Gia Minh, RFA - 17.6.2013: có nhiều người dân ở các nơi bị chính quyền thu hồi đất tập trung canh giữ vùng canh tác nuôi sống họ bao lâu nay.
Dựng lều giữ đất
Hai địa phương mới đang diễn ra hoạt động giữ đất không để nhà chức trách thu hồi là phường Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An và phường Châu Khê, thị Xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Việc giữ đất của người dân tại hai nơi này bắt đầu từ mấy ngày qua kể từ tuần rồi. Cụ thể người dân đến khu đất mà họ sản xuất trên đó lâu nay nhưng hiện đang bị địa phương qui hoạch để dựng lều bạt và thay phiên nhau canh giữ không cho lực lượng chức năng tiến hành san lấp.
Tại phường Bến Thủy, thành phố Vinh những người phải ra giữ đất là người dân thuộc 583 hộ dân thuộc Hợp tác xã Bốc Xếp Hưng Thủy. Còn tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là người dân thuộc khu phố Trịnh Nguyễn và những bà con ở một số địa phương lân cận ủng hộ việc làm của họ cùng đến để chung sức thực hiện việc giữ đất.
Một cựu chiến binh tham gia giữ đất tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho biết:
Dân ở địa phương này và một số các địa phương bên cạnh sang ủng hộ vì họ cho rằng việc làm đó không nên.
Lý do chính đáng
Đối với những người dân thuộc HTX Bốc Xếp Hưng Thủy thì việc thu hồi đất của chính quyền thành phố Vinh có những sai phạm khi lấy đất của dân để giao cho công ty tư nhân làm dự án. Ông Trần Thanh, một trong những người tham gia giữ đất cho hợp tác xã trình bày lại nguồn gốc của vùng đất đang được giữ:
Chính quyền bán đi mà không đền bù cho dân. Bây giờ các nhà đầu tư đến thi công, chúng tôi không cho họ làm. Khu đất đó là đất sản xuất rộng 60 000 mét vuông của 583 xã viên và những người ăn theo là chừng 2500 người. Lâu nay làm lúa, rau màu. Năm 2004 họ bơm cát vào và hủy hoại đất của hợp tác xã. Họ bơm một nửa thôi, còn một nửa bà con vẩn sản xuất lúa, rau màu. Một nửa san bằng buôn bán vật liệu, vật tư, chất đốt. Họ bán trộm mà chúng tôi không biết; nay chủ đầu tư đến thi công, chúng tôi không cho.
Chính quyền bán đi mà không đền bù cho dân. Bây giờ các nhà đầu tư đến thi công, chúng tôi không cho họ làm. Khu đất đó là đất sản xuất rộng 60 000 mét vuông của 583 xã viên và những người ăn theo là chừng 2500 người. Lâu nay làm lúa, rau màu.
Còn tại khu vực phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thì khu đất đang được dân chúng bảo vệ không cho thu hồi là đất làm ruộng được người dân thống nhất chia cho các gia đình chính sách thương binh- liệt sỹ. Lý do đó là khu đất gần nhà dân, thuận tiện cho công tác cày cấy, dễ lấy nước và màu mỡ. Cơ quan chức năng muốn thu hồi để làm dự án xử lý nước thải. Người dân đồng tình với dự án xử lý nước thải nhưng yêu cầu phải đặt cuối cánh đồng, xa khu dân cư để không gây ô nhiễm theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam trong vấn đề này. Dự án được đưa ra từ năm 2008; và người dân nhiều lần ý kiến cũng như gửi đơn thư đến các cấp kể cả Bộ Tài Nguyên- Môi trường; thế nhưng địa phương vẫn cương quyết thu hồi đất ruộng của dân cho dự án đó.
Chính quyền
Ông Trần Thanh thuộc Phường Bến Thủy, thành phố Vinh nói về tiến trình làm đơn khiếu kiện của gần 600 hộ dân Hợp tác xã Bốc xếp Hưng Thủy như sau:
Dân làm đơn kiện phường, nhưng dân phải chịu không còn cách gì. Họ bơm cát vào ban đêm, dân kéo lên phường kiện thì họ trả lời qua loa, cho qua.
Còn tại địa phương khu phố Trịnh Nguyễn, phương Châu Khê, thị xã Từ Sơn trong thời gian qua chính quyền cho công an và bộ đội đến sống tại nhà của người dân. Lý do được nói là để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân chúng về dự án xử lý nước thải ở đó. Người cựu chiến binh địa phương cho biết việc làm đó như sau:
Ở đây có hai bộ phận: một bộ phận là công an ở đan xen với nhân dân; họ dùng nghiệp vụ công an để điều tra; còn bộ đội nói chung tính tích cực là tốt chủ yếu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân để báo lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.
Để tìm hiểu sự việc ở phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, chúng tôi gọi điện đến phó chủ tịch thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh là ông Nguyễn Văn Tú; nhưng ông này từ chối trả lời về vụ việc với lý do sau:
Tôi đang có công việc ở quê, không thể trả lời ông được.
Đối với cơ quan chức năng thành phố Vinh, chúng tôi gọi điện nhiều lần đến Ủy ban Nhân dân Thành phố nhưng không có người bắt máy và máy tự động chuyển sang tín hiệu fax.
Hướng tuyệt vọng
Những người dân đang phải giữ đất dù tỏ ra rất cương quyết và được một số bà con ở vùng lân cận ủng hộ; thế nhưng họ vẫn tỏ ra hết sức lo ngại vì chính quyền đang điều động thêm lực lượng và thậm chí các cấp lãnh đạo địa phương xuất hiện tham gia việc phá lều của dân dựng nhằm giữ đất như trường hợp chủ tịch và phó chủ tịch phường Châu Khê ở thị xã Từ Sơn hôm ngày 16 tháng 6 vừa qua.
Ông Trần Thanh vào ngày 17 tháng 6 bày tỏ lo lắng của bản thân và những người đồng cảnh ngộ với ông như sau:
Hiện đang giữ đất nhưng chúng tôi đang cô đơn. Họ đang dùng nhiều lực lượng để o ép; chúng tôi không biết chống đỡ họ được đến bao lâu.
Người cựu chiến binh tại phường Châu Khê, thị xã Bắc Sơn cho biết dân chúng ở địa phương ông cũng lường trước được tình huống sẽ bị thẳng tay cưỡng chế bằng bạo lực:
Cơ bản nhân dân đã nghĩ đến nước đó rồi, họ tính đến cả rồi.
Chuyện người dân kiên quyết giữ đất không phải mới mẻ gì ở Việt Nam. Nhiều vụ đã diễn ra với biện pháp rất quyết liệt như hai mẹ con ở Cần Thơ phải khỏa thân nhằm ngăn chặn lực lượng cưỡng chế nhưng rồi họ cũng đã bị khuất phục trước sức mạnh của lực lượng cưỡng chế.
Cho đến nay mới có hai trường hợp tạm gọi là thành công bước đầu đó là người dân tại Văn Giang đang chặn được bước tiếp tục triển khai dự án Khu đô thị Sinh Thái của Công ty Việt Hưng, và vừa có thêm một vụ mùa tốt đẹp trên đất của họ. Và người dân Dương Nội trên địa bàn thủ đô Hà Nội vừa qua cũng giữ được đất và bắt đầu phân chia lại cho nhau để có thể sản xuất trong thời gian tới. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và chủ đầu tư vẫn hăm he tiến hành cưỡng chế khi thuận tiện.
Dựng lều giữ đất
Hai địa phương mới đang diễn ra hoạt động giữ đất không để nhà chức trách thu hồi là phường Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An và phường Châu Khê, thị Xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Việc giữ đất của người dân tại hai nơi này bắt đầu từ mấy ngày qua kể từ tuần rồi. Cụ thể người dân đến khu đất mà họ sản xuất trên đó lâu nay nhưng hiện đang bị địa phương qui hoạch để dựng lều bạt và thay phiên nhau canh giữ không cho lực lượng chức năng tiến hành san lấp.
Tại phường Bến Thủy, thành phố Vinh những người phải ra giữ đất là người dân thuộc 583 hộ dân thuộc Hợp tác xã Bốc Xếp Hưng Thủy. Còn tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là người dân thuộc khu phố Trịnh Nguyễn và những bà con ở một số địa phương lân cận ủng hộ việc làm của họ cùng đến để chung sức thực hiện việc giữ đất.
Một cựu chiến binh tham gia giữ đất tại phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho biết:
Dân ở địa phương này và một số các địa phương bên cạnh sang ủng hộ vì họ cho rằng việc làm đó không nên.
Lý do chính đáng
Đối với những người dân thuộc HTX Bốc Xếp Hưng Thủy thì việc thu hồi đất của chính quyền thành phố Vinh có những sai phạm khi lấy đất của dân để giao cho công ty tư nhân làm dự án. Ông Trần Thanh, một trong những người tham gia giữ đất cho hợp tác xã trình bày lại nguồn gốc của vùng đất đang được giữ:
Chính quyền bán đi mà không đền bù cho dân. Bây giờ các nhà đầu tư đến thi công, chúng tôi không cho họ làm. Khu đất đó là đất sản xuất rộng 60 000 mét vuông của 583 xã viên và những người ăn theo là chừng 2500 người. Lâu nay làm lúa, rau màu. Năm 2004 họ bơm cát vào và hủy hoại đất của hợp tác xã. Họ bơm một nửa thôi, còn một nửa bà con vẩn sản xuất lúa, rau màu. Một nửa san bằng buôn bán vật liệu, vật tư, chất đốt. Họ bán trộm mà chúng tôi không biết; nay chủ đầu tư đến thi công, chúng tôi không cho.
Chính quyền bán đi mà không đền bù cho dân. Bây giờ các nhà đầu tư đến thi công, chúng tôi không cho họ làm. Khu đất đó là đất sản xuất rộng 60 000 mét vuông của 583 xã viên và những người ăn theo là chừng 2500 người. Lâu nay làm lúa, rau màu.
Còn tại khu vực phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thì khu đất đang được dân chúng bảo vệ không cho thu hồi là đất làm ruộng được người dân thống nhất chia cho các gia đình chính sách thương binh- liệt sỹ. Lý do đó là khu đất gần nhà dân, thuận tiện cho công tác cày cấy, dễ lấy nước và màu mỡ. Cơ quan chức năng muốn thu hồi để làm dự án xử lý nước thải. Người dân đồng tình với dự án xử lý nước thải nhưng yêu cầu phải đặt cuối cánh đồng, xa khu dân cư để không gây ô nhiễm theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam trong vấn đề này. Dự án được đưa ra từ năm 2008; và người dân nhiều lần ý kiến cũng như gửi đơn thư đến các cấp kể cả Bộ Tài Nguyên- Môi trường; thế nhưng địa phương vẫn cương quyết thu hồi đất ruộng của dân cho dự án đó.
Chính quyền
Ông Trần Thanh thuộc Phường Bến Thủy, thành phố Vinh nói về tiến trình làm đơn khiếu kiện của gần 600 hộ dân Hợp tác xã Bốc xếp Hưng Thủy như sau:
Dân làm đơn kiện phường, nhưng dân phải chịu không còn cách gì. Họ bơm cát vào ban đêm, dân kéo lên phường kiện thì họ trả lời qua loa, cho qua.
Còn tại địa phương khu phố Trịnh Nguyễn, phương Châu Khê, thị xã Từ Sơn trong thời gian qua chính quyền cho công an và bộ đội đến sống tại nhà của người dân. Lý do được nói là để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân chúng về dự án xử lý nước thải ở đó. Người cựu chiến binh địa phương cho biết việc làm đó như sau:
Ở đây có hai bộ phận: một bộ phận là công an ở đan xen với nhân dân; họ dùng nghiệp vụ công an để điều tra; còn bộ đội nói chung tính tích cực là tốt chủ yếu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân để báo lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.
Để tìm hiểu sự việc ở phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, chúng tôi gọi điện đến phó chủ tịch thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh là ông Nguyễn Văn Tú; nhưng ông này từ chối trả lời về vụ việc với lý do sau:
Tôi đang có công việc ở quê, không thể trả lời ông được.
Đối với cơ quan chức năng thành phố Vinh, chúng tôi gọi điện nhiều lần đến Ủy ban Nhân dân Thành phố nhưng không có người bắt máy và máy tự động chuyển sang tín hiệu fax.
Hướng tuyệt vọng
Những người dân đang phải giữ đất dù tỏ ra rất cương quyết và được một số bà con ở vùng lân cận ủng hộ; thế nhưng họ vẫn tỏ ra hết sức lo ngại vì chính quyền đang điều động thêm lực lượng và thậm chí các cấp lãnh đạo địa phương xuất hiện tham gia việc phá lều của dân dựng nhằm giữ đất như trường hợp chủ tịch và phó chủ tịch phường Châu Khê ở thị xã Từ Sơn hôm ngày 16 tháng 6 vừa qua.
Ông Trần Thanh vào ngày 17 tháng 6 bày tỏ lo lắng của bản thân và những người đồng cảnh ngộ với ông như sau:
Hiện đang giữ đất nhưng chúng tôi đang cô đơn. Họ đang dùng nhiều lực lượng để o ép; chúng tôi không biết chống đỡ họ được đến bao lâu.
Người cựu chiến binh tại phường Châu Khê, thị xã Bắc Sơn cho biết dân chúng ở địa phương ông cũng lường trước được tình huống sẽ bị thẳng tay cưỡng chế bằng bạo lực:
Cơ bản nhân dân đã nghĩ đến nước đó rồi, họ tính đến cả rồi.
Chuyện người dân kiên quyết giữ đất không phải mới mẻ gì ở Việt Nam. Nhiều vụ đã diễn ra với biện pháp rất quyết liệt như hai mẹ con ở Cần Thơ phải khỏa thân nhằm ngăn chặn lực lượng cưỡng chế nhưng rồi họ cũng đã bị khuất phục trước sức mạnh của lực lượng cưỡng chế.
Cho đến nay mới có hai trường hợp tạm gọi là thành công bước đầu đó là người dân tại Văn Giang đang chặn được bước tiếp tục triển khai dự án Khu đô thị Sinh Thái của Công ty Việt Hưng, và vừa có thêm một vụ mùa tốt đẹp trên đất của họ. Và người dân Dương Nội trên địa bàn thủ đô Hà Nội vừa qua cũng giữ được đất và bắt đầu phân chia lại cho nhau để có thể sản xuất trong thời gian tới. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và chủ đầu tư vẫn hăm he tiến hành cưỡng chế khi thuận tiện.
Không có nhận xét nào: