Gs Nguyễn văn Tuấn: "Tôi lần đầu phát hiện ra rằng ở ta, yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc, thậm chí còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì ranh giới giữa yêu nước và phản động là vô cùng mong manh." (Chương 18 trong Đèn Cù). Dù nhận xét "lần đầu" này là vào thập niên 1960, nhưng cho đến nay vẫn còn hợp lí và mang tính thời sự.
Tác giả Trần Đĩnh không nói yêu nước như thế nào thì được sự phê chuẩn của đảng, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể biết. Ở VN ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa. Cái định nghĩa này nó không chỉ bàng bạt trong sách giáo khoa dành cho học trò, mà còn được hệ thống truyền thông của đảng và Nhà nước nhắc đến hàng ngày. Có người còn đẩy xa tinh thần yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản: "Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản" (1)! Điều này có thể hiểu rằng nếu công dân yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội là có thể phạm tội.
Mà, phạm tội thật. Một số người đã và đang bị cầm tù vì họ thể hiện lòng yêu nước nhưng không biểu hiện tình yêu XHCN. Danh sách thì dài, nhưng có thể kể đến những người như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Bùi Thị Minh Hằng, Việt Khang, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, v.v. Những người này đều là người yêu nước và … chống Tàu. Nhưng nói như Trần Đĩnh, lòng yêu nước của họ không được đảng xác nhận nên họ bị vướng vào vòng lao lí.
Vòng lao lí dưới thời XHCN thì rất khắc nghiệt, hơn các nhà tù đế quốc. Trong "Đèn cù", Trần Đĩnh dành khá nhiều trang viết về người bạn của ông là Phạm Viết, một người theo cách mạng, và sau này chết dưới tay cách mạng vì lúc đó VN đang ngã về Tàu. Trần Đĩnh trích nhật kí của bà Ngọc Lan (một giáo sư dạy ngoại ngữ và vợ của Phạm Viết), bà viết trong lúc bà bị giam tù:
"Tôi bị giam ở Hoả Lò và trại giam quân pháp Bất Bạt đằng đẵng hàng năm không được thư cho chồng con, không được gặp họ. Biết bao nỗi lo âu dày vò tôi. […] Hành hạ vật chất không đáng sợ bằng hành hạ tinh thần. Tôi đã sống những năm tháng khủng khiếp trong nhà tù. Bốn bức tường vây kín, không bóng người, tiếng người. Gặp người hỏi cung thì toàn những lời mớm cung, truy ép, đe doạ và vu cáo."
"Tôi xin được phép nói rằng chúng tôi đã bị đối xử hà khắc hơn nhà tù đế quốc. Lenin bị tù vẫn được nhận sách báo, thư từ, vợ Lenin được cùng sống với chồng nơi tù tội. Đảng viên đảng cộng sản Nhật Bản đang tù vẫn được gửi thư ra chào mừng đoàn đại biểu nước ta sang thăm Nhật. Còn chúng tôi? 'Giải quyết nội bộ' là như thế đấy?"
Xem ra, sự hà khắc của nhà tù 40-50 năm về trước chẳng khác gì sự hà khắc của nhà tù thời nay qua những lời kể của tù nhân cải tạo và tù nhân lương tâm. Chẳng có gì khác biệt trong thời gian dài đó vì nhà tù XHCN vận hành theo mô hình Tàu – Liên Xô.
-----
(1) http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30009&cn_id=97151
Tác giả Trần Đĩnh không nói yêu nước như thế nào thì được sự phê chuẩn của đảng, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể biết. Ở VN ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa. Cái định nghĩa này nó không chỉ bàng bạt trong sách giáo khoa dành cho học trò, mà còn được hệ thống truyền thông của đảng và Nhà nước nhắc đến hàng ngày. Có người còn đẩy xa tinh thần yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản: "Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản" (1)! Điều này có thể hiểu rằng nếu công dân yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội là có thể phạm tội.
Mà, phạm tội thật. Một số người đã và đang bị cầm tù vì họ thể hiện lòng yêu nước nhưng không biểu hiện tình yêu XHCN. Danh sách thì dài, nhưng có thể kể đến những người như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Bùi Thị Minh Hằng, Việt Khang, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, v.v. Những người này đều là người yêu nước và … chống Tàu. Nhưng nói như Trần Đĩnh, lòng yêu nước của họ không được đảng xác nhận nên họ bị vướng vào vòng lao lí.
Vòng lao lí dưới thời XHCN thì rất khắc nghiệt, hơn các nhà tù đế quốc. Trong "Đèn cù", Trần Đĩnh dành khá nhiều trang viết về người bạn của ông là Phạm Viết, một người theo cách mạng, và sau này chết dưới tay cách mạng vì lúc đó VN đang ngã về Tàu. Trần Đĩnh trích nhật kí của bà Ngọc Lan (một giáo sư dạy ngoại ngữ và vợ của Phạm Viết), bà viết trong lúc bà bị giam tù:
"Tôi bị giam ở Hoả Lò và trại giam quân pháp Bất Bạt đằng đẵng hàng năm không được thư cho chồng con, không được gặp họ. Biết bao nỗi lo âu dày vò tôi. […] Hành hạ vật chất không đáng sợ bằng hành hạ tinh thần. Tôi đã sống những năm tháng khủng khiếp trong nhà tù. Bốn bức tường vây kín, không bóng người, tiếng người. Gặp người hỏi cung thì toàn những lời mớm cung, truy ép, đe doạ và vu cáo."
"Tôi xin được phép nói rằng chúng tôi đã bị đối xử hà khắc hơn nhà tù đế quốc. Lenin bị tù vẫn được nhận sách báo, thư từ, vợ Lenin được cùng sống với chồng nơi tù tội. Đảng viên đảng cộng sản Nhật Bản đang tù vẫn được gửi thư ra chào mừng đoàn đại biểu nước ta sang thăm Nhật. Còn chúng tôi? 'Giải quyết nội bộ' là như thế đấy?"
Xem ra, sự hà khắc của nhà tù 40-50 năm về trước chẳng khác gì sự hà khắc của nhà tù thời nay qua những lời kể của tù nhân cải tạo và tù nhân lương tâm. Chẳng có gì khác biệt trong thời gian dài đó vì nhà tù XHCN vận hành theo mô hình Tàu – Liên Xô.
-----
(1) http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30009&cn_id=97151
Không có nhận xét nào: