Trịnh Hội: Tất nhiên tôi cũng biết có rất nhiều điều chúng ta cần làm. Và mỗi người cuối cùng đều phải quyết định điều gì cần phải làm ngay và điều gì có thể gác sang một bên đợi đến khi rảnh rỗi làm tiếp. Nhưng hôm nay tôi muốn nhắc đến một vấn đề - liên quan đến hai chữ Việt Nam – mà tôi nghĩ ai cũng cần phải làm ngay. Đặc biệt là đối với những người còn quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở trong nước và chúng ta có thể làm gì để cải thiện nó.
Đó là việc Việt Nam sẽ phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 28 tháng 1 năm 2014 sắp tới. Theo đúng tiến trình Universal Periodic Review (UPR) mỗi 4 năm mới có một lần như tôi đã trình bày trước đây.
Đây là một cơ hội hy hữu để các tiếng nói của công dân và các tổ chức xã hội dân sự được lắng nghe một cách chính thức và có hệ thống hẳn hoi ngay tại diễn đàn lớn nhất và có sự tham dự của tất cả các nước. Đặc biệt là phần trình bày của nước phải điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính họ cũng vừa mới được gia nhập: Việt Nam.
Đương nhiên vào ngày 28 tháng 1 đại diện cho Việt Nam sẽ thông cáo cho cả thế giới biết rằng chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích lẫy lừng về nhân quyền đến độ nào. Họ cũng sẽ cố chứng minh cho thấy trong 4 năm vừa qua chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục ủng hộ và bảo vệ quyền làm người của mọi công dân đến ngần nào. Và thế thì làm gì có cái gọi là tù nhân lương tâm Việt Nam!
Nhưng sự thật có phải vậy không?
Cả tôi và bạn thừa biết.
Đã đến lúc chúng ta không chỉ lên các báo, đài tiếng Việt, các trang mạng truyền thông xã hội để nói cho nhau nghe về những điều tàn tệ đang xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo Đinh Đăng Định đang bị ung thư nhưng vẫn phải ngồi tù vì tội “tuyên truyền”. Một Lê Quốc Quân và những tù nhân khác đang tiếp tục bị ngược đãi vì không được phép có luật sư đại diện làm kháng cáo mà phải tự biên, tự viết trong ngục tù trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị xử, theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự hiện hành.
Những sự thật hiển nhiên như vậy. Những điều luật mơ hồ, bất cập. Một hệ thống pháp lý từ trên xuống dưới phải phục tùng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả cần phải được trình bày cho cả thế giới nghe.
Một cách bài bản. Có hệ thống. Và hoàn toàn từ tốn.
Đã đến lúc chúng ta không thể và không chỉ nói cho nhau nghe. Để sau đó tất cả đều phải nhẫn nhịn, không dám lạm bàn.
Vì đây là một cơ hội hiếm có và cũng là điều mà ai cũng có thể làm được.
Đối với những anh em trong nước, các bạn có thể đích thân tìm đến các toà đại sứ ở Hà Nội để thông báo cho họ về điều này. Chưa hẳn ai cũng biết sáng ngày 28 tháng 1 sắp tới đây là phần điều trần của Việt Nam ở Geneve. Cũng chưa hẳn họ biết là chúng ta cần họ làm gì.
Đối với các cá nhân, hội đoàn ở hải ngoại, chúng ta nên phát động một phong trào vận động các nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, liên lạc, tiếp xúc với họ để nói lên, thứ nhất, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong 4 năm qua. Và thứ hai, quan trọng hơn, yêu cầu họ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam. Điều gì họ hứa họ sẽ làm và điều gì họ sẽ chối bỏ. Ít nhất ra thế giới cũng sẽ có cơ hội thấy được bộ mặt thật của nhà cầm quyền Hà Nội.
Nếu làm được như vậy tiếng nói của chúng ta, của những người đang thật sự quan tâm về tình trạng nhân quyền ở quê nhà, sẽ được đi xa hơn, được nhiều người nghe hơn và chắc chắn sẽ trở thành tiếng nói chính thức ngay tại buổi điều trần sáng ngày 28 tháng 1 năm 2014.
Riêng đối với VOICE và các tổ chức phi chính phủ đang cùng hợp tác, chúng tôi sẽ cùng đưa ra 4 Đề nghị (Recommendations) sau:
1 - Việt Nam huỷ bỏ những điều khoản mơ hồ và bất cập trong Bộ Luật Hình Sự theo đúng các quy ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia như điều khoản 79 (hoạt động lật đổ nhà nước), 88 (tuyên truyền chống phá chế độ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm tổn hại lợi ích nhà nước).
Đó là việc Việt Nam sẽ phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 28 tháng 1 năm 2014 sắp tới. Theo đúng tiến trình Universal Periodic Review (UPR) mỗi 4 năm mới có một lần như tôi đã trình bày trước đây.
Đây là một cơ hội hy hữu để các tiếng nói của công dân và các tổ chức xã hội dân sự được lắng nghe một cách chính thức và có hệ thống hẳn hoi ngay tại diễn đàn lớn nhất và có sự tham dự của tất cả các nước. Đặc biệt là phần trình bày của nước phải điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính họ cũng vừa mới được gia nhập: Việt Nam.
Đương nhiên vào ngày 28 tháng 1 đại diện cho Việt Nam sẽ thông cáo cho cả thế giới biết rằng chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích lẫy lừng về nhân quyền đến độ nào. Họ cũng sẽ cố chứng minh cho thấy trong 4 năm vừa qua chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục ủng hộ và bảo vệ quyền làm người của mọi công dân đến ngần nào. Và thế thì làm gì có cái gọi là tù nhân lương tâm Việt Nam!
Nhưng sự thật có phải vậy không?
Cả tôi và bạn thừa biết.
Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân. |
Những sự thật hiển nhiên như vậy. Những điều luật mơ hồ, bất cập. Một hệ thống pháp lý từ trên xuống dưới phải phục tùng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả cần phải được trình bày cho cả thế giới nghe.
Một cách bài bản. Có hệ thống. Và hoàn toàn từ tốn.
Đã đến lúc chúng ta không thể và không chỉ nói cho nhau nghe. Để sau đó tất cả đều phải nhẫn nhịn, không dám lạm bàn.
Vì đây là một cơ hội hiếm có và cũng là điều mà ai cũng có thể làm được.
Đối với những anh em trong nước, các bạn có thể đích thân tìm đến các toà đại sứ ở Hà Nội để thông báo cho họ về điều này. Chưa hẳn ai cũng biết sáng ngày 28 tháng 1 sắp tới đây là phần điều trần của Việt Nam ở Geneve. Cũng chưa hẳn họ biết là chúng ta cần họ làm gì.
Đối với các cá nhân, hội đoàn ở hải ngoại, chúng ta nên phát động một phong trào vận động các nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, liên lạc, tiếp xúc với họ để nói lên, thứ nhất, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong 4 năm qua. Và thứ hai, quan trọng hơn, yêu cầu họ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam. Điều gì họ hứa họ sẽ làm và điều gì họ sẽ chối bỏ. Ít nhất ra thế giới cũng sẽ có cơ hội thấy được bộ mặt thật của nhà cầm quyền Hà Nội.
Nếu làm được như vậy tiếng nói của chúng ta, của những người đang thật sự quan tâm về tình trạng nhân quyền ở quê nhà, sẽ được đi xa hơn, được nhiều người nghe hơn và chắc chắn sẽ trở thành tiếng nói chính thức ngay tại buổi điều trần sáng ngày 28 tháng 1 năm 2014.
Riêng đối với VOICE và các tổ chức phi chính phủ đang cùng hợp tác, chúng tôi sẽ cùng đưa ra 4 Đề nghị (Recommendations) sau:
1 - Việt Nam huỷ bỏ những điều khoản mơ hồ và bất cập trong Bộ Luật Hình Sự theo đúng các quy ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia như điều khoản 79 (hoạt động lật đổ nhà nước), 88 (tuyên truyền chống phá chế độ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm tổn hại lợi ích nhà nước).
2 - Việt Nam sửa đổi và ban hành luật công nhận quyền của tất cả mọi công dân được xét xử công bằng và được luật sư bảo vệ ngay từ lúc bị bắt cho đến khi hồ sơ kết thúc mà không cần phải xin phép bất kỳ một tổ chức hay toà án nào.
3 - Việt Nam tôn trọng và tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự theo như các biểu quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua mà Việt Nam giờ là thành viên.
4 - Việt Nam thực thi những cam kết mà chính họ đã hứa vào năm 2009 trong tiến trình UPR đầu tiên nhưng trong 4 năm vừa qua họ đã không thực hiện.Đọc đến Đề nghị 4 chắc có lẽ một số bạn sẽ ồ lên bảo: năm 2009 tụi nó cũng hứa đó mà có làm đâu. Vậy thì tiếp tục vận động để làm gì, mất cả công lẫn của?
Thưa bạn, nếu nghĩ như thế thì chúng ta sẽ không thể tranh đấu để thay đổi được bất kỳ điều gì trong xã hội. Chúng ta phải làm vì chúng ta không còn một sự lựa chọn nào khác. Thứ nhất, chúng ta phải nói thay cho những người không có tiếng nói hiện đang phải ngồi tù. Thứ hai, chúng ta phải nói để thế giới biết được sự thật về những gì đang xảy ra ở quê hương chúng ta. Và thứ ba chúng ta phải nói vì đó là điều cần phải làm.
We do it because it’s the right thing to do.
Thế không biết có ai muốn cùng tôi đi vận động không nhỉ?
Không có nhận xét nào: