Lâm Bình Duy Nhiên: Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào tác nghiệp tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vào những ngày đầu tháng 5/2014, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ nơi đồng bào trong và ngoài nước. Thái độ kẻ cả, ngạo mạn, xấc xược của Trung Quốc vốn không xa lạ gì trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc. Có chăng là vào thời đại mà thế giới cố gắng chủ trương đối thoại ôn hòa để giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn dựa trên luật pháp quốc tế thì hành động ấy đã cho ta thấy bản chất thật của họ. Đó là bộ mặt của một đế quốc mới, muốn bành trướng và làm kiệt quệ nền kinh tế của bất kỳ nơi nào họ để mắt đến. Bất chấp chủ quyền quốc gia hay luật pháp quốc tế.
Trung Quốc có niềm tin vững chắc vào sự trỗi dậy hùng mạnh của họ. Được thế giới chờ đợi như một siêu thế lực mới, một siêu cường sẽ thay thế Mỹ và làm cán cân về kinh tế và quân sự, vốn nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ, được cân bằng. Chính phủ Trung Quốc kiểm soát không ít nền kinh tế, tài chính tại nhiều quốc gia ở châu Âu và thậm chí phần nào ở cả Mỹ. Chính vì lẽ đó mà họ tự nhiên cho mình cái đặc quyền ngạo mạn đối với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Dưới sự điều hành của đảng cộng sản, Việt Nam đã luôn tỏ thái độ nhún nhường trước những đòi hỏi của Trung Quốc. Sự tồn tại của nhà cầm quyền Việt Nam, có thể nói, gắn liền với mối quan hệ song phương giữa hai chế độ. Giới lãnh đạo Việt Nam bị phân chia giữa hai luồng tư tưởng : thân Mỹ hay tiếp tục chịu đựng người láng giềng phương Bắc. Nhưng có thể thấy rằng trong vụ việc xâm phậm chủ quyền lãnh hải lần này, nhà cầm quyền Việt Nam đã có những phản ứng tích cực, tuy trong chừng mực, nhằm tố cáo thái độ hung hãn của Trung Quốc. Có thể, với thời đại mở, công nghệ cao, đồng bào, nhất là giới trẻ Việt Nam được tiếp xúc thông tin một cách nhanh chóng. Nhà cầm quyền cũng khó bưng bít sự thật trước công luận, nhất là vào thời điểm đảng bị trỉ trích công khai. Cũng có thể chuyến đi thăm vừa qua của Tổng thống Obama tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia ,Philippines cũng như chuyến công du vào ngày 8/5 sắp tới tại Việt Nam của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russel đã tạo nên một cú hích giúp nhà cầm quyền Việt Nam tự tin hơn khi đối đầu với Trung Quốc. Dẫu sao, đã đến lúc Việt Nam cần khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải một cách dứt khoát trước thái độ khiêu khích của đối phương. Đảng CSVN cần nắm lấy thời điểm nhạy cảm khi mà Trung Quốc bị các nước trong khu vực công khai tố cáo tranh chấp tại biển Đông. Sự bất ổn về chính trị khi họ phải đối đầu với tình trạng bạo động ở Tân Cương cũng là một lợi thế nếu Việt Nam kiên quyết vạch trần mưu đồ của Trung Quốc trước cộng đồng thế giới.
Nhà cầm quyền Việt Nam nên bắt đầu bằng việc công khai mọi thông tin liên quan đến hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Tiếp đến là cho phép đồng bào biểu tình trong ôn hòa nhằm tố cáo thái độ xâm lược của họ. Không có gì cao cả bằng việc thể hiện lòng yêu nước khi Tổ quốc lâm nguy. Xuống đường, biểu tình, nói lên sự thật… là những quyền căn bản của mọi công dân tiến bộ trong một xã hội tự do.
Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ những rạn nứt, mâu thuẫn trong nội bộ đảng CSVN cũng như sự kềm kẹp, đàn áp của bộ máy an ninh trong một xã hội độc tài. Đừng tạo cho họ có niềm tin muốn gì được đó tại Việt Nam. Cái mà Trung Quốc thích nhất khi uy hiếp Việt Nam chính là nội bộ không thống nhất, dân tình bị lũng đoạn, chia cắt. Ngược lại khi toàn dân một lòng đoàn kết, sẽ không có thế lực nào có thể ức hiếp Việt Nam. Đó chính là điều Trung Quốc ngại nhất khi đụng đến mảnh đất này. Lịch sử là câu trả lời chính xác và khách quan cho những lần xâm chiếm Việt Nam của họ.
Đã đến lúc đảng CSVN, nên vì lợi ích của dân tộc, vì sự chủ quyền, độc lập của quê hương, phải có thái độ cương quyết trước hành động lộng quyền của Trung Quốc. Lắng nghe nguyện vọng của toàn dân chính là hành động sáng suốt nhất của những người lãnh đạo đương thời, để mai sau không phải hổ thẹn với con cháu.
Có thể nhận xét rằng, ngày nào Trung Quốc còn độc tài, ngày đó họ còn ngang nhiên cư xử như phường vô văn hoá. Tiếc thay, chính sự độc tài ấy đã làm cô độc và kìm hãm sự phát triển của một trong những nền văn minh rực rỡ của nhân loại.
Và ngày nào Việt Nam còn sống trong một môi trường chính trị hà khắc, không dân chủ, ngày ấy Việt Nam sẽ còn phải chịu nhiều ức hiếp, bức bách từ một Trung Quốc độc tài, hiếu chiến.
Chắn chắc chiến tranh sẽ không bùng nổ trong hoàn cảnh chính trị quốc tế phức tạp, nhưng không vì lẽ đó mà dân tộc Việt Nam cứ phải chấp nhận trở nên một loại nô lệ mới, một chư hầu khiếp nhược cho Trung Quốc. Im lặng chính là sự phỉ nhục đối với tổ tiên dân tộc đã anh dũng, kiên cường bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ, để chúng ta còn tự hào là người Việt hôm nay.
Đã đến lúc chúng ta cần phải gởi một thông điệp dứt khoát, mạnh mẽ đến Trung Quốc cũng như cộng đồng quốc tế. Chỉ khi ấy, vị thế của một Việt Nam nhỏ bé mới được trọng nể trên bản đồ thế giới!
Trung Quốc có niềm tin vững chắc vào sự trỗi dậy hùng mạnh của họ. Được thế giới chờ đợi như một siêu thế lực mới, một siêu cường sẽ thay thế Mỹ và làm cán cân về kinh tế và quân sự, vốn nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ, được cân bằng. Chính phủ Trung Quốc kiểm soát không ít nền kinh tế, tài chính tại nhiều quốc gia ở châu Âu và thậm chí phần nào ở cả Mỹ. Chính vì lẽ đó mà họ tự nhiên cho mình cái đặc quyền ngạo mạn đối với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Dưới sự điều hành của đảng cộng sản, Việt Nam đã luôn tỏ thái độ nhún nhường trước những đòi hỏi của Trung Quốc. Sự tồn tại của nhà cầm quyền Việt Nam, có thể nói, gắn liền với mối quan hệ song phương giữa hai chế độ. Giới lãnh đạo Việt Nam bị phân chia giữa hai luồng tư tưởng : thân Mỹ hay tiếp tục chịu đựng người láng giềng phương Bắc. Nhưng có thể thấy rằng trong vụ việc xâm phậm chủ quyền lãnh hải lần này, nhà cầm quyền Việt Nam đã có những phản ứng tích cực, tuy trong chừng mực, nhằm tố cáo thái độ hung hãn của Trung Quốc. Có thể, với thời đại mở, công nghệ cao, đồng bào, nhất là giới trẻ Việt Nam được tiếp xúc thông tin một cách nhanh chóng. Nhà cầm quyền cũng khó bưng bít sự thật trước công luận, nhất là vào thời điểm đảng bị trỉ trích công khai. Cũng có thể chuyến đi thăm vừa qua của Tổng thống Obama tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia ,Philippines cũng như chuyến công du vào ngày 8/5 sắp tới tại Việt Nam của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russel đã tạo nên một cú hích giúp nhà cầm quyền Việt Nam tự tin hơn khi đối đầu với Trung Quốc. Dẫu sao, đã đến lúc Việt Nam cần khẳng định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải một cách dứt khoát trước thái độ khiêu khích của đối phương. Đảng CSVN cần nắm lấy thời điểm nhạy cảm khi mà Trung Quốc bị các nước trong khu vực công khai tố cáo tranh chấp tại biển Đông. Sự bất ổn về chính trị khi họ phải đối đầu với tình trạng bạo động ở Tân Cương cũng là một lợi thế nếu Việt Nam kiên quyết vạch trần mưu đồ của Trung Quốc trước cộng đồng thế giới.
Nhà cầm quyền Việt Nam nên bắt đầu bằng việc công khai mọi thông tin liên quan đến hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Tiếp đến là cho phép đồng bào biểu tình trong ôn hòa nhằm tố cáo thái độ xâm lược của họ. Không có gì cao cả bằng việc thể hiện lòng yêu nước khi Tổ quốc lâm nguy. Xuống đường, biểu tình, nói lên sự thật… là những quyền căn bản của mọi công dân tiến bộ trong một xã hội tự do.
Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ những rạn nứt, mâu thuẫn trong nội bộ đảng CSVN cũng như sự kềm kẹp, đàn áp của bộ máy an ninh trong một xã hội độc tài. Đừng tạo cho họ có niềm tin muốn gì được đó tại Việt Nam. Cái mà Trung Quốc thích nhất khi uy hiếp Việt Nam chính là nội bộ không thống nhất, dân tình bị lũng đoạn, chia cắt. Ngược lại khi toàn dân một lòng đoàn kết, sẽ không có thế lực nào có thể ức hiếp Việt Nam. Đó chính là điều Trung Quốc ngại nhất khi đụng đến mảnh đất này. Lịch sử là câu trả lời chính xác và khách quan cho những lần xâm chiếm Việt Nam của họ.
Đã đến lúc đảng CSVN, nên vì lợi ích của dân tộc, vì sự chủ quyền, độc lập của quê hương, phải có thái độ cương quyết trước hành động lộng quyền của Trung Quốc. Lắng nghe nguyện vọng của toàn dân chính là hành động sáng suốt nhất của những người lãnh đạo đương thời, để mai sau không phải hổ thẹn với con cháu.
Có thể nhận xét rằng, ngày nào Trung Quốc còn độc tài, ngày đó họ còn ngang nhiên cư xử như phường vô văn hoá. Tiếc thay, chính sự độc tài ấy đã làm cô độc và kìm hãm sự phát triển của một trong những nền văn minh rực rỡ của nhân loại.
Và ngày nào Việt Nam còn sống trong một môi trường chính trị hà khắc, không dân chủ, ngày ấy Việt Nam sẽ còn phải chịu nhiều ức hiếp, bức bách từ một Trung Quốc độc tài, hiếu chiến.
Chắn chắc chiến tranh sẽ không bùng nổ trong hoàn cảnh chính trị quốc tế phức tạp, nhưng không vì lẽ đó mà dân tộc Việt Nam cứ phải chấp nhận trở nên một loại nô lệ mới, một chư hầu khiếp nhược cho Trung Quốc. Im lặng chính là sự phỉ nhục đối với tổ tiên dân tộc đã anh dũng, kiên cường bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ, để chúng ta còn tự hào là người Việt hôm nay.
Đã đến lúc chúng ta cần phải gởi một thông điệp dứt khoát, mạnh mẽ đến Trung Quốc cũng như cộng đồng quốc tế. Chỉ khi ấy, vị thế của một Việt Nam nhỏ bé mới được trọng nể trên bản đồ thế giới!
Lâm Bình Duy Nhiên, 7/5/2014
Không có nhận xét nào: