Lm. Paul Bùi Đình Cao, Lam Hồng - 10.6.2013: Chưa bao giờ hai chữ ‘sự thật’ bị người ta ruồng bỏ như hôm nay và cũng chưa bao giờ nhân loại đang ngày đêm kêu gào cách thống thiết đến hai chữ ‘sự thật’ như lúc này. Đúng vậy, dẫu có nhiều người ghét bỏ, tìm cách xua đuổi sự thật, nhưng một điều hiển nhiên là nó vẫn được mọi người công nhận và luôn hiện hữu giữa lòng xã hội loài người. Sự thật luôn có đó, nhưng để sống đúng tinh thần và tôn trọng nó đúng mức lại là một vấn đề còn tùy thuộc vào từng người, thậm chí, từng quốc gia và xã hội. Thực tế cho thấy rõ rằng xã hội đang xuống cấp về mặt đạo đức, luân lý cách trầm trọng trên mọi lĩnh vực, ví dụ : sự vô cảm, bưng tai bịt mắt trước nỗi đau của người khác đang diễn ra thường xuyên ; gian dối, lừa lọc trong mọi ngành nghề được xem như là chuyện thường tình. Tất cả chỉ vì lợi ích cá nhân, gia đình hay thể chế…, đến nỗi trong dân gian đã xuất hiện câu nói được xem như là phương châm sống cho nhiều người: “Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt. Lừa lọc, lươn lẹo lại lên lương”.
Thực trạng của xã hội nói chung
Có thể nói, hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay rung lên tiếng chuông cảnh báo về một lối sống băng hoại về luân lý. Rất nhiều người đã và đang bị đe doạ, bị trù dập dưới miệng lưỡi và hành động của những kẻ gian manh hay dối trá luôn tìm cách để luồn lách hòng đổi trắng thay đen, mà không sợ bất cứ một hình phạt nào. Đúng vậy, ngay trong thời đại chúng ta, cuộc sống của nhiều người vô tội đang bị đày đọa, giày xéo vì hành động vô luân của những kẻ vì lợi ích riêng tư, hiềm thù cá nhân, tập thể hay vì ác cảm, nên đã dùng mọi chiêu bài, mánh lới để che lấp sự thật, đánh lận con đen nhằm hại người, hại đời. Tại những nơi cần được đấu tranh và bảo vệ sự thật, bênh vực công lý, tiếc thay, người ta lại tùy tiện thao túng pháp luật, trù dập sự thật, bất cần công lý. Hậu quả là làm cho nhiều người vô tội phải sống trong cảnh bất công, mất người thân, mất cha mẹ hoặc là phải vào trong bốn bức tường của nhà tù để rồi nằm chờ đợi “bóc những cục lịch” mà bản án bất công đã ấn định. Đớn đau thay cho những ai đang dung túng một số người bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức và sự thật nên làm đảo lộn cuộc sống vốn bình yên của nhiều người. Không thể nào không lên án một lối sống theo chủ nghĩa ích kỷ, chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa “Mackeno”. Quả thực, đây là chủ trương của những kẻ luôn nghĩ đến mình mà không biết đến người khác. Đúng như người ta thường nói: “sống chết mặc bay, can chi đến tao mà sợ”. Thử hỏi xã hội này rồi sẽ đi về đâu khi mà sự thật và công lý không được tôn trọng và bảo vệ?
Trong cuộc sống làm ăn buôn bán cũng không phải là một ngoại lệ. Giả dối, lừa lọc về chất lượng và số lượng là điều xảy ra như cơm bữa nơi chợ búa hay tại các trung tâm buôn bán. Ít ai dám khẳng định rằng trong đời chưa có một lần bị người khác lừa dối khi tiếp cận với việc mua bán hàng hóa. Hàng ngày, truyền hình, báo chí truyền tải những tin nóng về những mưu mẹo lừa dối cách công khai và tráo trợn của những người mất lương tâm đang buôn bán các loại hàng hóa trên thị trường. Nguy hiểm hơn nữa, vì lợi nhuận hay vì tiền bạc mà người ta sẵn sàng tung ra thị trường những thứ hàng hóa ôi thối, nhiễm khuẩn; sẵn sàng dùng những hóa chất độc hại để làm tươi sống các loại hoa quả cũng như thực phẩm mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Không ai khác, chỉ người tiêu dùng ngày đêm lo canh cánh cho sức khỏe của mình. Ôi sự thật ! Ngươi đang ở đâu? Ai là người phải đứng lên để bảo vệ quyền lợi cho những kẻ thấp cổ bé miệng kêu chẳng thấu trời.
Đau đớn hơn nữa, lối sống vô luân hay như người ta thường nói: “loại bệnh hết thuốc chữa này” lại đang diễn ra cách ào ạt tại môi trường giáo dục học đường cũng như trong ngành y tế, nơi mà lẽ ra phải được đào tạo, sống và thi hành đúng mức về đạo làm người. Hiện tượng chạy bằng, chạy điểm, quay cóp trong thi cử, đi học thay được xem như là chuyện Tiếu Lâm vậy. Tại các thành phố lớn không thiếu những ông thầy, bà cô, có khi là những trung tâm viết Thạc sĩ và Tiến sĩ thuê với những bảng giá công khai không khác gì giá rau cỏ, giá cá khô hay thực phẩm giữa chợ trời vậy. Nhiều người chỉ mới lớp bảy, lớp tám cũng huênh hoang tự xưng mình là Thạc sĩ hay là Tiến Sĩ ngành này, ngành nọ. Đúng như người ta thường nói bấy lâu nay: “đây là căn bệnh thành tích”, một căn bệnh đã tích tụ từ nhiều thập kỷ giữa lòng xã hội Việt Nam. Tất cả những hiện tượng xấu xa đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một lối sống băng hoại luân lý, đạo đức xuống cấp, nếu không muốn nói là đang suy đồi cách trầm trọng.
Suy nghĩ về thực trạng này khiến nhiều người phải nêu lên nhiều câu hỏi tại sao? Phải chăng lối sống không tôn trọng kỷ luật, quá đề cao tự do, chủ nghĩa duy vật và chủ trương của chủ nghĩa vô thần là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nan y này?
Nguyên nhân
Mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Cha ông ta thường nói: “Không có lửa làm sao có khói”. Nói theo triết lý: có hậu quả ắt có nguyên nhân. Lý giải về hiện tượng đau lòng này, người ta nêu lên nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết phải kể đến những người có trách nhiệm đối với xã hội. Trước những vấn đề đen tối này, họ thường tìm cách tránh né, đổ lỗi cho người khác, đùn đẩy trách nhiệm và dùng nhiều kiểu nói để ngụy biện. Chẳng hạn, do chiến tranh tàn phá nên không có cơ hội để phát triển đất nước và con người. Khi lịch sử đất nước đã sang trang, họ lại đổ lỗi cho cơ chế thị trường, xu thế hội nhập,… tạo điều kiện thuận lợi cho lối sống tự do, hưởng thụ của Phương Tây du nhập vào làm cho người ta sống vô kỷ luật, ích kỷ và vô trách nhiệm đối với nhau. Có kẻ lại bảo là do dân trí thấp nên đã xảy ra các tệ nạn đó. Thật là vô lý, nếu không muốn nói là trơ trẽn. Thử hỏi anh là ai? Anh đang chịu trách nhiệm trong lãnh vực nào mà lại để cho dân trí thấp hay lối sống không lành mạnh của Phương Tây du nhập vào? Đúng hơn phải nhìn nhận rằng giáo dục và lối sống vô thần, tôn sùng vật chất hay lối sống không ‘chất Tin Mừng’ là những nguyên nhân chính cho căn bệnh thế kỷ này.
Làm sao thế hệ trẻ có thể sống thành thật được khi mà nền giáo không được đề cao và tôn trọng đúng mức? Những người có trách nhiệm chính trong ngành giáo dục hay thầy cô giáo luôn thổi phồng những tư tưởng, chủ nghĩa không tưởng. Chính bản thân họ lại là người chạy chức, chạy bằng cấp, bất chấp sự công bằng trong xã hội. Cụ thể, người có học, có khả năng lại phải nằm nhà, phải bước theo con trâu đi cày hay làm những công việc không tương xứng; người ít học, kẻ có tiền lại được nắm giữ chức vụ này, chức quyền nọ. Chưa hết, mánh khóe dạy thêm, gọi là “học phụ đạo, học nâng cao” được áp dụng và bắt buộc đối với tất cả học sinh; lối phân chia trường chuẩn, trường chính quy và không chính quy trong ngành giáo dục cũng đã làm cho biết bao nhiêu phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên phải điên đầu. Phương châm : ”Tiên Học Lễ, Hậu Học văn” là để giúp cho con em hãy học lấy cái nghĩa và cái đức, học cách làm người trước khi học kiến thức, nay lại phải nhường chỗ cho một thứ giáo dục, lộn xộn, bát nháo và không có định hướng. Truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” không còn được quan tâm, thay vào đó là bạo lực học đường, học sinh đâm chém thầy cô. Thử hỏi, do đâu mà có những hiện tượng này? Phải chăng là do dân trí thấp hay do cơ chế thị trường? Phải nói rằng lề lối giáo dục hay triết lý giáo dục tại Việt Nam đang có vấn đề, nếu không muốn nói là đang xuống cấp nghiêm trọng, kéo theo cả một thế hệ phải hứng chịu hậu quả tai hại này.
Sau cùng, một nguyên nhân hết sức trầm trọng, có thể nói là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là chủ nghĩa duy vật và vô thần. Chủ trương của chủ nghĩa này là tôn sùng chủ nghĩa tự do, đề cao cá nhân, muốn sống theo cách thế riêng, tôn sùng vật chất, tự tạo nên cho mình một kiểu sống và không chấp nhận bất cứ một thứ luật lệ do Thiên Chúa đặt ra. Không có Thiên Chúa, đương nhiên không có sự lệ thuộc nào từ Ngài, từ đó con người tự do hành động, bất chấp lương tâm và lẽ phải. Vì thế, dối trá, lừa đảo, thậm chí bạo lực đang làm điên đảo nhân loại. Đức Thánh Bênêđictô XVI đã quả quyết: “Sự chối bỏ Thiên Chúa làm băng hoại con người, khiến con người không còn mẫu mực nữa và dẫn họ đến bạo lực”. Nhắc đến chủ thuyết này, Công Đồng Vatican II nói: “Hệ thống vô thần quá nhấn mạnh đến khát vọng được tự lập của con người đến độ làm cho khó chấp nhận bất cứ sự lệ thuộc nào vào Thiên Chúa. Những người chủ trương thuyết vô thần như vậy cho rằng tự do hệ tại ở con người là chính cùng đích cho mình, là người tạo nên và điều khiển lịch sử riêng của mình…”[1]
Một xã hội không tôn giáo, không Thiên Chúa, lấy con người làm trung tâm và lấy vật chất làm thước đo, được xem như là một xã hội đang khủng hoảng trầm trọng về đạo đức, suy thoái luân lý. Nhận thấy hoàn cảnh bi đát này, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng cũng đã viết : “Sự khủng hoảng đạo đức Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc truyền bá chủ nghĩa duy vật và vô thần, hạ thấp vai trò tôn giáo, nhất là thời kỳ trước đổi mới. Việc phủ nhận giá trị tôn giáo, đề cao duy vật và vô thần tới mức cực đoan, vô hình trung cổ vũ cho cái văn hóa “tiêu dùng phàm tục”[2]. Chủ nghĩa vô thần và duy vật mong giải phóng con người khỏi Thiên Chúa nhưng chỉ đề cập đến phương diện vật chất, kinh tế. Niềm hy vọng vào thế giới mai hậu chỉ là hảo huyền, không tưởng. Vật chất, tiêu thụ và hưởng thụ mới là mục đích của con người. Bởi vậy, một khi lên nắm quyền họ kịch liệt chống lại tôn giáo, dùng những biện pháp cưỡng bách để truyền bá thuyết vô thần, nhất là trong phạm vi giáo dục thanh thiếu niên[3].
Chủ trương vô thần là nguyên nhân tạo điều kiện cho người ta sống ngoài kỷ luật, sống vô lương tâm, bất chấp công bằng xã hội; một lối sống tôn sùng vật chất, bài trừ tôn giáo. Vì thế, gian dối, lừa lọc trên mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội xảy ra thường xuyên mà người ta vẫn sống an nhàn thư thái trước cảnh bất công và trước nỗi đau của người khác. Với một lối sống băng hoại đang thống trị và đang từng giây phút len lõi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, thiết nghĩ chúng ta cần phải tìm ra một vài liều thuốc chữa trị căn bệnh thế kỷ này.
Vài định hướng
Làm thế nào để có thể tẩy trừ được tình trạng gian dối, lừa lọc đang ngày càng thấm nhập và ảnh hưởng cách sâu đậm trên cuộc sống của từng người, nhất là giới trẻ của mọi miền đất nước ? Quả thực, đây là một bài toán khó giải, nhưng không phải là không còn hy vọng. Một điều chắc chắn là sự thật vẫn luôn tồn tại nơi xã hội loài người và trong mỗi con người chúng ta. Vấn đề là người ta có nhận ra, tôn trọng và yêu mến nó hay không. Nếu có, ta vẫn có cơ hội để thức tỉnh và sống đúng như nó là.
Để có thể điều trị căn bệnh dai dẳng này, trước hết chúng ta phải quan tâm đến nền giáo dục chân chính, lấy lương tâm lẽ phải làm nền tảng để xây dựng đạo làm người và đạo làm con Chúa. Điều quan trọng hàng đầu trong tiến trình giáo dục nhân cách làm người là phải nhìn nhận và tôn trọng những truyền thống đạo đức vốn có nơi loài người; tuân theo những giá trị luân lý đã được Tạo Hóa khắc ghi nơi lòng mỗi người từ khi được sinh ra. Cụ thể như: lương tâm, lẽ phải, sự thật và công lý, tình yêu và bác ái.
Thứ đến, ta phải thấy được vai trò quan trọng của tôn giáo và những giá trị siêu nhiên giữa lòng xã hội; biết tôn trọng tự do tín ngưỡng, tuân phục và lắng nghe tiếng nói của Thượng Đế. Tin vào Thượng Đế – Đấng Tạo Hóa là nguyên tắc căn bản để thực thi đời sống luân lý. Thực tế cho thấy, không tin có Thượng Đế chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực, sống bất công, luồn lách, dối trá. Vậy, chất liệu để hướng dẫn và xây dựng nhân cách làm người và làm người Kitô hữu đó chính là Thiên Chúa và Lời của Ngài. Nói chung, liều thuốc chữa trị căn bệnh này là biết lắng nghe, vâng phục Chúa và sứ điệp của Ngài, lấy sứ điệp của Chúa làm nền tảng cho mọi nền giáo dục học đường cũng như trong mọi hoạt động của xã hội.
Chắc chắn khi mở Kinh Thánh ta sẽ không tìm đâu ra được một định nghĩa thật đầy đủ và súc tích về sự thật là gì. Ngay cả Chúa Giêsu cũng không có câu trả lời cho Philatô khi ông hỏi Ngài: “Sự thật là gì ?” (Ga 18, 38), nhưng Ngài chỉ nói với ông trước đó rằng “Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Không có định nghĩa nhưng không phải là không có câu trả lời. Sự thật mà Kinh Thánh muốn nói chính là lòng trung thành với luật Chúa, với giao ước của Ngài và với sứ điệp Tin Mừng. Thiên Chúa là sự thật (Dnl 7, 9); luật Chúa và Lời Chúa là sự thật (2Sm 4, 28). Tác giả Thánh vinh nói : “mọi giới răn của Ngài đều đáng cậy tin” (Tv 111, 7). Người sống chân thật là người biết lắng nghe và tuân phục Đấng là sự thật, tuân giữ lề luật của Thiên Chúa và vâng theo sứ điệp Tin Mừng.
Nhận thấy tính cần thiết của sự thành thật trong kiếp nhân sinh, Thánh vịnh và sách Huấn ca cũng căn dặn chúng ta phải “Bước đi trong sự thật” (Tv 26, 3) và “hãy làm sự thật” (Hc 27, 9). Mặt khác, các nhà khôn ngoan cũng dạy rằng trong cuộc sống phải thành thật và trung thành với nhau. Trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, giáo dục… luôn “Đừng để cho sự chân thật và lòng trung thành xa rời bạn” (Cn 3, 3). Thánh Phaolô cũng nói: Lời Chúa là sự thật (2Cr 4, 2), Tin Mừng là chân lý (Gl 2, 5). Chính Ngài cũng đã thốt lên: “Biết sự thật” là đón nhận Tin Mừng và sống phù hợp với Tin Mừng (1Tm 2, 4). Cách riêng đối với thánh Gioan, sự thật chính là mặc khải Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Đức Kitô luôn nói về sự thật, Người chỉ loan báo những gì đã nghe nơi Chúa Cha (Ga 8, 26). Ngài còn cho ta một cái nhìn rất mới mẻ và cụ thể hơn nữa, đó là khi Ngài tuyên bố: “Ta là Đường, là sự Thật và là sự Sống” (Ga 14, 6).
Trên đây là một vài chỉ dẫn giúp giải quyết vấn đề nan giải đang làm nhiều người quan tâm. Lời Chúa chính là chất liệu làm nên những nguyên tắc nền tảng không thể thay thế để xây dựng nhân cách con người trên cõi dương thế này. Phải nói rằng Thiên Chúa và sứ điệp của Ngài mãi mãi trở thành kim chỉ nam cho mọi người trong hành trình sống luân lý của mình.
Được sống trong trật tự hạnh phúc và bình an là ước mong của nhiều người. Luôn nhớ rằng bản thân tôi muốn người khác tôn trọng, bảo vệ và bệnh vực cho sự thật, tại sao tha nhân lại không biết điều đó. Biết rằng cuộc sống vốn vô thường, nhưng vì cái vô thường đó mà ta được mời gọi tuân theo những nguyên tắc luân lý căn bản đã được Thiên Chúa ban hành và khắc ghi trong tâm khảm con người. Vậy, để sống đúng đạo làm người và đạo làm con Chúa, nghĩa là sống như sự thật đòi hỏi, một mặt ta phải loại trừ những lối sống theo chủ nghĩa duy vật, vô thần và chủ nghĩa tự do; những lối sống mà Công Đồng gọi là cố tình loại trừ Thiên Chúa khỏi lòng mình và tránh né những vấn đề tôn giáo[4]; mặt khác, ta cũng được đẩy lui những cách thế tuyên truyền, ngăn cản và làm sai lệch giá trị siêu nhiên nơi tôn giáo. Tóm lại, chỉ khi nào, mỗi tập thể nói chung và cá nhân nói riêng, biết tin nhận vào Thiên Chúa là Tạo Hóa, sẵn sàng lắng nghe và vâng phục sứ điệp của Ngài, lúc đó người ta mới thấy được bổn phận làm lành lánh dữ và nhận ra được đâu là trách nhiệm của tôi trước tha nhân, cũng như sống theo tinh thần lương tâm, lẽ phải, sự thật và công lý đòi hỏi./.
Thực trạng của xã hội nói chung
Có thể nói, hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay rung lên tiếng chuông cảnh báo về một lối sống băng hoại về luân lý. Rất nhiều người đã và đang bị đe doạ, bị trù dập dưới miệng lưỡi và hành động của những kẻ gian manh hay dối trá luôn tìm cách để luồn lách hòng đổi trắng thay đen, mà không sợ bất cứ một hình phạt nào. Đúng vậy, ngay trong thời đại chúng ta, cuộc sống của nhiều người vô tội đang bị đày đọa, giày xéo vì hành động vô luân của những kẻ vì lợi ích riêng tư, hiềm thù cá nhân, tập thể hay vì ác cảm, nên đã dùng mọi chiêu bài, mánh lới để che lấp sự thật, đánh lận con đen nhằm hại người, hại đời. Tại những nơi cần được đấu tranh và bảo vệ sự thật, bênh vực công lý, tiếc thay, người ta lại tùy tiện thao túng pháp luật, trù dập sự thật, bất cần công lý. Hậu quả là làm cho nhiều người vô tội phải sống trong cảnh bất công, mất người thân, mất cha mẹ hoặc là phải vào trong bốn bức tường của nhà tù để rồi nằm chờ đợi “bóc những cục lịch” mà bản án bất công đã ấn định. Đớn đau thay cho những ai đang dung túng một số người bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức và sự thật nên làm đảo lộn cuộc sống vốn bình yên của nhiều người. Không thể nào không lên án một lối sống theo chủ nghĩa ích kỷ, chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa “Mackeno”. Quả thực, đây là chủ trương của những kẻ luôn nghĩ đến mình mà không biết đến người khác. Đúng như người ta thường nói: “sống chết mặc bay, can chi đến tao mà sợ”. Thử hỏi xã hội này rồi sẽ đi về đâu khi mà sự thật và công lý không được tôn trọng và bảo vệ?
Trong cuộc sống làm ăn buôn bán cũng không phải là một ngoại lệ. Giả dối, lừa lọc về chất lượng và số lượng là điều xảy ra như cơm bữa nơi chợ búa hay tại các trung tâm buôn bán. Ít ai dám khẳng định rằng trong đời chưa có một lần bị người khác lừa dối khi tiếp cận với việc mua bán hàng hóa. Hàng ngày, truyền hình, báo chí truyền tải những tin nóng về những mưu mẹo lừa dối cách công khai và tráo trợn của những người mất lương tâm đang buôn bán các loại hàng hóa trên thị trường. Nguy hiểm hơn nữa, vì lợi nhuận hay vì tiền bạc mà người ta sẵn sàng tung ra thị trường những thứ hàng hóa ôi thối, nhiễm khuẩn; sẵn sàng dùng những hóa chất độc hại để làm tươi sống các loại hoa quả cũng như thực phẩm mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Không ai khác, chỉ người tiêu dùng ngày đêm lo canh cánh cho sức khỏe của mình. Ôi sự thật ! Ngươi đang ở đâu? Ai là người phải đứng lên để bảo vệ quyền lợi cho những kẻ thấp cổ bé miệng kêu chẳng thấu trời.
Đau đớn hơn nữa, lối sống vô luân hay như người ta thường nói: “loại bệnh hết thuốc chữa này” lại đang diễn ra cách ào ạt tại môi trường giáo dục học đường cũng như trong ngành y tế, nơi mà lẽ ra phải được đào tạo, sống và thi hành đúng mức về đạo làm người. Hiện tượng chạy bằng, chạy điểm, quay cóp trong thi cử, đi học thay được xem như là chuyện Tiếu Lâm vậy. Tại các thành phố lớn không thiếu những ông thầy, bà cô, có khi là những trung tâm viết Thạc sĩ và Tiến sĩ thuê với những bảng giá công khai không khác gì giá rau cỏ, giá cá khô hay thực phẩm giữa chợ trời vậy. Nhiều người chỉ mới lớp bảy, lớp tám cũng huênh hoang tự xưng mình là Thạc sĩ hay là Tiến Sĩ ngành này, ngành nọ. Đúng như người ta thường nói bấy lâu nay: “đây là căn bệnh thành tích”, một căn bệnh đã tích tụ từ nhiều thập kỷ giữa lòng xã hội Việt Nam. Tất cả những hiện tượng xấu xa đó đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một lối sống băng hoại luân lý, đạo đức xuống cấp, nếu không muốn nói là đang suy đồi cách trầm trọng.
Suy nghĩ về thực trạng này khiến nhiều người phải nêu lên nhiều câu hỏi tại sao? Phải chăng lối sống không tôn trọng kỷ luật, quá đề cao tự do, chủ nghĩa duy vật và chủ trương của chủ nghĩa vô thần là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nan y này?
Nguyên nhân
Mọi việc đều có nguyên nhân của nó. Cha ông ta thường nói: “Không có lửa làm sao có khói”. Nói theo triết lý: có hậu quả ắt có nguyên nhân. Lý giải về hiện tượng đau lòng này, người ta nêu lên nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết phải kể đến những người có trách nhiệm đối với xã hội. Trước những vấn đề đen tối này, họ thường tìm cách tránh né, đổ lỗi cho người khác, đùn đẩy trách nhiệm và dùng nhiều kiểu nói để ngụy biện. Chẳng hạn, do chiến tranh tàn phá nên không có cơ hội để phát triển đất nước và con người. Khi lịch sử đất nước đã sang trang, họ lại đổ lỗi cho cơ chế thị trường, xu thế hội nhập,… tạo điều kiện thuận lợi cho lối sống tự do, hưởng thụ của Phương Tây du nhập vào làm cho người ta sống vô kỷ luật, ích kỷ và vô trách nhiệm đối với nhau. Có kẻ lại bảo là do dân trí thấp nên đã xảy ra các tệ nạn đó. Thật là vô lý, nếu không muốn nói là trơ trẽn. Thử hỏi anh là ai? Anh đang chịu trách nhiệm trong lãnh vực nào mà lại để cho dân trí thấp hay lối sống không lành mạnh của Phương Tây du nhập vào? Đúng hơn phải nhìn nhận rằng giáo dục và lối sống vô thần, tôn sùng vật chất hay lối sống không ‘chất Tin Mừng’ là những nguyên nhân chính cho căn bệnh thế kỷ này.
Làm sao thế hệ trẻ có thể sống thành thật được khi mà nền giáo không được đề cao và tôn trọng đúng mức? Những người có trách nhiệm chính trong ngành giáo dục hay thầy cô giáo luôn thổi phồng những tư tưởng, chủ nghĩa không tưởng. Chính bản thân họ lại là người chạy chức, chạy bằng cấp, bất chấp sự công bằng trong xã hội. Cụ thể, người có học, có khả năng lại phải nằm nhà, phải bước theo con trâu đi cày hay làm những công việc không tương xứng; người ít học, kẻ có tiền lại được nắm giữ chức vụ này, chức quyền nọ. Chưa hết, mánh khóe dạy thêm, gọi là “học phụ đạo, học nâng cao” được áp dụng và bắt buộc đối với tất cả học sinh; lối phân chia trường chuẩn, trường chính quy và không chính quy trong ngành giáo dục cũng đã làm cho biết bao nhiêu phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên phải điên đầu. Phương châm : ”Tiên Học Lễ, Hậu Học văn” là để giúp cho con em hãy học lấy cái nghĩa và cái đức, học cách làm người trước khi học kiến thức, nay lại phải nhường chỗ cho một thứ giáo dục, lộn xộn, bát nháo và không có định hướng. Truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” không còn được quan tâm, thay vào đó là bạo lực học đường, học sinh đâm chém thầy cô. Thử hỏi, do đâu mà có những hiện tượng này? Phải chăng là do dân trí thấp hay do cơ chế thị trường? Phải nói rằng lề lối giáo dục hay triết lý giáo dục tại Việt Nam đang có vấn đề, nếu không muốn nói là đang xuống cấp nghiêm trọng, kéo theo cả một thế hệ phải hứng chịu hậu quả tai hại này.
Sau cùng, một nguyên nhân hết sức trầm trọng, có thể nói là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là chủ nghĩa duy vật và vô thần. Chủ trương của chủ nghĩa này là tôn sùng chủ nghĩa tự do, đề cao cá nhân, muốn sống theo cách thế riêng, tôn sùng vật chất, tự tạo nên cho mình một kiểu sống và không chấp nhận bất cứ một thứ luật lệ do Thiên Chúa đặt ra. Không có Thiên Chúa, đương nhiên không có sự lệ thuộc nào từ Ngài, từ đó con người tự do hành động, bất chấp lương tâm và lẽ phải. Vì thế, dối trá, lừa đảo, thậm chí bạo lực đang làm điên đảo nhân loại. Đức Thánh Bênêđictô XVI đã quả quyết: “Sự chối bỏ Thiên Chúa làm băng hoại con người, khiến con người không còn mẫu mực nữa và dẫn họ đến bạo lực”. Nhắc đến chủ thuyết này, Công Đồng Vatican II nói: “Hệ thống vô thần quá nhấn mạnh đến khát vọng được tự lập của con người đến độ làm cho khó chấp nhận bất cứ sự lệ thuộc nào vào Thiên Chúa. Những người chủ trương thuyết vô thần như vậy cho rằng tự do hệ tại ở con người là chính cùng đích cho mình, là người tạo nên và điều khiển lịch sử riêng của mình…”[1]
Một xã hội không tôn giáo, không Thiên Chúa, lấy con người làm trung tâm và lấy vật chất làm thước đo, được xem như là một xã hội đang khủng hoảng trầm trọng về đạo đức, suy thoái luân lý. Nhận thấy hoàn cảnh bi đát này, Tiến sĩ Nguyễn Quang Hưng cũng đã viết : “Sự khủng hoảng đạo đức Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc truyền bá chủ nghĩa duy vật và vô thần, hạ thấp vai trò tôn giáo, nhất là thời kỳ trước đổi mới. Việc phủ nhận giá trị tôn giáo, đề cao duy vật và vô thần tới mức cực đoan, vô hình trung cổ vũ cho cái văn hóa “tiêu dùng phàm tục”[2]. Chủ nghĩa vô thần và duy vật mong giải phóng con người khỏi Thiên Chúa nhưng chỉ đề cập đến phương diện vật chất, kinh tế. Niềm hy vọng vào thế giới mai hậu chỉ là hảo huyền, không tưởng. Vật chất, tiêu thụ và hưởng thụ mới là mục đích của con người. Bởi vậy, một khi lên nắm quyền họ kịch liệt chống lại tôn giáo, dùng những biện pháp cưỡng bách để truyền bá thuyết vô thần, nhất là trong phạm vi giáo dục thanh thiếu niên[3].
Chủ trương vô thần là nguyên nhân tạo điều kiện cho người ta sống ngoài kỷ luật, sống vô lương tâm, bất chấp công bằng xã hội; một lối sống tôn sùng vật chất, bài trừ tôn giáo. Vì thế, gian dối, lừa lọc trên mọi phương diện: kinh tế, văn hóa, xã hội xảy ra thường xuyên mà người ta vẫn sống an nhàn thư thái trước cảnh bất công và trước nỗi đau của người khác. Với một lối sống băng hoại đang thống trị và đang từng giây phút len lõi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, thiết nghĩ chúng ta cần phải tìm ra một vài liều thuốc chữa trị căn bệnh thế kỷ này.
Vài định hướng
Làm thế nào để có thể tẩy trừ được tình trạng gian dối, lừa lọc đang ngày càng thấm nhập và ảnh hưởng cách sâu đậm trên cuộc sống của từng người, nhất là giới trẻ của mọi miền đất nước ? Quả thực, đây là một bài toán khó giải, nhưng không phải là không còn hy vọng. Một điều chắc chắn là sự thật vẫn luôn tồn tại nơi xã hội loài người và trong mỗi con người chúng ta. Vấn đề là người ta có nhận ra, tôn trọng và yêu mến nó hay không. Nếu có, ta vẫn có cơ hội để thức tỉnh và sống đúng như nó là.
Để có thể điều trị căn bệnh dai dẳng này, trước hết chúng ta phải quan tâm đến nền giáo dục chân chính, lấy lương tâm lẽ phải làm nền tảng để xây dựng đạo làm người và đạo làm con Chúa. Điều quan trọng hàng đầu trong tiến trình giáo dục nhân cách làm người là phải nhìn nhận và tôn trọng những truyền thống đạo đức vốn có nơi loài người; tuân theo những giá trị luân lý đã được Tạo Hóa khắc ghi nơi lòng mỗi người từ khi được sinh ra. Cụ thể như: lương tâm, lẽ phải, sự thật và công lý, tình yêu và bác ái.
Thứ đến, ta phải thấy được vai trò quan trọng của tôn giáo và những giá trị siêu nhiên giữa lòng xã hội; biết tôn trọng tự do tín ngưỡng, tuân phục và lắng nghe tiếng nói của Thượng Đế. Tin vào Thượng Đế – Đấng Tạo Hóa là nguyên tắc căn bản để thực thi đời sống luân lý. Thực tế cho thấy, không tin có Thượng Đế chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực, sống bất công, luồn lách, dối trá. Vậy, chất liệu để hướng dẫn và xây dựng nhân cách làm người và làm người Kitô hữu đó chính là Thiên Chúa và Lời của Ngài. Nói chung, liều thuốc chữa trị căn bệnh này là biết lắng nghe, vâng phục Chúa và sứ điệp của Ngài, lấy sứ điệp của Chúa làm nền tảng cho mọi nền giáo dục học đường cũng như trong mọi hoạt động của xã hội.
Chắc chắn khi mở Kinh Thánh ta sẽ không tìm đâu ra được một định nghĩa thật đầy đủ và súc tích về sự thật là gì. Ngay cả Chúa Giêsu cũng không có câu trả lời cho Philatô khi ông hỏi Ngài: “Sự thật là gì ?” (Ga 18, 38), nhưng Ngài chỉ nói với ông trước đó rằng “Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18, 37). Không có định nghĩa nhưng không phải là không có câu trả lời. Sự thật mà Kinh Thánh muốn nói chính là lòng trung thành với luật Chúa, với giao ước của Ngài và với sứ điệp Tin Mừng. Thiên Chúa là sự thật (Dnl 7, 9); luật Chúa và Lời Chúa là sự thật (2Sm 4, 28). Tác giả Thánh vinh nói : “mọi giới răn của Ngài đều đáng cậy tin” (Tv 111, 7). Người sống chân thật là người biết lắng nghe và tuân phục Đấng là sự thật, tuân giữ lề luật của Thiên Chúa và vâng theo sứ điệp Tin Mừng.
Nhận thấy tính cần thiết của sự thành thật trong kiếp nhân sinh, Thánh vịnh và sách Huấn ca cũng căn dặn chúng ta phải “Bước đi trong sự thật” (Tv 26, 3) và “hãy làm sự thật” (Hc 27, 9). Mặt khác, các nhà khôn ngoan cũng dạy rằng trong cuộc sống phải thành thật và trung thành với nhau. Trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, giáo dục… luôn “Đừng để cho sự chân thật và lòng trung thành xa rời bạn” (Cn 3, 3). Thánh Phaolô cũng nói: Lời Chúa là sự thật (2Cr 4, 2), Tin Mừng là chân lý (Gl 2, 5). Chính Ngài cũng đã thốt lên: “Biết sự thật” là đón nhận Tin Mừng và sống phù hợp với Tin Mừng (1Tm 2, 4). Cách riêng đối với thánh Gioan, sự thật chính là mặc khải Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Đức Kitô luôn nói về sự thật, Người chỉ loan báo những gì đã nghe nơi Chúa Cha (Ga 8, 26). Ngài còn cho ta một cái nhìn rất mới mẻ và cụ thể hơn nữa, đó là khi Ngài tuyên bố: “Ta là Đường, là sự Thật và là sự Sống” (Ga 14, 6).
Trên đây là một vài chỉ dẫn giúp giải quyết vấn đề nan giải đang làm nhiều người quan tâm. Lời Chúa chính là chất liệu làm nên những nguyên tắc nền tảng không thể thay thế để xây dựng nhân cách con người trên cõi dương thế này. Phải nói rằng Thiên Chúa và sứ điệp của Ngài mãi mãi trở thành kim chỉ nam cho mọi người trong hành trình sống luân lý của mình.
Được sống trong trật tự hạnh phúc và bình an là ước mong của nhiều người. Luôn nhớ rằng bản thân tôi muốn người khác tôn trọng, bảo vệ và bệnh vực cho sự thật, tại sao tha nhân lại không biết điều đó. Biết rằng cuộc sống vốn vô thường, nhưng vì cái vô thường đó mà ta được mời gọi tuân theo những nguyên tắc luân lý căn bản đã được Thiên Chúa ban hành và khắc ghi trong tâm khảm con người. Vậy, để sống đúng đạo làm người và đạo làm con Chúa, nghĩa là sống như sự thật đòi hỏi, một mặt ta phải loại trừ những lối sống theo chủ nghĩa duy vật, vô thần và chủ nghĩa tự do; những lối sống mà Công Đồng gọi là cố tình loại trừ Thiên Chúa khỏi lòng mình và tránh né những vấn đề tôn giáo[4]; mặt khác, ta cũng được đẩy lui những cách thế tuyên truyền, ngăn cản và làm sai lệch giá trị siêu nhiên nơi tôn giáo. Tóm lại, chỉ khi nào, mỗi tập thể nói chung và cá nhân nói riêng, biết tin nhận vào Thiên Chúa là Tạo Hóa, sẵn sàng lắng nghe và vâng phục sứ điệp của Ngài, lúc đó người ta mới thấy được bổn phận làm lành lánh dữ và nhận ra được đâu là trách nhiệm của tôi trước tha nhân, cũng như sống theo tinh thần lương tâm, lẽ phải, sự thật và công lý đòi hỏi./.
Không có nhận xét nào: