Wegreen, Huỳnh Ngọc Chênh Blog - 9.6.2013: Thời gian gần đây, Nợ Xấu đang là một trong những vấn đề trọng điểm trong các cuộc họp bàn của Chính phủ cũng như trên các mặt báo của giới truyền thông. Nợ xấu gia tăng được coi là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự đình đốn của nền kinh tế Việt Nam, khiến ngôi sao đang lên của Châu Á bị lao dốc tăng trưởng kinh tế xuống mức thấp nhất (5,03%) trong vòng 13 năm đầu của thế kỷ 21 [1], khiến hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong nước phái đóng cửa trong hơn 2 năm vừa qua. Vậy đâu là những vấn đề cốt tử của câu chuyện nợ xấu đang đè nặng lên nền kinh tế Việt Nam này?
1. WHAT: NỢ XẤU VIỆT NAM CẤU THÀNH TỪ NHỮNG NGUỒN NÀO?
a. Bất động sản đóng băng:
1. WHAT: NỢ XẤU VIỆT NAM CẤU THÀNH TỪ NHỮNG NGUỒN NÀO?
a. Bất động sản đóng băng:
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, riêng nợ liên quan bất động sản khoảng trên 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu chưa được bóc tách nhưng chắc chắn không hề nhỏ. [2] Một thực tế là trong thời kỳ tăng trưởng nóng những năm 2007-2008 ở Việt Nam, quá nhiều doanh nghiệp lớn tham lam vay tiền đầu tư dàn trải ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi sang bất động sản và bị tắc dòng vốn ở đây không tài nào gỡ ra được khi nền kinh tế thế giới bị cảm nặng từ con virus khủng hoảng tài chính Mỹ và Châu Âu.
b. Sản xuất đình trệ đặc biệt từ khu vực DNNN
Tổng nợ xấu thương mại giữa các doanh nghiệp đến nay là bao nhiêu và liên quan đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thế nào, hiện không có cơ quan nào thống kê và đưa ra.
Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, nhưng bao nhiêu trong số này là nợ xấu vẫn đang là ẩn số. [3]
Việc tăng trưởng kinh tế (GDP) cao và dựa vào kênh tăng vốn là chính, trong khi công nghệ hỗ trợ tăng trưởng và hiệu năng quản lý bị trượt dài phía sau, nảy sinh ra vấn đề doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khả năng quản lý hiệu quả các đồng vốn vay đó, dẫn đến hệ số ICOR thấp, lãng phí đồng vốn và gia tăng nguy cơ tham nhũng khi đồng tiền như “mỡ để miệng mèo”. c. Xây dựng cơ bản
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, đầu tư xây dựng cơ bản là một phần quan trọng của đầu tư công của Chính phủ trong nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế đất nước.
Hậu quả là công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên... Điều đó đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững. [4]
c. Thị trường chứng khoán bong bóng & trì trệ
Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, nhưng bao nhiêu trong số này là nợ xấu vẫn đang là ẩn số. [3]
Việc tăng trưởng kinh tế (GDP) cao và dựa vào kênh tăng vốn là chính, trong khi công nghệ hỗ trợ tăng trưởng và hiệu năng quản lý bị trượt dài phía sau, nảy sinh ra vấn đề doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khả năng quản lý hiệu quả các đồng vốn vay đó, dẫn đến hệ số ICOR thấp, lãng phí đồng vốn và gia tăng nguy cơ tham nhũng khi đồng tiền như “mỡ để miệng mèo”. c. Xây dựng cơ bản
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, đầu tư xây dựng cơ bản là một phần quan trọng của đầu tư công của Chính phủ trong nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế đất nước.
Hậu quả là công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên... Điều đó đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững. [4]
c. Thị trường chứng khoán bong bóng & trì trệ
Đây cũng là một yếu tố tác động không nhỏ khi thực tế không ít các công ty, đại gia, và các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã vay tiền không tiếc tay rồi đổ vào sòng bạc này và bị “đá đít” ra khỏi sân chơi đầu tư cổ phiếu với không một manh áo giữ lại sau giai đoạn thị trường chứng khoán bị lên đồng bởi tâm lý đám đông của các nhà đầu tư, hoang tưởng rằng bữa tiệc của thị trường giá lên sẽ không bao giờ tàn.
2. WHERE: ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN THÚC ĐẨY SỰ GIA TĂNG NỢ XẤU?
Tất nhiên và đơn giản thường có 2 nhóm nguyên nhân chính:
a. Khách quan:
Khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị shock do mất mát vô số hợp đồng đã được ký. Vinashin là một điển hình khi các hợp đồng đóng tàu từ các khách hàng, đối tác nước ngoài bị hủy bỏ do sự suy thoái của ngành vận tải đường biển toàn cầu [5]. Xuất khẩu bị đình trệ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cùng các doanh nghiệp ăn theo trôi tới bờ vực phá sản.
b. Chủ quan:
b. Chủ quan:
Một nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ngủ mê. Các nhà đầu tư mơ về một thị trường chứng khoán - hàn thử biểu của nền kinh tế - chỉ có lên trong kể cả ngắn hạn và trung hạn. Các doanh nghiệp mơ trở thành điển hình phát triển thần kỳ và các doanh nhân mơ sớm tới ngày được bước chân vào cung điện của giới siêu giàu Việt Nam nơi những Đặng Nhật Vượng (Vincom), Đoàn Nguyên Đức (HAGL), Đỗ Quang Hiển (SHB), Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)…đeo những vòng nguyệt quế bằng vàng ròng đang ngự trị. Các ngân hàng thì mơ giấc mơ lãi xuất ngày này tháng khác luôn ở mức 2 con số khiến tiền vào như nước và sẽ nhanh chóng trở thành những Bank of America, Cit Group, hay Well Fargo của Việt Nam. Chính phủ thì mơ Việt Nam sẽ chẳng mấy chốc sẽ vượt Thái Lan và tiệm cận Hàn Quốc (những quốc gia mà 50 năm trước đây chẳng hơn gì Việt Nam) nhờ tài năng điều hành phi thường của mình.
3. HOW MUCH: CON SỐ NỢ XẤU THỰC LÀ BAO NHIÊU?
Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành (VERP) nhận xét, nếu căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố là 6% vào tháng 2-2013 vừa qua, và các số liệu nợ xấu khác, thì nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng nằm trong khoảng 180 -300 ngàn tỉ đồng. [6]
Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng cơ cấu lại tính đến tháng 10-2012 cỡ 250.000 tỷ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, con số mới nhất mà ông được biết thì nợ xấu ngân hàng tới 400.000 tỷ đồng (~20 tỷ USD) [7]. Điều đó có nghĩa là nợ xấu của Việt Nam đang vào khoảng hơn 12% chứ không thực sự khoảng 6% như NHNN công bố.
4. WHEN: KHI NÀO THÌ NỢ XẤU GÂY PHÁ SẢN CÁC NGÂN HÀNG?
Có một minh họa rất đáng ngẫm rằng, nếu những ông chủ ngân hàng bỏ ra 5 đồng (gọi là vốn tự có), thu hút tiền gửi 95 đồng và họ cho vay 100 đồng thì như thế nếu nợ không đòi được là 6 đồng thì vốn tự có của các ông chủ ngân hàng coi như hơn mất sạch. Ở Việt Nam, hệ số vốn hiện nay chỉ khoảng 4-6% [8], và kết hợp với dự đoán của các chuyên gia kinh tế Việt Nam và NHNN bên trên rằng tỷ lệ nợ xấu khoảng 8-12% thì chắc chắn một tỷ lệ không thể nhỏ các NHTM đang rơi vào tình trạng vỡ nợ mà không dám công bố.
5. WHO: AI LÀ CHỦ NỢ LỚN CỦA VIỆT NAM?
Thêm một đòn knock out cho khu vực nợ công của Việt Nam là, nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng với tốc độ chóng mặt, kích thích rủi ro tỷ giá. Các chủ nợ lớn của Chính phủ Việt Nam bao gồm Nhật (chiếm 34,3% tổng nợ) và các tổ chức quốc tế như Hiệp hội phát triển quốc tế IDA (International Development Association - 24,9%) và Ngân hàng phát triển châu Á ADB (Aisan Development Bank - 15,0%). Mỹ và khối EU chỉ chiếm lần lượt 0,3% và gần 6,9% tổng nợ của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ trọng lớn. Các chủ nợ thường có xu hướng sử dụng những đồng tiền mạnh, và việc vay nợ theo các đồng tiền mạnh này khiến nợ nước ngoài chịu rủi ro cao khi chúng có xu hướng lên giá theo thời gian. [9]
Chỉ tính kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6/2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ. [9]
6. HOW: ĐÂU LÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CỐT LÕI GIẢI QUYẾT NỢ XẤU?
Nhiều cuộc họp bàn sôi nổi của các chuyên gia kinh tế và các Think Tank của Chính phủ đã được tiến hành xung quanh vấn đề nợ công và nợ xấu. Tựu chung lại, giải pháp vẫn nằm ở:
a. Tái cấu trúc nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà Nước, từ những anh hút và xúc tài nguyên đang khan hiếm lên để hưởng lợi nhuận như Petrolimex và Vinacomin, tới những anh độc quyền bán ánh sáng điện cho 90 triệu dân Việt Nam như EVN hay bám biển đảo để làm giàu như Vinashin và Vinalines.
b. Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) giảm lãi suất tái cấp vốn xuống để hỗ trợ các NHTM phục hồi. Các ngân hàng thương mại đồng thời cũng giảm lãi suất cho vay hay dãn nợ cho doanh nghiệp để cùng tồn tại. Hành lang giám sát bên vay để đảm bảo họ sử dụng vốn vay đúng quy ước cũng cần phải siết chặt.
c. Thành lập trung gian (Công ty Quản lý tài sản là một ví dụ) để giúp xóa nợ xấu cho các NHTM thông qua sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, qua đó cứu trợ khu vực ngân hàng trong cơn bể dâu.
d. Tìm kiếm sự viện trợ kỹ thuật và tài chính từ các Tổ chức quốc tế, cũng như vận động kiều hối, để bơm tiền vào nền kinh tế bong bóng đang bị xịt và có nguy cơ rơi vào vòng xoáy đình lạm (Stagflation) [10].
…
7. WHY: TẠI SAO CÔNG TY QUẢN TÀI SẢN (VAMC) KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO ĐỐNG NỢ XẤU ĐANG GIA TĂNG?
Nghị định thành lập Công ty Quản tài sản (VAMC) vừa được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực kể từ 9/7/2013. Theo đó, VAMC sẽ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. VAMC ngoài quyền năng phát hành trái phiếu đặc biệt thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0% để hỗ trợ kéo các NHTM khỏi bờ vực phá sản còn có khả năng mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt [11].
Tuy nhiên, có thể thấy kỳ vọng vào “nước thánh” của VAMC không thực sự nhiều khi xét tới quy mô không gian khổng lồ của nợ xấu. Liệu một công ty có quy mô 500 tỷ đồng có làm teo nhỏ đáng kế món nợ xấu gấp 500 tới 800 lần (250.000 – 400.000 tỷ) mà nền kinh tế Việt Nam đang phải gánh chịu? Hơn nữa, bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đầy một màu xám khi nợ xấu đang nằm chính ở khu vực DNNN – khu vực kinh tế chủ đạo và có hệ số ICOR thấp nhất trong các khu vực kinh tế, các Doanh nghiệp tư nhân phá sản hàng loạt, thị trường chứng khoán – nơi hút tiền đầu tư quan trọng nhất – thì lạnh lẽo, và thị trường bất động sản – nơi hàng đống tiền của các “ông lớn” đang bị kẹt – thì đông cứng.
8. WHICH: VẬY YẾU TỐ NÀO THỰC SỰ LÀ GIẢI PHÁP GIÁ TRỊ HƠN CHO BÀI TOÁN NỢ XẤU?
Trong các tác nhân chính (NHNN, Công ty Quản lý tài sản – tay trung gian đòi nợ xấu, NHTM, Doanh nghiệp) tham gia vào bức tranh nợ xấu quốc gia, doanh nghiệp chính là nút thắt cổ chai mà nếu không cố giải pháp quyết triệt để cho khu vực này thì không cách nào thực sự giảm được nợ xấu.
Nếu để doanh nghiệp phá sản hàng loạt (như đang diễn ra) thì họ xuống mồ để lại nguyên đống nợ xấu cho các NHTM mà không cách nào xóa được. Ngoài ra, đến lượt mình, để tránh bị phá sản do nợ xấu vượt quá hệ số vốn tự có, NHTM phải phụ thuộc vào “bầu sữa” cứu trợ thanh khoản từ NHNN. Song, nếu các doanh nghiệp bị chết hoặc sống như các Zombia thì họ không thể có lợi nhuận, và do đó Chính phủ sẽ không thu được thuế để bỏ vào két của NHNN mà qua đó NHNN có phao tiền tệ mang đi cứu trợ.
Tuy nhiên, giả thiết màu hồng là NHNN có tiền thoải mái cho NHTM vay, NHTM có tiền thoải mái cho doanh nghiệp vay, và Công ty quản lý tài sản cùng NHTM cho phép doanh nghiệp dãn trả lãi và vốn vay thì thực tế rằng doanh nghiệp vẫn sẽ vô cùng khó khăn trong khâu tìm kiếm lợi nhuận để quay về thời thịnh vượng. Tại sao? Tại vì lợi nhuận phụ thuộc đầu ra sản phẩm có tiêu thụ được không. Và hiện tại, thị trường nội địa đang rơi vào giảm phát trầm trọng người dân phải tiết kiệm không dám tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp khách hàng của các doanh nghiệp khác cũng không còn tiền hoặc không dám vay để mua nguyên vật liệu sản xuất. Tệ không kém, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 vẫn đang như đám mây vần vũ ngăn cản sự ấm lên của nền kinh tế thế giới, dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam không tài nào gia tăng năng lực xuất khẩu được.
Dù thế nào, có thể thấy Doanh nghiệp là tác nhân ảnh hưởng lớn tới vòng xoay của nợ xấu. Cởi trói cho các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, với những chính sách công bằng hơn cho khu vực năng động chiếm trên dưới 90% thị trường này là giải pháp không thể thiếu để cứu túi tiền của Chính phủ, cứu khu vực ngân hàng, và tái thiết niềm tin của thị trường cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Quả là tiến thoái lưỡng nan và sẽ thật thần kỳ nếu Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể gỡ rối được mớ bòng bong đang quấn chặt lấy nền kinh tế Việt Nam. Chúc ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam gặp nhiều may mắn.
Không có nhận xét nào: