Đinh Tấn Lực - 14.6.2013: “Cuộc thi hoa hậu Cuốc Hội bế mạc với chục người vui và hàng tá người buồn…”
(Lê Nan – tiên sư Lê Nin)
Vâng, cuộc vui nào cũng có điểm dứt/giờ tàn.
Ít ai còn nhớ nghị trình phiên họp QH Ba Đình vừa rồi là những gì; hay, (ngoài Phước tứ ngu) đã có đại biểu nào phát biểu điều gì đáng quan tâm; hoặc, kết cục những “vấn đề” đã được giải quyết theo hướng nào, bộ phận nào thi hành và ai là người theo dõi/đôn đốc/kiểm tra… một khi kết quả thứ hạng của Xóm 47 đã được trình làng.
Quả thật, việc định danh từ tên gọi “bỏ phiếu tín nhiệm” đến “lấy phiếu tín nhiệm” đã là một khẳng quyết không thể mơ hồ hiểu sai/hiểu lệch/hiểu lầm/hiểu lạc tí nào được. Nghĩa là phải tin. Đây là lòng tin chắc nịch như bê-tông xây đập thủy điện Sơn La/Sông Tranh 2/Ia Krael 2… Lòng tin đã được kiểm bằng nút bấm điện tử, được số hóa và được đóng dấu hợp thức hóa ngang hàng chính sách, bởi tập thể đại biểu QH đang nắm giữ mớ quyền lực vang danh cao nhất nước. Vậy thì, rõ là chỉ cần tin và phải tin. Không thể khác.
Lại có người ưa cường điệu, nâng cấp niềm vui lên tầm quốc tế: Lòng tin chiến lược khởi đầu từ đây… Nghe cứ như chiêm bao thấy vợ chồng bác Tập, nhân dịp ghé thăm mấy gian triển lãm hàng tàu Quảng Tây ở Giảng Võ, đã thề bán mạng là sẽ từng bước chỉnh lý hạm đội hải tặc đang ngược xuôi rần rật ngoài kia.
Nhưng cũng không ít người hoang mang, nghĩ mãi chẳng ra:
Một là, tại sao 47? Ngẫu nhiên? Một sự trùng hợp không tính trước với số nhân sự trong Hẽm 47 “Có jì dùng jì có nấy dùng nấy”? Hay, đây là sự chọn lọc có chủ ý của trung ương 11, nhằm tạo điều kiện tháo gỡ một mớ rui mè và gia cố một vài gốc cột? Nghĩ cho công bằng hơn, có phải đây là con số “hiệp thương” giữa đảng với chính phủ theo một tỷ lệ đôi bên đã đồng ý trước?
Hai là, tại sao chỉ 3 nút một màu hồng? Nút không tín nhiệm nằm đâu? Mọi người đã được dặn trước là không nên phô diễn điều nghĩ thật? Hay chỉ là cách son phấn chơi chữ để che dấu điều nghĩ thật, như thường lệ? Đã thế thì cũng như thường lệ, nhân dân sẽ lật ngược và phản ảnh thực tiễn thành một thứ Đẳng Cấp Ngờ:
– a) ngờ nhạt, có jì dùng jì, không thì toi cả lũ (mỹ danh là “tín nhiệm cao”);
– b) ngờ nhỡ, bỏ đi bầu không kịp (gọi là “tín nhiệm”);
– c) ngờ đậm, thứ vất đi chả cần lo bầu không kịp (kêu bằng “tín nhiệm thấp”).
Làm sao đảng và nhà nước ngăn được trào lưu so sánh chính xác và phổ cập này?
Ba là, mức độ chi phối của cảm tình/ơn huệ/lại quả… trên các phiếu bình bầu cao đến đâu? Đại biểu chấm điểm các đồng liêu trên chiếc thang (3 sắc hồng) đó qua Hiệu năng công việc/Chu toàn trách vụ hay qua Gói thầu dự án/Lời hứa thăng chức… mà 47 đối tượng kia có thể ban phát? Hay cả hai? Nôm na là sinh hoạt khu chợ phiếu tín nhiệm sôi động ra sao?
Bốn là, đại biểu chấm điểm các đồng liêu trên chiếc thang (3 sắc hồng) đó qua Hiệu năng công việc/Chu toàn trách vụ hay qua Lời lẽ ngông nghênh/Thái độ vĩ cuồng của 47 đối tượng kia? Nói cách khác là bấm nút theo lượng định đúng/sai hay theo cảm tình yêu/ghét? Mà đã thế, thì, liệu rằng kiến thức tổng quát, trình độ chuyên môn & nhân cách của đại biểu có đủ để đảm bảo giá trị lá phiếu?
Năm là, biểu diễn hoạt động dân chủ? Có phải đây là cách điều hướng dư luận, cả trong lẫn ngoài nước, về một hoạt cảnh có khả năng đánh nhòe tiến trình lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp bằng hình thức thí điểm chấm điểm nhân sự có vẻ công khai tại QH? Nếu quả thật đảng và nhà nước đang bày thêm một ván bài tráo thì chí ít dư luận đã bình luận không sai:
– a) biện pháp xòe tay che trời chẳng mấy hiệu nghiệm trong thời đại a còng tin đi như chớp này;
– b) quyết định hớ về việc sửa đổi hiến pháp chẳng khác một vụ vỡ đê, không bít lại được nữa;
– c) không ai không thấy các động cơ đàng sau vở hài “Mắng Yêu” của đoàn kịch “Người Nhà Cả”;
– d) tiền của và công sức biểu diễn này đã đạt thành quả hạ tầng ý niệm và sinh hoạt dân chủ của nhiều chục triệu sinh linh xuống thành trò chơi.
Sáu là, kết quả lấy phiếu đã nghiệm thu/hiển thị điều gì? Nếu coi việc chấm điểm tín nhiệm này là thành quả thực hiện chức năng giám sát của QH, như Hà Nội rêu rao, thì các kết quả đầu bảng cho thấy: Những kẻ nói sai thường ít bị chì chiết chỉ tay/day trán hơn những kẻ làm sai. Nói cách khác, dàn nhân sự lo về đường lối, cho dù là hoàn toàn sai, vẫn không bị điều tiếng (qua lá phiếu tín nhiệm) như đám chấp hành sai (bậc hai) của những đường lối sai (từ gốc) nói trên. Kế nữa, QH sẽ làm gì với kết quả lấy phiếu tín nhiệm? Đây là một câu hỏi thừa, bởi QH chỉ được phép bấm nút lấy phiếu tín nhiệm cho vui, rồi thôi, chứ có được ai cho làm thêm việc gì tiếp theo nữa đâu?
Bảy là, ngược lại, các kết quả cuối bảng cho thấy: Nói đỏ mà có sai cũng ngại bẻ, còn làm đỏ ắt phải sai mà lại dễ thấy, cho nên, những kẻ nói sai thường ít bị chì chiết chỉ tay/day trán hơn những kẻ làm sai. Do vậy mà cái đuôi cuối bảng còn cho thấy một tập quán ngày càng tinh vi hơn: Lấy cơ chế để giải quyết nhân sự! Lần này, gọi là “công khai” đạp gục nhau giữa đại sảnh đường Ba Đình, với con dấu đỏ của Cuốc hội làm bằng. Nói cách khác, đảng viên tẩn nhau tàn độc hơn, ngay trước mắt nhau.
Tám là, chỉ vô tình, cuộc đấu đá bằng nút bấm này đã phô trương các lằn ranh đảng. Cứ đếm phiếu cho từng cá nhân là người ta có thể đúc kết được gần chính xác đến mức có thể, về số người của từng phe là bao nhiêu, với ảnh hưởng gì, động cơ ủng hộ hay không ủng hộ đến từ đâu v.v…
Chín là, hệ quả bất cập từ dư luận quần chúng. Ban tổ chức mong đợi cuộc vui mang đến một kết quả khả dĩ mông má được uy tín đảng. Nào ngờ, sau lần phê và tự phê kín bưng trong hội nghị TW, thì một lần nữa, ngay trước Cuốc hội, đảng lại thua đậm, không hạ được đối tượng cần hạ gục. Chỉ vì muốn dứt điểm đồng chí mà sợ mất mặt đồng bọn. Tuy nhiên, như thường lệ, kết quả gì thì gì, nhân dân vẫn bị thua đậm hơn cả: đối tượng cần văng không văng, nội các cần sập chưa sập, đảng cần gục chưa gục, mà ngân sách từ tiền thuế của dân vơi nhanh, nợ công chồng thêm cao ngất…
Chốt lại: Mọi thứ vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ những kẻ thù “nội bộ” của chính phủ vừa mới lộ diện (và cần phải xử lý sớm) trong đại sảnh Cuốc hội.
* *****
Thế là, ngay trước tết sâu bọ, lãnh đạo hè nhau …tuột dây nịt quần.
Trong khi đó thì bên ngoài là một hoạt cảnh trả thù gấp rút khác:
Các sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị áp án khẩn cấp.
Các Blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam bất ngờ và vi luật.
Các thanh niên Công giáo và Tin lành bị giữ y án ở tòa phúc thẩm.
Ts Cù Huy Hà Vũ bị ngược đãi/hành hạ trong tù đến mức phải tuyệt thực phản đối chính sách trả thù.
Nguyên nhà báo, đương kim Blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp. Nhà văn Nguyễn Quang Lập kiêm Blogger Quê Choa bị tin tặc tấn công. Trang điểm tin BaSam và Blog XuânDiện Hán Nôm bị áp lực nặng nề. Rồi thêm nhà văn kiêm Blogger Phạm Viết Đào bị bắt khẩn cấp…
Tội danh 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” bị lợi dụng tối đa, liên tục và đều khắp.
Bên cạnh đó, Ls Lê Quốc Quân chính thức bị truy tố ra tòa, về cùng một tội danh với Blogger Điếu Cày trước đây: “trốn thuế”!
Tất cả cùng nhấn mạnh: Mũi nhọn pháp trị hiện nay là trừng phạt luật gia/nhà báo/nhà văn/sinh viên/thanh niên yêu nước… dám viết blog lề dân, báo động hiểm họa Bắc thuộc lần cuối.
Tất cả cùng nhấn mạnh: Tin là Cuốc hội – Ngờ là Trại giam!
Tất cả lại cùng hiển thị bằng độ phân giải cao một trào lưu 9 vạch tạo niềm kinh ngạc cho đảng và nhà nước:
– 1) đảng càng hèn với giặc thì dân càng khinh đảng;
– 2) đảng càng ác với dân thì dân càng căm đảng;
– 3) trò chơi dân chủ của đảng bị lột truồng;
– 4) lằn ranh đấu đá công khai trước QH bị lật tẩy;
– 5) Ts Gs xây dựng đảng đã mấy keo thua đậm một tay y tá vườn;
– 6) cả đảng lẫn nhà nước lúng túng mọi mặt và để lộ sự bất lực toàn phương vị;
– 7) chính sách đối nội được gom vào hai từ: “trả thù”;
– 8) vũ khí bạo lực ghê tởm nhất của đảng là “bỏ tù” đã thành vô hiệu;
– 9) hiểm nghèo nhất là mọi trấn áp càng làm nhân dân gắn chặt vào nhau hơn, với hình thái khởi đầu là đồng hành tuyệt thực ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ.
14-06-2013 – Kỷ niệm 728 năm tướng Trần Quang Khải chiến thắng quân Nguyên ở trận Chương Dương
(Lê Nan – tiên sư Lê Nin)
Vâng, cuộc vui nào cũng có điểm dứt/giờ tàn.
Ít ai còn nhớ nghị trình phiên họp QH Ba Đình vừa rồi là những gì; hay, (ngoài Phước tứ ngu) đã có đại biểu nào phát biểu điều gì đáng quan tâm; hoặc, kết cục những “vấn đề” đã được giải quyết theo hướng nào, bộ phận nào thi hành và ai là người theo dõi/đôn đốc/kiểm tra… một khi kết quả thứ hạng của Xóm 47 đã được trình làng.
Quả thật, việc định danh từ tên gọi “bỏ phiếu tín nhiệm” đến “lấy phiếu tín nhiệm” đã là một khẳng quyết không thể mơ hồ hiểu sai/hiểu lệch/hiểu lầm/hiểu lạc tí nào được. Nghĩa là phải tin. Đây là lòng tin chắc nịch như bê-tông xây đập thủy điện Sơn La/Sông Tranh 2/Ia Krael 2… Lòng tin đã được kiểm bằng nút bấm điện tử, được số hóa và được đóng dấu hợp thức hóa ngang hàng chính sách, bởi tập thể đại biểu QH đang nắm giữ mớ quyền lực vang danh cao nhất nước. Vậy thì, rõ là chỉ cần tin và phải tin. Không thể khác.
Lại có người ưa cường điệu, nâng cấp niềm vui lên tầm quốc tế: Lòng tin chiến lược khởi đầu từ đây… Nghe cứ như chiêm bao thấy vợ chồng bác Tập, nhân dịp ghé thăm mấy gian triển lãm hàng tàu Quảng Tây ở Giảng Võ, đã thề bán mạng là sẽ từng bước chỉnh lý hạm đội hải tặc đang ngược xuôi rần rật ngoài kia.
Nhưng cũng không ít người hoang mang, nghĩ mãi chẳng ra:
Một là, tại sao 47? Ngẫu nhiên? Một sự trùng hợp không tính trước với số nhân sự trong Hẽm 47 “Có jì dùng jì có nấy dùng nấy”? Hay, đây là sự chọn lọc có chủ ý của trung ương 11, nhằm tạo điều kiện tháo gỡ một mớ rui mè và gia cố một vài gốc cột? Nghĩ cho công bằng hơn, có phải đây là con số “hiệp thương” giữa đảng với chính phủ theo một tỷ lệ đôi bên đã đồng ý trước?
Hai là, tại sao chỉ 3 nút một màu hồng? Nút không tín nhiệm nằm đâu? Mọi người đã được dặn trước là không nên phô diễn điều nghĩ thật? Hay chỉ là cách son phấn chơi chữ để che dấu điều nghĩ thật, như thường lệ? Đã thế thì cũng như thường lệ, nhân dân sẽ lật ngược và phản ảnh thực tiễn thành một thứ Đẳng Cấp Ngờ:
– a) ngờ nhạt, có jì dùng jì, không thì toi cả lũ (mỹ danh là “tín nhiệm cao”);
– b) ngờ nhỡ, bỏ đi bầu không kịp (gọi là “tín nhiệm”);
– c) ngờ đậm, thứ vất đi chả cần lo bầu không kịp (kêu bằng “tín nhiệm thấp”).
Làm sao đảng và nhà nước ngăn được trào lưu so sánh chính xác và phổ cập này?
Ba là, mức độ chi phối của cảm tình/ơn huệ/lại quả… trên các phiếu bình bầu cao đến đâu? Đại biểu chấm điểm các đồng liêu trên chiếc thang (3 sắc hồng) đó qua Hiệu năng công việc/Chu toàn trách vụ hay qua Gói thầu dự án/Lời hứa thăng chức… mà 47 đối tượng kia có thể ban phát? Hay cả hai? Nôm na là sinh hoạt khu chợ phiếu tín nhiệm sôi động ra sao?
Bốn là, đại biểu chấm điểm các đồng liêu trên chiếc thang (3 sắc hồng) đó qua Hiệu năng công việc/Chu toàn trách vụ hay qua Lời lẽ ngông nghênh/Thái độ vĩ cuồng của 47 đối tượng kia? Nói cách khác là bấm nút theo lượng định đúng/sai hay theo cảm tình yêu/ghét? Mà đã thế, thì, liệu rằng kiến thức tổng quát, trình độ chuyên môn & nhân cách của đại biểu có đủ để đảm bảo giá trị lá phiếu?
Năm là, biểu diễn hoạt động dân chủ? Có phải đây là cách điều hướng dư luận, cả trong lẫn ngoài nước, về một hoạt cảnh có khả năng đánh nhòe tiến trình lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp bằng hình thức thí điểm chấm điểm nhân sự có vẻ công khai tại QH? Nếu quả thật đảng và nhà nước đang bày thêm một ván bài tráo thì chí ít dư luận đã bình luận không sai:
– a) biện pháp xòe tay che trời chẳng mấy hiệu nghiệm trong thời đại a còng tin đi như chớp này;
– b) quyết định hớ về việc sửa đổi hiến pháp chẳng khác một vụ vỡ đê, không bít lại được nữa;
– c) không ai không thấy các động cơ đàng sau vở hài “Mắng Yêu” của đoàn kịch “Người Nhà Cả”;
– d) tiền của và công sức biểu diễn này đã đạt thành quả hạ tầng ý niệm và sinh hoạt dân chủ của nhiều chục triệu sinh linh xuống thành trò chơi.
Sáu là, kết quả lấy phiếu đã nghiệm thu/hiển thị điều gì? Nếu coi việc chấm điểm tín nhiệm này là thành quả thực hiện chức năng giám sát của QH, như Hà Nội rêu rao, thì các kết quả đầu bảng cho thấy: Những kẻ nói sai thường ít bị chì chiết chỉ tay/day trán hơn những kẻ làm sai. Nói cách khác, dàn nhân sự lo về đường lối, cho dù là hoàn toàn sai, vẫn không bị điều tiếng (qua lá phiếu tín nhiệm) như đám chấp hành sai (bậc hai) của những đường lối sai (từ gốc) nói trên. Kế nữa, QH sẽ làm gì với kết quả lấy phiếu tín nhiệm? Đây là một câu hỏi thừa, bởi QH chỉ được phép bấm nút lấy phiếu tín nhiệm cho vui, rồi thôi, chứ có được ai cho làm thêm việc gì tiếp theo nữa đâu?
Bảy là, ngược lại, các kết quả cuối bảng cho thấy: Nói đỏ mà có sai cũng ngại bẻ, còn làm đỏ ắt phải sai mà lại dễ thấy, cho nên, những kẻ nói sai thường ít bị chì chiết chỉ tay/day trán hơn những kẻ làm sai. Do vậy mà cái đuôi cuối bảng còn cho thấy một tập quán ngày càng tinh vi hơn: Lấy cơ chế để giải quyết nhân sự! Lần này, gọi là “công khai” đạp gục nhau giữa đại sảnh đường Ba Đình, với con dấu đỏ của Cuốc hội làm bằng. Nói cách khác, đảng viên tẩn nhau tàn độc hơn, ngay trước mắt nhau.
Tám là, chỉ vô tình, cuộc đấu đá bằng nút bấm này đã phô trương các lằn ranh đảng. Cứ đếm phiếu cho từng cá nhân là người ta có thể đúc kết được gần chính xác đến mức có thể, về số người của từng phe là bao nhiêu, với ảnh hưởng gì, động cơ ủng hộ hay không ủng hộ đến từ đâu v.v…
Chín là, hệ quả bất cập từ dư luận quần chúng. Ban tổ chức mong đợi cuộc vui mang đến một kết quả khả dĩ mông má được uy tín đảng. Nào ngờ, sau lần phê và tự phê kín bưng trong hội nghị TW, thì một lần nữa, ngay trước Cuốc hội, đảng lại thua đậm, không hạ được đối tượng cần hạ gục. Chỉ vì muốn dứt điểm đồng chí mà sợ mất mặt đồng bọn. Tuy nhiên, như thường lệ, kết quả gì thì gì, nhân dân vẫn bị thua đậm hơn cả: đối tượng cần văng không văng, nội các cần sập chưa sập, đảng cần gục chưa gục, mà ngân sách từ tiền thuế của dân vơi nhanh, nợ công chồng thêm cao ngất…
Chốt lại: Mọi thứ vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ những kẻ thù “nội bộ” của chính phủ vừa mới lộ diện (và cần phải xử lý sớm) trong đại sảnh Cuốc hội.
* *****
Thế là, ngay trước tết sâu bọ, lãnh đạo hè nhau …tuột dây nịt quần.
Trong khi đó thì bên ngoài là một hoạt cảnh trả thù gấp rút khác:
Các sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị áp án khẩn cấp.
Các Blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam bất ngờ và vi luật.
Các thanh niên Công giáo và Tin lành bị giữ y án ở tòa phúc thẩm.
Ts Cù Huy Hà Vũ bị ngược đãi/hành hạ trong tù đến mức phải tuyệt thực phản đối chính sách trả thù.
Nguyên nhà báo, đương kim Blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp. Nhà văn Nguyễn Quang Lập kiêm Blogger Quê Choa bị tin tặc tấn công. Trang điểm tin BaSam và Blog XuânDiện Hán Nôm bị áp lực nặng nề. Rồi thêm nhà văn kiêm Blogger Phạm Viết Đào bị bắt khẩn cấp…
Tội danh 258 “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” bị lợi dụng tối đa, liên tục và đều khắp.
Bên cạnh đó, Ls Lê Quốc Quân chính thức bị truy tố ra tòa, về cùng một tội danh với Blogger Điếu Cày trước đây: “trốn thuế”!
Tất cả cùng nhấn mạnh: Mũi nhọn pháp trị hiện nay là trừng phạt luật gia/nhà báo/nhà văn/sinh viên/thanh niên yêu nước… dám viết blog lề dân, báo động hiểm họa Bắc thuộc lần cuối.
Tất cả cùng nhấn mạnh: Tin là Cuốc hội – Ngờ là Trại giam!
Tất cả lại cùng hiển thị bằng độ phân giải cao một trào lưu 9 vạch tạo niềm kinh ngạc cho đảng và nhà nước:
– 1) đảng càng hèn với giặc thì dân càng khinh đảng;
– 2) đảng càng ác với dân thì dân càng căm đảng;
– 3) trò chơi dân chủ của đảng bị lột truồng;
– 4) lằn ranh đấu đá công khai trước QH bị lật tẩy;
– 5) Ts Gs xây dựng đảng đã mấy keo thua đậm một tay y tá vườn;
– 6) cả đảng lẫn nhà nước lúng túng mọi mặt và để lộ sự bất lực toàn phương vị;
– 7) chính sách đối nội được gom vào hai từ: “trả thù”;
– 8) vũ khí bạo lực ghê tởm nhất của đảng là “bỏ tù” đã thành vô hiệu;
– 9) hiểm nghèo nhất là mọi trấn áp càng làm nhân dân gắn chặt vào nhau hơn, với hình thái khởi đầu là đồng hành tuyệt thực ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ.
14-06-2013 – Kỷ niệm 728 năm tướng Trần Quang Khải chiến thắng quân Nguyên ở trận Chương Dương
Không có nhận xét nào: