Vào lúc 12:30 trưa ngày 1/5/2014, cuộc hội thảo với 6 nhà báo và bloggers từ Việt Nam đã bắt đầu tại trụ sở của đài Á Châu Tự Do.
Chương trình được chia thành hai chủ đề:- Chủ đề 1: Những thách đố trong việc cổ xúy cho Nền Báo Chí tự do tại Việt Nam
Chương trình được chia thành hai chủ đề:- Chủ đề 1: Những thách đố trong việc cổ xúy cho Nền Báo Chí tự do tại Việt Nam
- Chủ đề 2: Xã hội dân sự, chính quyền Hoa Kỳ, các công ty Internet có thể làm gì để hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam.
Ngoài các diễn giả từ Việt Nam, còn có Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - Nguyên Giám Đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do; Bà Libby Liu - Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do; Ông Scott Busby - Thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Ông Đỗ Hoàng Điềm - Chủ Tịch Đảng Việt Tân; Ông Jox Fox - Thuộc tổ chức ACCESS; Bà Meredith Whittaker - Thuộc hãng Google. Trước khi vào chương trình chính, Ban Tổ Chức cũng đã thông tin về buổi hội thảo rất thành công với chủ đề Quyền Tự Do Thông Tin vừa diễn ra khoảng 8 tiếng trước tại Sài Gòn.
Sau đây là phần tóm tắt các ý chính trong các câu hỏi và trả lời:
Hỏi: Xin giải thích câu nói thường được nghe là tất cả báo chí Việt Nam chỉ có 1 tổng biên tập.
Nhà báo Tô Oanh: ... Mấy trăm tờ báo chỉ có 1 tổng biên tập vì gửi bài thì có biên tập báo xét; rồi tổng biên tập của báo xét lại; rồi có Ban Tuyên Giáo triệu tập các tổng biên tập để dặn dò kiểm duyệt. Vì sự tự kiểm duyệt, và định hướng từ trên xuống cho nên mọi nội dung các báo chí đều giống nhau, và không dám đụng đến các đề tài nhạy cảm...
Hỏi: Xin cho biết tình hình blogger trong thời gian qua.
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy: ... Báo chí do nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Viết blog bị coi như là viết báo bất hợp pháp. Việt Nam hiện có khoảng 1,000 tờ báo kể cả báo ảnh, báo nói, tv, radio, v.v... Như ông Tô Oanh đã nói chỉ có 1 tổng biên tập do đó nội dung nhàm chán. Nhờ có internet nên có báo mạng, tuy chưa nhiều nhưng những người bất đồng chính kiến đã dùng nó để lên tiếng, và là tiếng nói đáng kể...
Hỏi: Các blogger thường đề cập đến các đề tài nào?
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy: ... đa số tập trung vào các việc: phản ảnh sự thật ở VN, phanh phui những điều gì báo nhà nước giấu kín. Báo mạng truyền bá tư tưởng tự do dân chủ và những tư tưởng tiến bộ. Vì vậy báo mạng là một lực lượng thúc đẩy xã hội đáng kể. Các bloggers phải trả cái giá cho những nỗ lực đó. Những người bị tù vì viết blog là Điếu Cày, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất và nhiều người khác bị xách nhiễu, đe dọa...
Hỏi: Xin cho biết các trói buộc của nhà nước VN về Internet
Blogger Nguyễn Đình Hà: ... Nghị quyết 72 kiểm soát Internet, bao gồm 2 điểm nổi bật. 1) chia sẻ thông tin, đường dẫn bị cấm nếu không đúng ý nhà nước; 2) trói buộc các công ty internet tại VN hay từ ngoại quốc muốn đầu tư vào VN. Họ phải cung cấp thông tin về khách hàng nếu có yêu cầu của chính phủ. Phải đặt máy chủ tại VN. Phải thực hiện các quy định kiểm duyệt, kiểm soát thông tin.... Về mặt kỹ thuật, nhà nước dùng các phương thức: lập lực lượng dư luận viên, làm chậm đường truyền, tấn công trang mạng. Thêm vào đó bắt bớ, xử tù những ai lên tiếng trên mạng....
Hỏi: Trong dài hạn, liệu Nghị quyết 72 có thành công không?
Blogger Nguyễn Đình Hà: ... Nghị quyết 72 hết sức mơ hồ, vi phạm quyền tự do ngôn luận. Do vậy người dân phải dùng biện pháp bất tuân dân sự để tiếp tục phổ biến thông tin. Còn các công ty nhà mạng Việt Nam vẫn phải tuân theo nghị định này, nhưng các công ty ngoại quốc có vẻ bất hợp tác. Điển hình như hãng Google đã quyết định không đặt mạng chủ tại VN, không hợp tác với nhà nước VN. Xin cám ơn Google!
Hỏi: Xin cho biết thêm về các blogger đang bị xách nhiễu, trù dập, hay bị án tù.
Phóng viên độc lập Lê Thanh Tùng: ... Một số blogger bị tù và gia đình bị xách nhiễu như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, Lê Quốc Quân.... Trong khi họ bị án tù thì gia đình bị xách nhiễu. Như trường hợp mẹ của Tạ Phong Tần tự thiêu. Paulus Lê Sơn, mẹ buồn sinh bệnh qua đời mà Lê Sơn không được thông báo gì cả. Nhà cầm quyền ngăn trở không cho gia đình đi thăm viếng tù nhân. Thay vì giam ở miền Nam, họ cố tình đem ra miền Bắc để gia đình khó đi gặp. Các tù nhân blogger cũng bị đối xử bất công trong tù. Như trong lúc các tù nhân khác được tắm trong nhà thì chị Tạ Phong Tần bị bắt phải tắm ngoài trời rất lạnh. Anh Điếu cày phải tuyệt thực nhiều ngày để phản đối sự đối xử bất công. Còn lại là những blogger, ký giả khác cũng bị xách nhiễu nặng nề. Như trường hợp blogger Nguyễn Tường Thụy, công an nhào vô nhà đánh đập và bắt nhiều người bạn của ông đi. Trong số đó có mẹ con Phương Uyên...
Hỏi: Xin hỏi bà Kim Chi. Bà từng là văn công phục vụ chế độ, nhưng trong thời gian qua bà viết blog và công khai từ chối bằng khen của thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng, tại sao?
Nghệ sĩ Kim Chi: ... Tôi phản đối chính là vì những bất công mà các bạn nãy giờ đã chia sẻ; những người đi biểu tình chống Trung Quốc bị hạch sách, bắt bớ; chính sách ruộng đất làm ngơ cho các quan chức cướp bóc của dân. Năm nào cũng thấy nhiều dân oan đi biểu tình, khiếu kiện. Tôi nhìn thấy tất cả sự bất công ở những người dân oan ngồi trước phủ chủ tịch. .. Tôi không thể nào làm ngơ trước những bất công đó. Tôi cảm thấy những người lãnh đạo rất là hèn với giặc, ác với dân. Tôi không thể đi ngược lại với nhân dân. Tôi phải cùng họ đòi quyền làm người, quyền sống...
Hỏi: Tại sao chỉ viết blog mà lại bị trấn áp đến thế?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: ... Mọi chính quyền độc tài đều xây dựng trên nền tảng dối trá. Rất sợ sự thật. Còn có an ninh tư tưởng văn hóa nữa cơ. Từ hồi thời ông Hồ Chí Minh đã có những chính sách bóp nghẹt báo chí rồi. Điển hình là vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ những thập niên 60 đã có các vụ án trừng phạt những người "xét lại chống đảng". Số lượng nhà văn, nhà báo bị đàn áp còn nhiều hơn nữa ...
Hỏi: Tình hình báo tư nhân sắp tới sẽ ra sao ?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: ... báo mạng [lề dân] sẽ tác động ngược vào hệ thống báo nhà nước. Buộc họ phải xem lại cách đưa tin của họ. Mọi người quyết tâm để có báo tư nhân....
Phần 1 của cuộc hội thảo kết thúc với phần phát biểu qua video của 2 nhà báo bị nhà cầm quyền ngăn cản là Anh Nguyễn Lân Thắng và Chị Huyền Trang.
Phần 2 của cuộc hội thảo tại đài Á Châu Tự Do xoáy quanh chủ đề: Xã hội dân sự, chính quyền Hoa Kỳ, các công ty Internet có thể làm gì để hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam.
Ban diễn giả bao gồm:
Buổi hội thảo tại Washington DC về Tự Do Thông Tin - Phần 2
Phần 2 của cuộc hội thảo tại đài Á Châu Tự Do xoáy quanh chủ đề: Xã hội dân sự, chính quyền Hoa Kỳ, các công ty Internet có thể làm gì để hỗ trợ nền truyền thông độc lập tại Việt Nam.
Ban diễn giả bao gồm:
Sau đây là phần tóm lược ý chính trong các trao đổi: Ông Scott Busby: ... Chào mừng các blogger đến từ Việt Nam. Mặc dầu bị kiểm duyệt nhưng các bạn vẫn mạnh dạn gióng lên tiếng nói... Về tự do internet trên toàn cầu, tôi mới đi dự hội thảo ở Estonia của tổ chức Freedom Online Coalition... Trên tiêu chuẩn đó, chúng tôi không hài lòng với Nghị Định 72 bóp nghẹt internet... Chúng ta cần lên tiếng cho từng blogger bị trấn áp. Chính phủ Hoa Kỳ đã lên tiếng về những trường hợp như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, v.v...
Ông Đỗ Hoàng Điềm: ... Khi các blogger tại đây trở về, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn... Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ luôn dùng tù nhân lương tâm để làm vật mặc cả cho các thương lượng, hiệp ước với Hoa Kỳ... Ngược lại, các hiệp ước như TPP có thể được dùng làm đòn bẩy để áp lực tạo thay đổi về nhân quyền, hoặc đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm... Cuộc tranh đấu cho tự do internet toàn cầu cần sự hợp tác mật thiết của chính quyền Hoa Kỳ với các NGO, các công ty internet như Google, và các blogger tại Việt Nam...
Hỏi: Khi các blogger bị tấn công hàng ngày, đặc biệt bị trả thù khi trở về, thì chúng ta có thể làm gì cho họ?
Ông Scott Busby: ... Quí vị có thể liên lạc với sứ quán Hoa Kỳ để biết được những xách nhiễu, trả thù đối với họ, gia đình họ...
Ông Jox Fox: ... Chúng ta nên cung cấp đường dây nóng 24/24 cho giới blogger, giới hoạt động mạng tại Việt Nam ... Chúng tôi đang thấy nhiều cuộc tấn công có tổ chức nhắm vào các nhà hoạt động và các blogger Việt Nam, như tấn công bằng mã độc, đặt bẫy phishing, và đủ loại tấn công khác.... Hỗ trợ thứ nhì là tạo nguồn tài trợ để mở lại các trang mạng đã bị phá hỏng ...
Hỏi: Xin cho biết công ty Google có phải đi trên lằn ranh giữa nhu cầu thương mãi và nhu cầu ủng hộ các nhà hoạt động mạng không?
Bà Meredith Whittaker: ... Hiện nay công ty của chúng tôi đang cố gắng lắng nghe từ mọi phía, đặc biệt từ những chuyên gia, blogger, nhà hoạt động có mặt tại chỗ. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền căn bản của con người về tự do ngôn luận...
Hỏi: Có nỗ lực nào để phát triển các giải pháp kỹ thuật để giúp giới hoạt động mạng không?
Ông Scott Busby: ... Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có tài trợ một số chương trình huấn luyện blogger về an toàn vi tính, an toàn mạng, các phần mềm giúp vượt tường lửa. Chúng tôi cần hợp tác gần gũi hơn nữa với những công ty như Google, và các hội đoàn xã hội dân sự để khai dụng hết các tài năng cho nhu cầu này....
Ông Jox Fox: ... Nhân quyền không phải chỉ là trách nhiệm của các chính phủ mà còn là trách nhiệm của các công ty, đặc biệt về mặt áp dụng kỹ thuật. Hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam rất tệ hại. Các công ty ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam cần mở mắt thật lớn để nhìn rõ thực tế này ...
Ông Đỗ Hoàng Điềm: ... Về phần chúng tôi, chúng tôi còn phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao tầm ý thức về tình trạng Tự Do Thông Tin tồi tệ tại Việt Nam... Chúng tôi cần giúp bảo vệ các nhà hoạt động, giúp huấn luyện chống virút, giúp các cách thức vượt tường lửa ...
Bà Meredith Whittaker: ...Tôi không thích lắm từ ngữ "tự do internet". Vì tự do internet là một phần của nhân quyền cơ bản. Nên nhìn theo góc phải xây dựng kỹ thuật để hỗ trợ những quyền căn bản của con người. Và nhìn như vậy mới khỏi bị đóng khung chỉ trong phạm vi tự do internet ...
Và sau đây là một vài chia sẻ ý tưởng cuối:
Ông Jox Fox: ... Chúng ta cần có thêm những buổi hội thảo như thế này với nhiều thành phần khác nhau để trao đổi cho ra các giải pháp ...
Ông Scott Busby: ...Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã đề cập đến trường hợp Việt Nam trong buổi hội thảo tại Estonia. Chính quyền Việt Nam xem internet như một mối đe dọa cho nhà nước.... Khi đại diện Bộ Ngoại Giao gặp đại diện Việt Nam trong những ngày tháng tới, chúng tôi sẽ đề cập đến các vấn đề này...
Ông Đỗ Hoàng Điềm: ... Nhà cầm quyền Việt Nam đang gia tăng đàn áp vì phong trào blogger đang gia tăng động lượng. Nhà nước muốn trả đũa ... Chúng ta rất cần với ra quảng đại quần chúng Việt Nam và vì thế cũng rất cần sự hỗ trợ của quốc tế...
Bà Meredith Whittaker: ...Công ty Google mong sẽ có cơ hội làm việc chung để hỗ trợ nhân quyền và tự do ngôn luận tại Việt Nam ...
Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc đài Á Châu Tự Do, lên tiếng cảm tạ phái đoàn Việt Nam và cử tọa trước khi tuyên bố chấm dứt buổi hội thảo.
Huy Nhân, Thuận Quyên, Thanh Lan, Bảo Trang tường thuật
Theo Dien Dan CTM
Không có nhận xét nào: