Lê Anh Hùng VOA: - Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.
Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.
Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.
Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việt như sau:
Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.
Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.
Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.
Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.
Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận.
Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.
Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.
Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.
Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việt như sau:
Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.
Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.
Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.
Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.
Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận.
Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam.
Tỉnh lộ 64 nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị, khu vực dự án nằm song song và chỉ cách con đường này hơn 100m.
Bên phải là tỉnh lộ 64, cách bờ biển khoảng 1km, nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị; bên trái là đường đất đỏ dẫn xuống biển (đây là ranh giới phân chia đất canh tác của làng Phú Hội và làng Hà Tây, xã Triệu An).
Đường đất đỏ chạy từ tỉnh lộ 64 thẳng xuống biển. Bên trái con đường là đất đai canh tác của làng Phú Hội, bên phải là của làng Hà Tây (dự kiến thu hồi để giao cho Cty C.P. Việt Nam). Khu đất dự án nằm song song với tỉnh lộ 64 (cách mép đường đỏ vài chục mét)
Một ao nuôi tôm nằm sát bờ biển của bà con làng Hà Tây
Liệu có nhất thiết phải thu hồi những thửa ruộng phì nhiêu ngay sát một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như Cửa Việt cho một công ty của Trung Quốc hay không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những hệ luỵ kinh tế - xã hội và đặc biệt là an ninh quốc phòng từ quyết định khó hiểu này?
Dự án này rất có thể lại là “tác phẩm” do Phó Thủ tướng Tàu “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, giống như việc ông ta đã “dâng” đến 90% các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia cho nhà thầu Trung Quốc, quê hương của ông ta, “dâng” phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam và ngành điện Việt Nam cho Trung Quốc, âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, hay mở đường cho người Trung Quốc chiếm lĩnh cả vùng g Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Xin lưu ý là lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, kể cả lực lượng công an ở đây, phần lớn là tay chân thân tín của PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Đó là lý do vì sao vợ chồng tác giả bài viết (Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh, những người đang tố cáo ngài PTT Tàu này về những tội ác khủng khiếp như gián điệp, buôn bán ma tuý và giết người suốt mấy năm nay) thường xuyên bị công an và côn đồ ở đây khủng bố, bắt cóc, cướp bóc, hành hung, triệt đường sống.
Lê Anh Hùng (VOA)
Không có nhận xét nào: