Antonio Gramsci |
TS. Nguyễn Hưng Quốc: Muốn nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam, có một vấn đề cần phải giải quyết trước tiên: Phương pháp luận.
Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Malaysia(1), P. Ramasamy nêu lên một nhận xét đáng chú ý: Các quan điểm của các lý thuyết gia tự do, từ Locke đến Kant, Mill và Adam Smith, xem xã hội dân sự như một không gian riêng và độc lập với nhà nước và là một dấu chỉ của dân chủ dường như chỉ thích hợp với Tây phương. Rồi ông đề nghị: Với các nước Đông Nam Á, khung lý thuyết về xã hội dân sự của Antonio Gramsci có vẻ hữu ích hơn. Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Campuchia và Việt Nam, Ingrid Landau tán đồng quan điểm ấy.(2) Tôi cũng tán đồng. Nhưng xin nhấn mạnh: Tôi chỉ tán đồng việc sử dụng lý thuyết của Gramsci như một công cụ phân tích để nghiên cứu về bản chất của xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt, để hiểu quan niệm và từ đó, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam.
Gramsci, sinh năm 1891 tại Ý, là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực: ngôn ngữ học, văn học, xã hội học và chính trị học. Là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản tại Ý, ông bị nhà cầm quyền Mussolini bắt bỏ tù từ năm 1926 đến năm 1934. Ba năm sau ngày được tự do, ông mất lúc mới 46 tuổi. Trong thời gian ở tù (hơn tám năm), ông viết trên 30 cuốn sổ tay và 3000 trang sách về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và tư tưởng. Tất cả đều theo quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Gramsci chia xã hội thành hai lãnh vực: xã hội chính trị (political society, bao gồm chính phủ, cảnh sát, quân đội, hệ thống luật pháp…) và xã hội dân sự (civil society), bao gồm từ gia đình đến giáo dục, các tổ chức nghề nghiệp…). Gramsci, giống Marx, cho, một, hai lãnh vực này đều gắn liền với việc phân chia giai cấp và quan hệ sản xuất; hai, dưới chế độ tư bản, đều là công cụ của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, Gramsci có một số điểm khác với Marx. Trước hết, ông đi sâu hơn Marx trong việc phân tích bản chất chính trị của cái gọi là nhà nước tư bản. Gramsci cho nhà nước tư bản cai trị bằng cả lực lượng lẫn sự đồng thuận: xã hội chính trị là lãnh giới của lực lượng (cả quân sự, cảnh sát lẫn kinh tế) trong khi xã hội dân sự là lãnh giới của sự đồng thuận. Trong khi với Marx, việc giải quyết hai lãnh vực này của chế độ tư bản tương đối đơn giản: triệt tiêu; với Gramsci, sau khi nhà nước tư bản sụp đổ, xã hội dân sự vẫn tiếp tục là một trận địa, một vùng tranh chấp giữa các ý tưởng và lý tưởng khác nhau, mâu thuẫn với nhau, không ngừng xung đột với nhau. Đó cũng là nơi nhà nước phải chiến thắng để bảo vệ vai trò thống trị của mình. Nói cách khác, đó là nơi để nhà nước tuyên truyền và vận động quần chúng.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng Cộng sản khác hiểu rất rõ và áp dụng một cách rất triệt để các quan niệm của Gramsci.
Thứ nhất, trước thời đổi mới, họ hoàn toàn cấm đoán mọi hình thức xã hội dân sự. Trên hiến pháp, họ vẫn thừa nhận quyền lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của dân chúng, nhưng trên thực tế, họ không cho phép bất cứ một tổ chức nào được hoạt động mà không nằm dưới sự chỉ đạo cũng như quản lý của họ.
Thứ hai, họ tạo nên một thứ xã hội dân sự giả để, một, chứng tỏ với thế giới là họ có dân chủ; hai, để làm thành một vùng độn giữa nhà cầm quyền và dân chúng. Hình thức giả ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (3), bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:
Thứ ba, từ thời đổi mới, dưới áp lực từ cả quốc tế lẫn quốc nội, nhà cầm quyền Việt Nam phải ít nhiều mở cửa cho xã hội dân sự. Chỉ mở he hé ở hai khía cạnh: Một, cho phép một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đặt văn phòng tại Việt Nam (vừa để nhận tiền viện trợ vừa để ve vãn thế giới); hai, cho phép, một cách hạn chế, một số tổ chức vô thưởng vô phạt như các hội nuôi chim, chơi cá cảnh, các câu lạc bộ thơ văn của người già, hội doanh nhân, v.v. hoạt động. Kết quả là trong hơn hai thập niên vừa qua, số lượng các tổ chức phi lợi nhuận có vẻ như nở rộ ở Việt Nam. Năm 1990, số hội đoàn đăng ký ở cấp địa phương là trên 300, cấp quốc gia là 124; mười năm sau, vào năm 2000, thuộc loại trên là hơn 1400, loại dưới là hơn 200 (6). Tổ chức Asia Foundation ước tính ở thời điểm từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, ở Việt Nam có khoảng từ 1700 đến 2000 tổ chức xã hội dân sự (7). Tuy nhiên, dù nở rộ, những con số lớn lao ấy cũng không làm thay đổi diện mạo xã hội dân sự tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách để vô hiệu hóa các tổ chức phi chính phủ đang có mặt trong nước: Họ giới hạn chức năng của các tổ chức ấy vào việc hỗ trợ thay vì phê phán hay thách thức quyền lực của nhà nước (8). Về mặt tuyên truyền, với dân chúng Việt Nam, họ vẫn xem xã hội dân sự là một âm mưu “diễn tiến hoà bình” do các “thế lực thù địch ở nước ngoài” giật dây (9).
Hầu hết những người nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam đều đi đến kết luận giống nhau: Cái gọi là xã hội dân sự hiểu theo nghĩa một khu vực thứ ba, như một thiết chế chính thức, tồn tại một cách độc lập với cả thị trường lẫn nhà nước, được hình thành trên cơ sở sự tự nguyện, chưa thực sự hiện hữu tại Việt Nam.
Nguyễn Hưng Quốc
Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Malaysia(1), P. Ramasamy nêu lên một nhận xét đáng chú ý: Các quan điểm của các lý thuyết gia tự do, từ Locke đến Kant, Mill và Adam Smith, xem xã hội dân sự như một không gian riêng và độc lập với nhà nước và là một dấu chỉ của dân chủ dường như chỉ thích hợp với Tây phương. Rồi ông đề nghị: Với các nước Đông Nam Á, khung lý thuyết về xã hội dân sự của Antonio Gramsci có vẻ hữu ích hơn. Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Campuchia và Việt Nam, Ingrid Landau tán đồng quan điểm ấy.(2) Tôi cũng tán đồng. Nhưng xin nhấn mạnh: Tôi chỉ tán đồng việc sử dụng lý thuyết của Gramsci như một công cụ phân tích để nghiên cứu về bản chất của xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt, để hiểu quan niệm và từ đó, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam.
Gramsci, sinh năm 1891 tại Ý, là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực: ngôn ngữ học, văn học, xã hội học và chính trị học. Là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản tại Ý, ông bị nhà cầm quyền Mussolini bắt bỏ tù từ năm 1926 đến năm 1934. Ba năm sau ngày được tự do, ông mất lúc mới 46 tuổi. Trong thời gian ở tù (hơn tám năm), ông viết trên 30 cuốn sổ tay và 3000 trang sách về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và tư tưởng. Tất cả đều theo quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Gramsci chia xã hội thành hai lãnh vực: xã hội chính trị (political society, bao gồm chính phủ, cảnh sát, quân đội, hệ thống luật pháp…) và xã hội dân sự (civil society), bao gồm từ gia đình đến giáo dục, các tổ chức nghề nghiệp…). Gramsci, giống Marx, cho, một, hai lãnh vực này đều gắn liền với việc phân chia giai cấp và quan hệ sản xuất; hai, dưới chế độ tư bản, đều là công cụ của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, Gramsci có một số điểm khác với Marx. Trước hết, ông đi sâu hơn Marx trong việc phân tích bản chất chính trị của cái gọi là nhà nước tư bản. Gramsci cho nhà nước tư bản cai trị bằng cả lực lượng lẫn sự đồng thuận: xã hội chính trị là lãnh giới của lực lượng (cả quân sự, cảnh sát lẫn kinh tế) trong khi xã hội dân sự là lãnh giới của sự đồng thuận. Trong khi với Marx, việc giải quyết hai lãnh vực này của chế độ tư bản tương đối đơn giản: triệt tiêu; với Gramsci, sau khi nhà nước tư bản sụp đổ, xã hội dân sự vẫn tiếp tục là một trận địa, một vùng tranh chấp giữa các ý tưởng và lý tưởng khác nhau, mâu thuẫn với nhau, không ngừng xung đột với nhau. Đó cũng là nơi nhà nước phải chiến thắng để bảo vệ vai trò thống trị của mình. Nói cách khác, đó là nơi để nhà nước tuyên truyền và vận động quần chúng.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng Cộng sản khác hiểu rất rõ và áp dụng một cách rất triệt để các quan niệm của Gramsci.
Thứ nhất, trước thời đổi mới, họ hoàn toàn cấm đoán mọi hình thức xã hội dân sự. Trên hiến pháp, họ vẫn thừa nhận quyền lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của dân chúng, nhưng trên thực tế, họ không cho phép bất cứ một tổ chức nào được hoạt động mà không nằm dưới sự chỉ đạo cũng như quản lý của họ.
Thứ hai, họ tạo nên một thứ xã hội dân sự giả để, một, chứng tỏ với thế giới là họ có dân chủ; hai, để làm thành một vùng độn giữa nhà cầm quyền và dân chúng. Hình thức giả ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (3), bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quân đội nhân dân Việt Nam
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Hội nông dân Việt Nam
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Hội cựu chiến binh Việt Nam
- Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
- Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
- Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết hữu nghị Việt Nam
- Hội luật gia Việt Nam
- Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
- Hội nhà báo Việt Nam
- Hội chữ thập đỏ Việt Nam
- Tổng hội y dược học Việt Nam
- Hội Đông y Việt Nam
- Hội khoa học lịch sử Việt Nam
- Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam
- Hội người mù Việt Nam
- Hội làm vườn Việt Nam
- Hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt Nam
- Hội sinh vật cảnh Việt Nam
- Hội dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
- Hội người cao tuổi Việt Nam
- Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
- Hội khuyến học Việt Nam
- Hội châm cứu Việt Nam
- Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
- Phòng thương mại và công nghiệp
- Hội nạn nhân chất độc da cam – dioxin (4)
Thứ ba, từ thời đổi mới, dưới áp lực từ cả quốc tế lẫn quốc nội, nhà cầm quyền Việt Nam phải ít nhiều mở cửa cho xã hội dân sự. Chỉ mở he hé ở hai khía cạnh: Một, cho phép một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đặt văn phòng tại Việt Nam (vừa để nhận tiền viện trợ vừa để ve vãn thế giới); hai, cho phép, một cách hạn chế, một số tổ chức vô thưởng vô phạt như các hội nuôi chim, chơi cá cảnh, các câu lạc bộ thơ văn của người già, hội doanh nhân, v.v. hoạt động. Kết quả là trong hơn hai thập niên vừa qua, số lượng các tổ chức phi lợi nhuận có vẻ như nở rộ ở Việt Nam. Năm 1990, số hội đoàn đăng ký ở cấp địa phương là trên 300, cấp quốc gia là 124; mười năm sau, vào năm 2000, thuộc loại trên là hơn 1400, loại dưới là hơn 200 (6). Tổ chức Asia Foundation ước tính ở thời điểm từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, ở Việt Nam có khoảng từ 1700 đến 2000 tổ chức xã hội dân sự (7). Tuy nhiên, dù nở rộ, những con số lớn lao ấy cũng không làm thay đổi diện mạo xã hội dân sự tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách để vô hiệu hóa các tổ chức phi chính phủ đang có mặt trong nước: Họ giới hạn chức năng của các tổ chức ấy vào việc hỗ trợ thay vì phê phán hay thách thức quyền lực của nhà nước (8). Về mặt tuyên truyền, với dân chúng Việt Nam, họ vẫn xem xã hội dân sự là một âm mưu “diễn tiến hoà bình” do các “thế lực thù địch ở nước ngoài” giật dây (9).
Hầu hết những người nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam đều đi đến kết luận giống nhau: Cái gọi là xã hội dân sự hiểu theo nghĩa một khu vực thứ ba, như một thiết chế chính thức, tồn tại một cách độc lập với cả thị trường lẫn nhà nước, được hình thành trên cơ sở sự tự nguyện, chưa thực sự hiện hữu tại Việt Nam.
Nguyễn Hưng Quốc
Không có nhận xét nào: