm người này thì họ loại ra khỏi ban lãnh đạo của chính phủ thì ai sẽ là người thay thế- vẫn là người trong đảng của họ thôi.
Tôi nghĩ rằng điều đó không có ý nghĩa và chỉ là trò bù nhìn để họ nói với thế giới, nói với mọi người rằng đấy chúng tôi cũng có dân chủ giữa các các kỳ họp khi xảy ra các vấn đề khủng hoảng kinh tế hay là điều hành đất nước.
Chúng tôi cũng bỏ phiếu bất tín nhiệm những người trong Quốc hội đó nhưng mà các vị lãnh đạo vẫn được nhân dân tin tưởng với rất nhiều cách nói của họ để khỏa lấp đi những mặt yếu kém của họ.”
Kính thưa qúy vị, được biết gần 500 đại biểu Quốc hội đã tham gia bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo đất nước. Mỗi đại biểu đã bỏ 10 lá phiếu và đã hoàn tất việc đánh giá bằng cách đánh dấu vào các lá phiếu.
Trong khi đó, tại miền Nam, ký giả Trương Minh Đức cho rằng người dân thật sự không quan tâm đến tiến trình bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, cũng như kết quả của cuộc bỏ phiếu này:
“Hôm nay Quốc hội vừa mới công bố kết qua bỏ phiếu tín nhiệm 47 vị chủ chốt trong nhà nước. Tôi nghĩ Quốc hội của Việt Nam chỉ là Quốc hội của đảng Cộng sản thôi chứ không phải Quốc hội của dân.
Việc họ bỏ phiếu tôi nghĩ đây là họ chuẩn bị cho một cái gì đó trong nội bộ của họ và tôi tin tưởng rằng người dân cũng không có quan tâm gì cái kết quả của phiếu tín nhiệm này.
Trong nhiều năm qua, chuyện Quốc hội không có người dân tham gia và chuyện họ với nhau thì đây là sự đấu đá với nhau trong nội bộ mà họ đưa lên để cân sức, để coi bên nào mạnh bên nào yếu thôi.
Tôi thấy phía của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó có những phía lợi ích nhóm cho thấy con số của nó bị đậy lùi.
Trong tương lai thì có một cái gì đó bất ổn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích trong chính phủ và hai phía này họ sẽ làm gì trong thời gian tới thì chúng ta phải chờ xem.
Còn việc bổ nhiệm tín nhiệm gì đó cũng là 492 đại biểu của đảng Cộng sản bầu ra hết chứ không phải là của dân.”
Còn bạn trẻ Nguyễn Tiến Nam thì cho rằng việc đánh giá tín nhiệm này không mang nhiều ý nghĩa:
“Hôm nay nhà nước công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt trong chính phủ. Tôi thấy họ đưa ra những kết quả không rõ ràng.
Những người được phiếu tín nhiệm thấp như là ông Nguyễn Văn Bình , những người như thế nhưng không thấy họ công bố là họ sẽ xử lý như thế nào, ra sao?
Vấn đề nữa là họ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm ở trong chính phủ nhưng tôi nghĩ là không có ý nghĩa đối với tôi nhiều lắm vì thực ra đó chỉ là cách làm bù nhìn thôi.
Thực ra họ đang trong chế độ độc đảng mà họ bỏ phiếu bất tín nhiệm người này thì họ loại ra khỏi ban lãnh đạo của chính phủ thì ai sẽ là người thay thế- vẫn là người trong đảng của họ thôi.
Tôi nghĩ rằng điều đó không có ý nghĩa và chỉ là trò bù nhìn để họ nói với thế giới, nói với mọi người rằng đấy chúng tôi cũng có dân chủ giữa các các kỳ họp khi xảy ra các vấn đề khủng hoảng kinh tế hay là điều hành đất nước.
Chúng tôi cũng bỏ phiếu bất tín nhiệm những người trong Quốc hội đó nhưng mà các vị lãnh đạo vẫn được nhân dân tin tưởng với rất nhiều cách nói của họ để khỏa lấp đi những mặt yếu kém của họ.”
Kính thưa qúy vị, được biết gần 500 đại biểu Quốc hội đã tham gia bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo đất nước. Mỗi đại biểu đã bỏ 10 lá phiếu và đã hoàn tất việc đánh giá bằng cách đánh dấu vào các lá phiếu.
Không có nhận xét nào: