Thanh Quang, RFA - 10.2.2014:
Hôm mùng 5 tháng Hai vừa rồi, theo mô tả của blogger Lâm Bình Duy Nhiên, khung trời bao phủ Trụ sở LHQ ở TP Genève hiền hòa bên hồ Leman thơ mộng bỗng mưa rơi nặng hạt tầm tã suốt buổi chiều, khi bên ngòai Trụ Sở Quốc Tế này hiện diện đông đảo các phái đoàn người Việt từ nhiều nước trên thế giới đến, trương cờ vàng, hô to những khẩu hiệu như “VN, VN tự do, dân chủ”, “Hòang Sa, Trường Sa – VN”…cùng những cuộc vận động trước đó của họ tố giác với các tổ chức nhân quyền, phi chính phủ và những nhà lập pháp nước ngòai về thực trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ trong nước, thì bên trong Trụ sở LHQ hôm ấy – nói theo lời Shawn W. Crispin, đại diện của Ủy ban Bảo vệ Ký Giả CPJ, phái đoàn Hà Nội đang ra sức củng cố “thế thủ ngọai giao”, và, cũng giống như lần điều trần trước hồi năm 2009, các viên chức VN lần này lại ra sức “đánh lạc hướng (thế giới) về những hành động đàn áp” tiếp diễn của họ.
Tại buổi điều trần, các quan chức Hà Nội, do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu, đã “thao thao bất tuyệt” về “thành tích nhân quyền VN” mà họ cho là không ngừng cải thiện và nâng cao; đồng thời, VN “ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện tư pháp, bảo vệ quyền làm người, xây dựng nhà nước pháp quyền; Ông Hà Kim Ngọc nhân tiện khẳng định rằng VN đã đáp ứng 80% trong số 123 khuyến nghị mà các nước đề ra cho Hà Nội trong lần điều trần của VN năm 2009…
Ngọai trừ các nước “gà nhà” như TQ, Cuba đã “chúc mừng thành quả nhân quyền VN” hay “ tấm gương tươi sáng VN”, trong khi nhiều nước Á Châu, nhất là các nước ASEAN, bày tỏ “tình đoàn kết” với VN, còn thì đại đa số trong 107 quốc gia, từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điện, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Đan Mạch, Bỉ cho tới Hungarie, Serbia và cả Bra-xil khuyến nghị VN phải tôn trọng nhân quyền, những quyền tự do căn bản của người dân, bãi bỏ những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, chấm dứt hành động sách nhiễu, bắt giam một cách tùy tiện nhất là những nhà bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền của những người đang bị giam giữ, công khai số trại giam, bãi bỏ án tử hình, bảo đảm tính độc lập của tòa án…; tuân thủ các Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, khẩn trương phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn; cho các đặc sứ LHQ tới VN tìm hiểu sự thật…Riêng Hoa Kỳ có yêu cầu thêm là VN phải trả tự do ngay tức khắc cho các tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Trần Hùynh Duy Thức.
Theo giới bloggers thì trước những chất vấn của các nước xoay quanh những vấn đề vừa nói, các quan chức CSVN “trả lời như con vẹt”. Theo blogger Trịnh Hội thì “Thiệt là lạ” khi đại diện các bộ VN tham dự buổi điều trần, từ Tư Pháp, Công An cho tới Thông tin-Truyền thông, Kế hoạch-Đầu tư, “ chắc (họ) toàn là superman và superwoman (tức là siêu nhân hay sao) mà biết trước các nước hỏi gì, vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vài phút để trả lời”.
Nhưng, theo LS Trịnh Hội, chỉ tiếc là những câu trả lời tràng giang đại hải ấy “chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi cả!” vì “người ta hỏi một đàng, các đại diện nhà cầm quyền VN trả lời một nẻo”, “trả lời như con vẹt, chỉ biết cầm giấy đọc thôi” làm LS Trịnh Hội “cảm thấy xấu mặt vì tôi cũng là người VN!”.
Vấn đề là, sau khi chấp nhận cũng như đưa ra nhiều hứa hẹn về các khuyến nghị này, liệu Hà Nội có thực hiện lời hứa không ? Hay vẫn chỉ hứa suông như cách nay 4 năm như trong lần điều trần trước khiến tình hình nhân quyền ở VN hiện sa sút trầm trọng ?
Tại buổi điều trần, các quan chức Hà Nội, do Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu, đã “thao thao bất tuyệt” về “thành tích nhân quyền VN” mà họ cho là không ngừng cải thiện và nâng cao; đồng thời, VN “ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện tư pháp, bảo vệ quyền làm người, xây dựng nhà nước pháp quyền; Ông Hà Kim Ngọc nhân tiện khẳng định rằng VN đã đáp ứng 80% trong số 123 khuyến nghị mà các nước đề ra cho Hà Nội trong lần điều trần của VN năm 2009…
Ngọai trừ các nước “gà nhà” như TQ, Cuba đã “chúc mừng thành quả nhân quyền VN” hay “ tấm gương tươi sáng VN”, trong khi nhiều nước Á Châu, nhất là các nước ASEAN, bày tỏ “tình đoàn kết” với VN, còn thì đại đa số trong 107 quốc gia, từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điện, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Đan Mạch, Bỉ cho tới Hungarie, Serbia và cả Bra-xil khuyến nghị VN phải tôn trọng nhân quyền, những quyền tự do căn bản của người dân, bãi bỏ những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, chấm dứt hành động sách nhiễu, bắt giam một cách tùy tiện nhất là những nhà bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền của những người đang bị giam giữ, công khai số trại giam, bãi bỏ án tử hình, bảo đảm tính độc lập của tòa án…; tuân thủ các Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, khẩn trương phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn; cho các đặc sứ LHQ tới VN tìm hiểu sự thật…Riêng Hoa Kỳ có yêu cầu thêm là VN phải trả tự do ngay tức khắc cho các tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Trần Hùynh Duy Thức.
Theo giới bloggers thì trước những chất vấn của các nước xoay quanh những vấn đề vừa nói, các quan chức CSVN “trả lời như con vẹt”. Theo blogger Trịnh Hội thì “Thiệt là lạ” khi đại diện các bộ VN tham dự buổi điều trần, từ Tư Pháp, Công An cho tới Thông tin-Truyền thông, Kế hoạch-Đầu tư, “ chắc (họ) toàn là superman và superwoman (tức là siêu nhân hay sao) mà biết trước các nước hỏi gì, vì ngay sau khi có câu hỏi là họ đã soạn sẵn ngay vài trang giấy chỉ trong vài phút để trả lời”.
Nhưng, theo LS Trịnh Hội, chỉ tiếc là những câu trả lời tràng giang đại hải ấy “chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi cả!” vì “người ta hỏi một đàng, các đại diện nhà cầm quyền VN trả lời một nẻo”, “trả lời như con vẹt, chỉ biết cầm giấy đọc thôi” làm LS Trịnh Hội “cảm thấy xấu mặt vì tôi cũng là người VN!”.
Vấn đề là, sau khi chấp nhận cũng như đưa ra nhiều hứa hẹn về các khuyến nghị này, liệu Hà Nội có thực hiện lời hứa không ? Hay vẫn chỉ hứa suông như cách nay 4 năm như trong lần điều trần trước khiến tình hình nhân quyền ở VN hiện sa sút trầm trọng ?
Nhân quyền sa sút
Nhắc tới nhân quyền VN, người ta vẫn chưa quên ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực Á châu-TBD của Human Rights Watch họp báo ở Bangkok hôm 20 tháng Giêng vừa rồi để công bố bản phúc trình 2014 của tổ chức này, với nội dung là tình hình nhân quyền VN sa sút trầm trọng trong năm 2013 khi Hà Nội tiếp tục duy trì thể chế độc quyền độc đảng, mạnh mẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, bỏ tù họ qua tòa án thiếu độc lập, số tù nhân chính trị tại VN gia tăng đáng ngại, và bản Hiến pháp mới của VN chỉ nhằm duy trì quyền lực đảng. Tại cuộc họp báo, ông Phil Robertson lưu ý:
Chúng tôi thấy tình hình VN thụt lui về mặt nhân quyền. Hiện giờ, chúng tôi ước tính VN đang giam giữ từ 150 tới 200 người chỉ vì họ thực hiện những nhân quyền căn bản; họ là những tù nhân chính trị.
Cách nay chưa lâu, một bài báo của tờ Washington Post với tựa đề tạm hiểu “ Đừng cho những nước vi phạm nhân quyền vào Hội đồng LHQ” (Keep the human rights abusers off U.N. council), nêu lên nghi vấn rằng tại sao lại ban bố tư cách thành viên nhân quyền cho những nước trắng trợn vi phạm nguyên tắc nhân quyền căn bản ? Và trong số những nước vi phạm nhân quyền mà bài báo đề cập tới, có VN, vốn trong thời gian qua đã liên tục đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền cùng các nhà dân chủ, tôn giáo, bloggers bất đồng chính kiến.
Tại buổi hội thảo chủ đề “Trách nhiệm của VN trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ” diễn ra ngay trước khi phái đoàn VN điều trần ở Genève, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch, ông Leon Saltiel, kêu gọi các thành viên LHQ hãy “loại VN khỏi Hội đồng Nhân quyền”, cũng giống như từng loại Lybia trước đây, vì theo ông, “VN tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà nhằm bảo vệ họ cùng những nước thân hữu khỏi bị chỉ trích”.
Qua bài “ Sắp được làm chủ rồi ! Ới 90 triệu dân ta ơi !”, blogger Tô Hải lên tiếng:
Một phái đoàn đại diện cho cái bộ máy khổng lồ diệt hết kẻ thù của giai cấp cầm quyền, bỏ tù hết những ai không chịu có chung một ý nghĩ “dạ! thưa các ông muôn năm đúng!” vừa có những lời tuyên bố cực kỳ hay ho trước toàn thể loài người tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Mặc cho khắp nơi, khắp chốn đều vang lên lời mỉa mai, chửi bới và gán cho (họ) đủ mọi thứ tội bẩn thỉu nhất trên đời, như: Một “chính phủ nói dối như hát hay”, “lấy lừa bịp là quốc sách” hoặc “chính phủ VN nói có thành không, nói không thành có”; Mặc cho những lời chất vấn cụ thể về những hành động vi phạm nhân quyền, với những tên tuổi luật sư, nhà văn nhà báo, trí thức cụ thể …; Mặc cho nỗi nhục bị hơn 10 đạị biểu các nước kết tội xâm phạm nhân quyền, và nhục nhất là: bị đại biểu Myanmar, nổi tiếng về quân phiệt một thời, chất vấn và khuyên nhủ nên thực thi nhân quyền ở ngay cái xứ mà ông thủ tướng (Nguyễn Tấn dũng) đã từng khuyên họ nên mở rộng dân chủ ….Mấy con vẹt được bơm cho nói trước cả tỷ người trên thế giới đấy có biết không?
Nhắc lại lời trưởng đoàn VN là thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc tại phiên họp UPR vừa nói rằng “ chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền…Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình…Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác….”, blogger Phạm Thanh Nghiên nêu lên câu hỏi rằng “Đối thọai với ai ?”, và khẳng định:
Tôi, nhân danh một công dân Việt Nam chỉ xin phản hồi về hai chữ “đối thoại” mà ông Hà Kim Ngọc nhân danh Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố “sẵn sàng” và “cam kết” trước cộng đồng Quốc tế…Khoan nói tới sự “đối thoại” của Nhà nước CHXHCNVN với “các nước khác”. Hãy đi vào thực chất. Có hay không sự đối thoại về Nhân quyền của nhà nước với chính những công dân Việt Nam ngay trong phạm vi đất nước này? Xin trả lời ngay là: KHÔNG. Nói chính xác hơn, nhà nước chưa bao giờ dám đối mặt một cuộc đối thoại thẳng thắn, sòng phẳng với những cá nhân, những nhóm dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam…Đã không chấp nhận đối thoại với dân chúng của chính nước mình thì liệu có tư cách để đối thoại với các nước khác không? Chưa kể các cuộc được gọi là đối thoại (với các nước khác) đều được dập khuôn gần như giống nhau, bằng các văn bản được soạn sẵn lôi trong túi ra đọc, khỏi cần biết câu hỏi chất vấn là gì.
Nhắc tới nhân quyền VN, người ta vẫn chưa quên ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực Á châu-TBD của Human Rights Watch họp báo ở Bangkok hôm 20 tháng Giêng vừa rồi để công bố bản phúc trình 2014 của tổ chức này, với nội dung là tình hình nhân quyền VN sa sút trầm trọng trong năm 2013 khi Hà Nội tiếp tục duy trì thể chế độc quyền độc đảng, mạnh mẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, bỏ tù họ qua tòa án thiếu độc lập, số tù nhân chính trị tại VN gia tăng đáng ngại, và bản Hiến pháp mới của VN chỉ nhằm duy trì quyền lực đảng. Tại cuộc họp báo, ông Phil Robertson lưu ý:
Chúng tôi thấy tình hình VN thụt lui về mặt nhân quyền. Hiện giờ, chúng tôi ước tính VN đang giam giữ từ 150 tới 200 người chỉ vì họ thực hiện những nhân quyền căn bản; họ là những tù nhân chính trị.
Cách nay chưa lâu, một bài báo của tờ Washington Post với tựa đề tạm hiểu “ Đừng cho những nước vi phạm nhân quyền vào Hội đồng LHQ” (Keep the human rights abusers off U.N. council), nêu lên nghi vấn rằng tại sao lại ban bố tư cách thành viên nhân quyền cho những nước trắng trợn vi phạm nguyên tắc nhân quyền căn bản ? Và trong số những nước vi phạm nhân quyền mà bài báo đề cập tới, có VN, vốn trong thời gian qua đã liên tục đàn áp những người đấu tranh cho nhân quyền cùng các nhà dân chủ, tôn giáo, bloggers bất đồng chính kiến.
Tại buổi hội thảo chủ đề “Trách nhiệm của VN trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ” diễn ra ngay trước khi phái đoàn VN điều trần ở Genève, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch, ông Leon Saltiel, kêu gọi các thành viên LHQ hãy “loại VN khỏi Hội đồng Nhân quyền”, cũng giống như từng loại Lybia trước đây, vì theo ông, “VN tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà nhằm bảo vệ họ cùng những nước thân hữu khỏi bị chỉ trích”.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đang chăm chú đọc báo cáo. Courtesy of nguyentandung.org |
Qua bài “ Sắp được làm chủ rồi ! Ới 90 triệu dân ta ơi !”, blogger Tô Hải lên tiếng:
Một phái đoàn đại diện cho cái bộ máy khổng lồ diệt hết kẻ thù của giai cấp cầm quyền, bỏ tù hết những ai không chịu có chung một ý nghĩ “dạ! thưa các ông muôn năm đúng!” vừa có những lời tuyên bố cực kỳ hay ho trước toàn thể loài người tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Mặc cho khắp nơi, khắp chốn đều vang lên lời mỉa mai, chửi bới và gán cho (họ) đủ mọi thứ tội bẩn thỉu nhất trên đời, như: Một “chính phủ nói dối như hát hay”, “lấy lừa bịp là quốc sách” hoặc “chính phủ VN nói có thành không, nói không thành có”; Mặc cho những lời chất vấn cụ thể về những hành động vi phạm nhân quyền, với những tên tuổi luật sư, nhà văn nhà báo, trí thức cụ thể …; Mặc cho nỗi nhục bị hơn 10 đạị biểu các nước kết tội xâm phạm nhân quyền, và nhục nhất là: bị đại biểu Myanmar, nổi tiếng về quân phiệt một thời, chất vấn và khuyên nhủ nên thực thi nhân quyền ở ngay cái xứ mà ông thủ tướng (Nguyễn Tấn dũng) đã từng khuyên họ nên mở rộng dân chủ ….Mấy con vẹt được bơm cho nói trước cả tỷ người trên thế giới đấy có biết không?
Nhắc lại lời trưởng đoàn VN là thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc tại phiên họp UPR vừa nói rằng “ chúng tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường đối thoại để thúc đẩy nhân quyền…Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình…Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác….”, blogger Phạm Thanh Nghiên nêu lên câu hỏi rằng “Đối thọai với ai ?”, và khẳng định:
Tôi, nhân danh một công dân Việt Nam chỉ xin phản hồi về hai chữ “đối thoại” mà ông Hà Kim Ngọc nhân danh Nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố “sẵn sàng” và “cam kết” trước cộng đồng Quốc tế…Khoan nói tới sự “đối thoại” của Nhà nước CHXHCNVN với “các nước khác”. Hãy đi vào thực chất. Có hay không sự đối thoại về Nhân quyền của nhà nước với chính những công dân Việt Nam ngay trong phạm vi đất nước này? Xin trả lời ngay là: KHÔNG. Nói chính xác hơn, nhà nước chưa bao giờ dám đối mặt một cuộc đối thoại thẳng thắn, sòng phẳng với những cá nhân, những nhóm dân sự độc lập vận động cho Nhân quyền Việt Nam…Đã không chấp nhận đối thoại với dân chúng của chính nước mình thì liệu có tư cách để đối thoại với các nước khác không? Chưa kể các cuộc được gọi là đối thoại (với các nước khác) đều được dập khuôn gần như giống nhau, bằng các văn bản được soạn sẵn lôi trong túi ra đọc, khỏi cần biết câu hỏi chất vấn là gì.
Ai sẽ thay đổi vận mệnh đất nước?
Vào khi “nhân quyền” và “quyền bày tỏ cảm tưởng” được nhắc đến nhiều nhất qua những câu chất vấn của các nước dành cho VN tại phiên điều trần UPR này, blogger Mẹ Nấm “không giấu được niềm vui vì thế giới đã nghe chúng tôi – những bloggers VN bị giới hạn quyền tự do bày tỏ của mình”.
Qua bài “Từ Tuyên bố 258 đến UPR hôm nay”, blogger Mẹ Nấm kể lại rằng sự việc bắt đầu từ hơn 100 bloggers với Tuyên bố 258 được trao tận tay cho nhiều tổ chức NGOs cũng như qua nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và trình bày với các đại sứ, lãnh sự quán nước ngòai, cho tới những đề nghị của các nước như Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Hy Lạp, Úc, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan về việc cải thiện quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ cảm tưởng, thì hôm nay, việc giới cầm quyền VN bắt giữ bloggers - những người bày tỏ ý kiến thông qua mạng Internet, thêm một lần nữa, được nêu ra rõ ràng trước thế giới.
Tôi nghĩ về anh Điếu Cày, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trương Duy Nhất... và nhiều người khác nữa. Họ là những viên gạch lót đường, là động lực để tôi và nhiều người khác lên tiếng trong Tuyên bố 258, là động lực để chúng tôi cố gắng chứng minh cho thế giới thấy: ở Việt Nam, nhân quyền là một khái niệm được diễn giải riêng biệt với lý do “an ninh quốc gia” để chặn đứng những ý kiến trái chiều không được kiểm duyệt bởi Ban Tuyên giáo. Và hôm nay, trong phiên UPR này, ít nhất có nhiều người ở khắp nơi trên thế giới thấy rằng một khi đã tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhất định Việt Nam phải thực hiện các cam kết của mình để phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của thế giới. Những cam kết ấy có được thực hiện hay không, không còn phụ thuộc vào các báo cáo trả lời được soạn sẵn để các cán bộ ngoại giao đọc như phát biểu trước Quốc hội nữa, mà nó sẽ được chứng minh bằng chính sự tự do của mỗi công dân Việt Nam.
Qua bài “Genève và niềm tin vào ngày mai”, blogger Lâm Bình Duy Nhiên khẳng định rằng khó có một lập luận thỏa đáng nào có thể biện minh cho một chính phủ độc tài đã và đang chà đạp lên những quyền căn bản của người dân. Theo tác giả thì đảng cộng sản từ nhiều thập niên nay hầu như không có cải cách chính trị nào - vẫn một cơ chế lỗi thời, độc đóan, chỉ biết bảo vệ quyền lợi cùng sự tồn tại của đảng, của bộ máy cầm quyền, và bỏ mặc những yêu cầu cấp bách của dân tộc: Đó là tự do, dân chủ và quyền làm người. Tác giả nhấn mạnh rằng “Cái cốt lõi của vấn đề vẫn là quyền con người trong một chế độ cộng sản và cái quyền đó vẫn đang bị xâm phạm hàng ngày bởi một bộ máy công an hung tợn, sẵn sàng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến”. Và blogger Lâm Bình Duy Nhiên khẳng định “Hơn ai hết, chỉ có chúng ta, những người Việt mang trong mình dòng máu của một dân tộc can đảm và bất khuất, mới có thể làm thay đổi vận mệnh của đất nước Việt Nam mà thôi”.
Vào khi “nhân quyền” và “quyền bày tỏ cảm tưởng” được nhắc đến nhiều nhất qua những câu chất vấn của các nước dành cho VN tại phiên điều trần UPR này, blogger Mẹ Nấm “không giấu được niềm vui vì thế giới đã nghe chúng tôi – những bloggers VN bị giới hạn quyền tự do bày tỏ của mình”.
Qua bài “Từ Tuyên bố 258 đến UPR hôm nay”, blogger Mẹ Nấm kể lại rằng sự việc bắt đầu từ hơn 100 bloggers với Tuyên bố 258 được trao tận tay cho nhiều tổ chức NGOs cũng như qua nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và trình bày với các đại sứ, lãnh sự quán nước ngòai, cho tới những đề nghị của các nước như Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Hy Lạp, Úc, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan về việc cải thiện quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ cảm tưởng, thì hôm nay, việc giới cầm quyền VN bắt giữ bloggers - những người bày tỏ ý kiến thông qua mạng Internet, thêm một lần nữa, được nêu ra rõ ràng trước thế giới.
Tôi nghĩ về anh Điếu Cày, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Trương Duy Nhất... và nhiều người khác nữa. Họ là những viên gạch lót đường, là động lực để tôi và nhiều người khác lên tiếng trong Tuyên bố 258, là động lực để chúng tôi cố gắng chứng minh cho thế giới thấy: ở Việt Nam, nhân quyền là một khái niệm được diễn giải riêng biệt với lý do “an ninh quốc gia” để chặn đứng những ý kiến trái chiều không được kiểm duyệt bởi Ban Tuyên giáo. Và hôm nay, trong phiên UPR này, ít nhất có nhiều người ở khắp nơi trên thế giới thấy rằng một khi đã tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhất định Việt Nam phải thực hiện các cam kết của mình để phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của thế giới. Những cam kết ấy có được thực hiện hay không, không còn phụ thuộc vào các báo cáo trả lời được soạn sẵn để các cán bộ ngoại giao đọc như phát biểu trước Quốc hội nữa, mà nó sẽ được chứng minh bằng chính sự tự do của mỗi công dân Việt Nam.
Qua bài “Genève và niềm tin vào ngày mai”, blogger Lâm Bình Duy Nhiên khẳng định rằng khó có một lập luận thỏa đáng nào có thể biện minh cho một chính phủ độc tài đã và đang chà đạp lên những quyền căn bản của người dân. Theo tác giả thì đảng cộng sản từ nhiều thập niên nay hầu như không có cải cách chính trị nào - vẫn một cơ chế lỗi thời, độc đóan, chỉ biết bảo vệ quyền lợi cùng sự tồn tại của đảng, của bộ máy cầm quyền, và bỏ mặc những yêu cầu cấp bách của dân tộc: Đó là tự do, dân chủ và quyền làm người. Tác giả nhấn mạnh rằng “Cái cốt lõi của vấn đề vẫn là quyền con người trong một chế độ cộng sản và cái quyền đó vẫn đang bị xâm phạm hàng ngày bởi một bộ máy công an hung tợn, sẵn sàng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến”. Và blogger Lâm Bình Duy Nhiên khẳng định “Hơn ai hết, chỉ có chúng ta, những người Việt mang trong mình dòng máu của một dân tộc can đảm và bất khuất, mới có thể làm thay đổi vận mệnh của đất nước Việt Nam mà thôi”.
Không có nhận xét nào: