TIN BUỒN
Được tin Thân phụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện KHXH VN):
Nhà báo, học giả, nhà hoạt động
NGUYỄN KIẾN GIANG
sinh ngày 22 tháng 1 năm 1931 tại Quảng Bình
đã từ trần hồi 09h00 ngày 2 tháng 12 năm 2013
(tức ngày 30 tháng 10 năm Quý Tỵ), hưởng thọ 83 tuổi.
***
Chúng tôi thành kính cầu nguyện anh linh Cụ Nguyễn Kiến Giang thanh thản về cõi vĩnh hằng. Và xin chia buồn sâu sắc cùng Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn và tang quyến.
Tiểu sử cụ Nguyễn Kiến Giang:
Sinh ngày 22-1-1931 tại Quảng Bình. Tham gia hoạt động Việt Minh ngay khi mới 14 tuổi.
1945-1955: công tác tại tỉnh Quảng Bình
1956-1961: công tác tại Nhà xuất bản Sự Thật và đã giữi chức Phó giám đốc
1962-1964: theo học trường Ðảng Cao cấp thuộc Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô
1964-1967: bị đưa đi «công tác thực tế» tại Quảng Bình và Thái Bình
1967-1973: bị giam giữ trong vụ “xét lại chống đảng”(không xét xử) cùng với Hoàng Minh Chính
1973-1976: bị quản chế tại huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú
Từ tháng 9-1976, sống tại Hà Nội, làm nghề dịch và viết sách báo
Sách đã viết
- Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1959)
- Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1961)
- Việt Nam khủng hoảng và lối ra
- Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang (Nxb. Trăm Hoa, 1993)
Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện:
- Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
- Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)
Ngoài ra ông còn ký tên dưới một số bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên,Lê Minh Tuệ...
(Tuễ Blog)
Xem thêm mục từ Nguyễn Kiến Giang trên Wikipedia.
BBC: Ông Nguyễn Kiến Giang qua đời
Nhà hoạt động chính trị Nguyễn Kiến Giang, người từng bị tù nhiều năm trong vụ án Xét lại chống Đảng những năm 1960, vừa qua đời ở tuổi 83.
Các nguồn tin cho hay ông Kiến Giang qua đời sáng sớm thứ Hai 2/12 sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
Sinh năm 1931 tại Quảng Bình, ông Nguyễn Kiến Giang là một trong những người tham gia Mặt trận Việt Minh từ rất sớm (năm 1945). Ông trở thành Việt Minh và Đảng viên Cộng sản ngay từ năm đó, tức là khi mới có 14 tuổi.
Năm 1947, khi mới 16 tuổi, ông Nguyễn Kiến Giang trở thành huyện ủy viên rồi tỉnh ủy viên ở Quảng Bình.
Ông tự nhận mình là một "nạn nhân của những cuộc khủng bố, đàn áp của thời kỳ cải cách ruộng đất" tiếp sau đó.
Năm 1956, ông Kiến Giang được chuyển về công tác ở Hà Nội. Ông từng giữ chức Phó Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đầu năm 1962 ông được cử sang Liên Xô học trường Đảng cao cấp.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông kể lại: "Sang bên đó thì học chưa xong (1964) thì có nghị quyết của Trung ương, gọi là Nghị quyết 9, chống chủ nghĩa Xét lại thì tất cả các anh em học trường Đảng bên đó đều bị điều về cả và sau đó không sang lại nữa. Khi tôi về nước, ít lâu sau thì bị đưa đi thực tế, nhưng thực ra đấy là một cách không cho mình làm việc gì cả".
Ông Nguyễn Kiến Giang bị tù 6 năm trong vụ án Xét lại Chống Đảng |
Nhà hoạt động chính trị Nguyễn Kiến Giang, người từng bị tù nhiều năm trong vụ án Xét lại chống Đảng những năm 1960, vừa qua đời ở tuổi 83.
Các nguồn tin cho hay ông Kiến Giang qua đời sáng sớm thứ Hai 2/12 sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
Sinh năm 1931 tại Quảng Bình, ông Nguyễn Kiến Giang là một trong những người tham gia Mặt trận Việt Minh từ rất sớm (năm 1945). Ông trở thành Việt Minh và Đảng viên Cộng sản ngay từ năm đó, tức là khi mới có 14 tuổi.
Năm 1947, khi mới 16 tuổi, ông Nguyễn Kiến Giang trở thành huyện ủy viên rồi tỉnh ủy viên ở Quảng Bình.
Ông tự nhận mình là một "nạn nhân của những cuộc khủng bố, đàn áp của thời kỳ cải cách ruộng đất" tiếp sau đó.
Năm 1956, ông Kiến Giang được chuyển về công tác ở Hà Nội. Ông từng giữ chức Phó Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đầu năm 1962 ông được cử sang Liên Xô học trường Đảng cao cấp.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông kể lại: "Sang bên đó thì học chưa xong (1964) thì có nghị quyết của Trung ương, gọi là Nghị quyết 9, chống chủ nghĩa Xét lại thì tất cả các anh em học trường Đảng bên đó đều bị điều về cả và sau đó không sang lại nữa. Khi tôi về nước, ít lâu sau thì bị đưa đi thực tế, nhưng thực ra đấy là một cách không cho mình làm việc gì cả".
'Xét lại chống Đảng'
Từ năm 1964-1967, ông Nguyễn Kiến Giang đã bị đưa đi “công tác thực tế” tại Quảng Bình và Thái Bình như một hình thức vô hiệu hóa.
Sau đó, năm 1967, nhóm cán bộ thân Liên Xô đồng loạt bị bắt trong vụ án Xét lại Chống Đảng, vốn được cho là để thanh trừng phe nhóm trong nội bộ Đảng CSVN.
Trong vụ này, mà theo một số đánh giá khoảng 300 người bị bắt, ông Kiến Giang bị tù giam 6 năm và quản chế 3 năm.
Nhắc lại vụ án, ông nói với BBC: "Theo tôi những đối xử với những người bị coi là Xét lại Chống Đảng là những đối xử quá tàn bạo".
"Cho đến bây giờ tôi cũng không biết là tôi có tội gì nữa, nghe người ta bảo là tôi phản động, tay sai nước ngoài, thì cũng nghe nói thế thôi, chứ còn trên thực tế từ giam ở xà lim mấy năm, và mấy năm quản chế, khoảng gần 10 năm khi tôi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân thì tôi cũng không biết là tôi có tội gì, cho tới nay cũng không ai nói với tôi là tôi có tội gì nữa."
Ra tù, ông tiếp tục làm công tác nghiên cứu và viết sách báo.
Ông được biết như một cây bút lý luận uyên bác và sắc sảo, với các bút hiệu như Lương Dân, Lê Diên, Lê Minh Tuệ.
Năm 1996, ông lại bị vướng vào vụ án tiết lộ bí mật nhà nước cùng hai ông Lê Hồng Hà và Hà Sĩ Phu. Ngày 22/8/1996, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xử ông Lê Hồng Hà 2 năm tù giam, ông Hà Sĩ Phu 1 năm tù giam và ông Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù treo.
Ông để lại nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị, như "Khủng hoảng và lối ra", "Thử dò tìm một cách tiếp cận mới đối với thế giới hiện đại", "Một quan niệm về hiện đại hóa ở Việt Nam", "Công bằng xã hội và kinh tế" và "Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam"...
Nguyễn Kiến Giang là một trong những người đầu tiên kiến nghị bỏ Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, mà cho tới nay vẫn được duy trì trong bản Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.
Trong phỏng vấn trước kia với BBC, ông nói: "Trong lĩnh vực tư tưởng nên có sự bao dung, đừng dùng những biện pháp đàn áp về luật pháp, chừng nào chưa có những biểu hiện phạm pháp, mới chỉ phát biểu ý kiến, phê phán ý kiến ông này ông kia, thì chuyện đó không có gì phải đàn áp cả."
Không có nhận xét nào: