Hai tờ báo mới ra số đầu tiên ngày thứ Hai 3/3 |
BBC- 3.3.2014: Chủ xuất bản Sài Gòn Tiếp thị (bộ mới) khẳng định tiếp tục truyền thống tờ báo từng có nhiều độc giả vừa bị đình bản hôm 26/2.
SGTT (bộ mới) nay trực thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn và ra số đầu hôm thứ Hai 3/3.
Trong khi đó, nhiều nhân viên, phóng viên của SGTT cũ đã chuyển sang làm việc cho báo Thế giới Tiếp thị, cũng ra mắt cùng ngày.
Thế giới Tiếp thị được nói là phụ trương của báo Nông thôn Ngày nay, ra mỗi tuần một lần vào thứ Hai.
Báo này cũng lưu hành trên mạng internet dưới tiêu đề "Chuyên trang doanh nghiệp - thị trường - người tiêu dùng của báo điện tử Một Thế giới".
Một Thế giới là báo điện tử của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tổng biên tập là ông Lê Ngọc Thịnh.
Thu hồi giấy phép
SGTT (cũ) ra đời số đầu tiên dưới dạng một tạp chí thuộc Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM. Sau đó báo này trực thuộc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM.
Tờ báo đã có thời được đánh giá là đông người đọc thuộc loại hàng đầu Việt Nam, nhưng những năm gần đây bị cho là làm ăn thua lỗ. Ngày 26/2/2014, SGTT (cũ) bị thu hồi giấy phép.
Trong mục Tòa soạn của số SGTT (bộ mới) đầu tiên, nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết: "Chúng tôi tin rằng tờ báo không những tồn tại mà còn có sức sống mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Và câu chuyện về một tờ báo vẫn tiếp diễn".
SGTT (bộ mới) vẫn giữ nguyên hình thức trình bày như bộ cũ và ra ba ngày thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần như SGTT (cũ).
Trong khi đó, ban biên tập của Thế giới Tiếp thị, bao gồm đa số cán bộ nhân viên của SGTT (cũ) cũng tuyên bố sẽ "tiếp nối nhịp cầu truyền thông" mà họ đã lập ra và vận hành 19 năm qua.
Các chuyên mục của báo Thế giới Tiếp thị cũng giống hệt chuyên mục trên SGTT (cũ).
Như vậy sau khi SGTT bị đình bản, trên thị trường nay có hai tờ mới đều liên quan tới tờ báo cũ và cùng có tên Tiếp thị.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam quyết định thu hồi giấy phép của SGTT (cũ) ngày 26/2 vi ̀lý do chính thức được nêu là "Cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính".
Tuy nhiên được biết nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã làm công việc "tiếp quản" tờ báo này từ trước, thậm chí đã chào bán quảng cáo cho SGTT từ tháng 1/2014.
Một trong các lý do dẫn đến việc đình bản SGTT (cũ) cũng được nói là báo này đã có nhiều tuyến bài "nhạy cảm, đụng chạm" tới cá nhân một số lãnh đạo Việt Nam.
Khi đình bản bộ cũ, báo có hơn 100 cán bộ, phóng viên.
Cuối năm ngoái, trước thông tin báo bị đóng cửa, tập thể cán bộ, phóng viên báo SGTT đã gửi đơn "xin cứu xét khẩn cấp" tới ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM và hai ông Lê Hoàng Quân, Hứa Ngọc Thuận - Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Lá đơn yêu cầu các cơ quan chức năng cho phép tờ báo "được tồn tại độc lập", đồng thời cam kết sẽ "tiếp tục duy trì hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước".
Các yêu cầu này đã không được chấp thuận.
SGTT (bộ mới) nay trực thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn và ra số đầu hôm thứ Hai 3/3.
Trong khi đó, nhiều nhân viên, phóng viên của SGTT cũ đã chuyển sang làm việc cho báo Thế giới Tiếp thị, cũng ra mắt cùng ngày.
Thế giới Tiếp thị được nói là phụ trương của báo Nông thôn Ngày nay, ra mỗi tuần một lần vào thứ Hai.
Báo này cũng lưu hành trên mạng internet dưới tiêu đề "Chuyên trang doanh nghiệp - thị trường - người tiêu dùng của báo điện tử Một Thế giới".
Một Thế giới là báo điện tử của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tổng biên tập là ông Lê Ngọc Thịnh.
Thu hồi giấy phép
SGTT (cũ) ra đời số đầu tiên dưới dạng một tạp chí thuộc Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM. Sau đó báo này trực thuộc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM.
Tờ báo đã có thời được đánh giá là đông người đọc thuộc loại hàng đầu Việt Nam, nhưng những năm gần đây bị cho là làm ăn thua lỗ. Ngày 26/2/2014, SGTT (cũ) bị thu hồi giấy phép.
Trong mục Tòa soạn của số SGTT (bộ mới) đầu tiên, nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết: "Chúng tôi tin rằng tờ báo không những tồn tại mà còn có sức sống mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Và câu chuyện về một tờ báo vẫn tiếp diễn".
SGTT (bộ mới) vẫn giữ nguyên hình thức trình bày như bộ cũ và ra ba ngày thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần như SGTT (cũ).
Trong khi đó, ban biên tập của Thế giới Tiếp thị, bao gồm đa số cán bộ nhân viên của SGTT (cũ) cũng tuyên bố sẽ "tiếp nối nhịp cầu truyền thông" mà họ đã lập ra và vận hành 19 năm qua.
Các chuyên mục của báo Thế giới Tiếp thị cũng giống hệt chuyên mục trên SGTT (cũ).
Như vậy sau khi SGTT bị đình bản, trên thị trường nay có hai tờ mới đều liên quan tới tờ báo cũ và cùng có tên Tiếp thị.
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam quyết định thu hồi giấy phép của SGTT (cũ) ngày 26/2 vi ̀lý do chính thức được nêu là "Cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính".
Tuy nhiên được biết nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã làm công việc "tiếp quản" tờ báo này từ trước, thậm chí đã chào bán quảng cáo cho SGTT từ tháng 1/2014.
Một trong các lý do dẫn đến việc đình bản SGTT (cũ) cũng được nói là báo này đã có nhiều tuyến bài "nhạy cảm, đụng chạm" tới cá nhân một số lãnh đạo Việt Nam.
Khi đình bản bộ cũ, báo có hơn 100 cán bộ, phóng viên.
Cuối năm ngoái, trước thông tin báo bị đóng cửa, tập thể cán bộ, phóng viên báo SGTT đã gửi đơn "xin cứu xét khẩn cấp" tới ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM và hai ông Lê Hoàng Quân, Hứa Ngọc Thuận - Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Lá đơn yêu cầu các cơ quan chức năng cho phép tờ báo "được tồn tại độc lập", đồng thời cam kết sẽ "tiếp tục duy trì hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước".
Các yêu cầu này đã không được chấp thuận.
Không có nhận xét nào: