Ông Đặng Xương Hùng nói ông đã theo Đảng Cộng sản 30 năm |
BBC - 10.2.2014: Cựu lãnh
sự Việt Nam ở Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng, nói với BBC có nhiều yếu tố
khác nhau khiến ông rời bỏ Đảng Cộng sản và xin tị nạn chính trị ở Thụy
Sỹ.
Ông nói ông đã có 30 năm theo Đảng Cộng sản và đã phải quyết định "đi nốt con đường còn lại hoặc tỏ thái độ".
Một trong những lý do khiến ông rời bỏ Đảng là những thay đổi mà ông và nhiều người mong đợi đã không đến trong lần sửa đổi Hiến Pháp vừa qua.
Ông nói ông đã có 30 năm theo Đảng Cộng sản và đã phải quyết định "đi nốt con đường còn lại hoặc tỏ thái độ".
Một trong những lý do khiến ông rời bỏ Đảng là những thay đổi mà ông và nhiều người mong đợi đã không đến trong lần sửa đổi Hiến Pháp vừa qua.
"Cái thay đổi đó nó phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nó phù hợp với yêu cầu của cả dân tộc, nó phù hợp với xu thế chung của cả thế giới hiện nay, ông Hùng nói.
Cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva, ông Đặng Xương Hùng, giải thích lý do ông xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ.
"Ta đã sang đến thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn Chủ nghĩa Mác Lê-nin, vẫn còn tương tự như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba thì ra nước ngoài thật ngượng."
Khi được hỏi về lý do chính khiến ông có quyết định "tỏ thái độ" khi đã ngoài 50 và có nhiều năm làm việc trong ngành ngoại giao và liên quan những đồn đoán về những lý do cá nhân như vợ và con ông đã đang ở Thụy Sỹ, ông nói:
"Thật ra tôi không loại bỏ bất cứ yếu tố nào cả.
"Bởi vì từ bỏ những yếu tổ đó là từ bỏ những sự thúc đẩy của quyết định của mình bởi vì quyết định của mình là sự giằng xé rất nhiều những yếu tố khác nhau, từ yếu tố quan điểm chính trị của mình cho đến yếu tố giàn xếp vấn đề gia đình, cho đến những yếu tố giằng xé quan hệ bạn bè rồi những yếu tố về đồng nghiệp, sự quan hệ với nhau bởi vì sự ra đi của mình có thể làm cho một số người rất khó xử.
"Tôi có thuận lợi hơn là tôi có vợ con ở bên này và cái đó là yếu tố thuận lợi hơn so với người khác để mình dễ vượt qua, dễ tỏ thái độ của mình."
Ông Hùng nói vợ ông và hai con sống và học tập ở Thụy Sỹ từ năm 2000 khi ông tới làm việc ở Bỉ lúc con trai ông mới chín tuổi và con gái ba tuổi.
Cựu lãnh sự nói thêm người thân của ông ở Việt Nam rất lo lắng và khuyên ông không nên nói thêm nữa trong khi "nhiều bạn bè im lặng và không có trao đổi tiếp tục nữa."
Ngoại giao 'kênh' với công an
Đề cập tới phiên điều trần nhân quyền hôm 5/2 của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Hùng đánh giá Hà Nội đã có tiến bộ khi cả Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Đại sứ Nguyễn Trung Thành đều khẳng định phiên kiểm điểm nhân quyền vừa qua là trao đổi "hai chiều" và Việt Nam cũng cần "lắng nghe" ý kiến của các nước khác.
Nhưng ông nói ở Việt Nam có sự "kênh nhau giữa các bộ ngành" trong cách ứng xử về nhân quyền.
"Bộ Ngoại giao trong chừng mực nhất định họ cũng rất quan tâm đến nhân quyền cho người dân và người ta cũng rất quan tâm đến lo ngại của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền trong nước," ông Hùng nói.
"Tuy nhiên sự mong muốn đó của Bộ Ngoại giao không hẳn gặp phải sự đồng tình của các bộ khác, thí dụ Bộ Công an, Quốc phòng ... đều có những mục tiêu khác."
Cựu lãnh sự nói đối với một số chính trị gia Việt Nam "sự tồn vong" của Đảng được ưu tiên hơn "hòa nhập quốc tế" và ưu tiên này được đẩy lên cao trong thời gian gần đây.
Theo ông, Bộ Ngoại giao đã có những can thiệp để không xảy ra những vi phạm nhân quyền, những vụ bắt bớ mỗi khi Việt Nam cần có quan hệ tốt với các nước, nhất là Hoa Kỳ nhưng Bộ Công an có thể không nghe theo vì những lý do của riêng họ.
"Các bộ không bị ảnh hưởng về lợi ích mà chỉ có nhân dân là người được đưa ra làm vật bố thí cho căng thẳng giữa bộ này với bộ kia," ông Hùng nói.
Khi được hỏi về sự chi phối của Bộ Công an với những người công tác ở nước ngoài như trong thời gian ông làm lãnh sự ở Thụy Sỹ từ năm 2008-2012, ông Hùng nói tầm ảnh hưởng của công an Việt Nam không lớn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Ông nói vai trò của công an ở các cơ quan ngoại giao chủ yếu là quản lý xuất nhập cảnh các đối tượng mà Việt Nam "không thích".
Ông dẫn ra trường hợp một linh mục 85 tuổi từng phục vụ trong chế độ cũ muốn từ Thụy Sỹ về Việt Nam sinh sống nhưng không thể nhập cảnh dù đã được cấp visa.
Tuy nhiên ông cũng nói ông đã can thiệp để tên của linh mục được đưa ra khỏi danh sách cấm nhập cảnh do hoàn cảnh đã thay đổi.
Ông Hùng nói với BBC ông hy vọng Thụy Sỹ sẽ chấp nhận đơn xin tị nạn của ông trên tinh thần tôn trọng nhân quyền.
Đề cập tới phiên điều trần nhân quyền hôm 5/2 của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Hùng đánh giá Hà Nội đã có tiến bộ khi cả Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Đại sứ Nguyễn Trung Thành đều khẳng định phiên kiểm điểm nhân quyền vừa qua là trao đổi "hai chiều" và Việt Nam cũng cần "lắng nghe" ý kiến của các nước khác.
Nhưng ông nói ở Việt Nam có sự "kênh nhau giữa các bộ ngành" trong cách ứng xử về nhân quyền.
"Bộ Ngoại giao trong chừng mực nhất định họ cũng rất quan tâm đến nhân quyền cho người dân và người ta cũng rất quan tâm đến lo ngại của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền trong nước," ông Hùng nói.
"Tuy nhiên sự mong muốn đó của Bộ Ngoại giao không hẳn gặp phải sự đồng tình của các bộ khác, thí dụ Bộ Công an, Quốc phòng ... đều có những mục tiêu khác."
Cựu lãnh sự nói đối với một số chính trị gia Việt Nam "sự tồn vong" của Đảng được ưu tiên hơn "hòa nhập quốc tế" và ưu tiên này được đẩy lên cao trong thời gian gần đây.
Theo ông, Bộ Ngoại giao đã có những can thiệp để không xảy ra những vi phạm nhân quyền, những vụ bắt bớ mỗi khi Việt Nam cần có quan hệ tốt với các nước, nhất là Hoa Kỳ nhưng Bộ Công an có thể không nghe theo vì những lý do của riêng họ.
"Các bộ không bị ảnh hưởng về lợi ích mà chỉ có nhân dân là người được đưa ra làm vật bố thí cho căng thẳng giữa bộ này với bộ kia," ông Hùng nói.
Khi được hỏi về sự chi phối của Bộ Công an với những người công tác ở nước ngoài như trong thời gian ông làm lãnh sự ở Thụy Sỹ từ năm 2008-2012, ông Hùng nói tầm ảnh hưởng của công an Việt Nam không lớn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Ông nói vai trò của công an ở các cơ quan ngoại giao chủ yếu là quản lý xuất nhập cảnh các đối tượng mà Việt Nam "không thích".
Ông dẫn ra trường hợp một linh mục 85 tuổi từng phục vụ trong chế độ cũ muốn từ Thụy Sỹ về Việt Nam sinh sống nhưng không thể nhập cảnh dù đã được cấp visa.
Tuy nhiên ông cũng nói ông đã can thiệp để tên của linh mục được đưa ra khỏi danh sách cấm nhập cảnh do hoàn cảnh đã thay đổi.
Ông Hùng nói với BBC ông hy vọng Thụy Sỹ sẽ chấp nhận đơn xin tị nạn của ông trên tinh thần tôn trọng nhân quyền.
Không có nhận xét nào: