Hành Trình Thăm Một Người Tù - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
23 tháng 10, 2014

Hành Trình Thăm Một Người Tù

FB Đặng Bích Phượng: Cái tên Đặng Xuân Diệu tôi nghe từ lâu, nhưng chỉ thực sự xúc động khi nghe Trương Minh Tam (cùng bị giam chung trong phân trại 3, trại giam số 5 Thanh Hóa với Đặng Xuân Diệu ) vừa mãn hạn tù kể lại. Tuy rất muốn viết về những cảm xúc đó, nhưng quả thực tôi vẫn chưa ghép nối được tất cả những thông tin mà tôi có, để có thể viết một câu chuyện tương đối đầy đủ và chính xác về chàng thanh niên này.

Hôm qua, tôi được bác Lê Hùng và Ngô Duy Quyền báo tin, sẽ tổ chức cho Hội Bầu Bí tương thân đi vào trại 5, đồng hành cùng gia đình Đặng Xuân Diệu. Tôi xin đi cùng họ ngay, cốt gặp cho được gia đình Diệu để hỏi thông tin.

4 rưỡi sáng ngày 22/10, xe khởi hành từ Hà Nội. Khi xe chúng tôi đến trại 5, đoàn từ Vinh đã đến đó trước, và gia đình Diệu đã vào trong trại giam để yêu cầu được gặp Diệu. Chỉ còn lại anh chị em ở bên ngoài (tất cả 2 đoàn là gần 40 người). Trong khi chờ đợi, một vài kẻ lạ mặt cứ đi ra đi vô mấy lượt. Tôi không để ý, nhưng anh em nhận mặt ra đám an ninh. Dĩ nhiên tất cả chúng tôi không ai quan tâm, cứ đứng chuyện trò bên ngoài cổng trại.

Chờ chừng gần 1 tiếng, chúng tôi thấy một chiếc xe con từ trong trại đi ra, nhưng chỉ dừng lại bên trong cánh cổng sắt. Trên xe lố nhố mấy người bước xuống rồi đi ra cổng. Mọi người bảo đó là anh chị và các chú của Diệu.

Mọi người ùa đến, hỏi có gặp được Diệu không? Hai người chị khóc mếu, bảo chỉ được nhìn thấy từ xa. Gia đình vào gặp cán bộ trại, bảo nghe truyền thông nói thằng Diệu bữa ni yếu lắm, mà lần trước gia đình vào thăm, cán bộ trại cứ một mực bảo Diệu từ chối gặp gia đình. Những lần trước cán bộ trại đều làm biên bản “đàng hoàng”, nhưng lần vừa rồi lại chỉ nói miệng. Về rồi mới nghĩ, hay là thằng Diệu chết rồi? Nếu chết thì đến đòi xác về! (lời anh trai Diệu).

Thế nên lần này đến nói vậy, cán bộ trại đành cho ô tô ra đưa 2 chị và 1 anh của Diệu vào. Rôi 2 người dẫn Diệu ra, đứng cách một quãng xa, chỉ đủ để đôi bên nhận dạng nhau. Hai người đàn bà kể, khi lần đầu tiên nhìn thấy em suốt từ khi bị bắt tới giờ, họ kêu: Diệu!

Hai bên nhao về phía nhau, nhưng lập tức tất cả đều bị túm lấy, đẩy về hai phía. Diệu thì bị đưa trở lại buồng giam ngay tức khắc.

Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của 2 người đàn bà lam lũ. Hỏi tại sao không cho gặp, thì họ nói cán bộ trại có đưa thư của Diệu ra, nhưng lại không trao cho gia đình. Gia đình bảo đọc cho họ nghe cũng không được. Cán bộ trại có nói một chi tiết, vì những điều Diệu viết trong thư là sai sự thật!!! Nên trại không trao thư cho gia đình

Lát sau nghe anh trai Diệu kể lại mới rõ hơn. Anh ta “mắng” 2 người đàn bà, bảo lẽ ra cứ bình tĩnh, đừng có lao tới thì may ra còn được nói chuyện với Diệu. Đằng này các bà ào vô như thế thì “nó” chả ngăn các bà lại.

Tôi bảo anh đừng trách các chị ấy. Anh là đàn ông, còn làm theo lý trí được, chứ đàn bà ...nói đến đó là tôi cũng nghẹn lời.

Tôi cứ hình dung ra cảnh chị em họ, chỉ được nhìn nhau từ xa. Cảnh ba chị em họ muốn chạy đến với nhau mà không tài nào với tới nhau được, lại cứ nghĩ cảnh đó chỉ có trong phim thời đế quốc thực dân, khát máu, tàn bạo.

Sau vị cha cố đi theo đoàn (do gia đình mời) yêu cầu được vào gặp Diệu để cho Diệu được xưng tội. Theo giáo lý, thì mỗi năm người theo đạo được quyền xưng tội ít nhất 1 lần. Và vì nghe nói Diệu sẽ tuyệt thực đến chết, thì người công giáo có quyền làm lễ “dọn mình” trước khi...

Cha mặc áo dài đen, cùng anh trai Diệu lại quay vào trại, nhưng yêu cầu đó bị khước từ. Tôi không rành về luật, nhưng hình như trong hiến pháp Việt Nam, người đi theo đạo khi gia nhập quân đội, hoặc bị tù đày, thì đương nhiên họ bị tước đoạt mọi quyền sinh hoạt về tôn giáo?

Để "CỨU" được Diệu, gia đình Diệu còn rất nhiều việc phải làm. Hy vọng những người hiểu biết về pháp luật, sẽ tư vấn và giúp đỡ cho họ trên con đường đi tìm công lý cho Diệu.

P/S:
Khi gia đình Diệu ra khỏi trại, chúng tôi còn đang xúm quanh họ để hỏi chuyện thì có năm sáu công an xã đi xe máy đến Họ yêu cầu chúng tôi giải tán. Nhưng thú thực tôi rất ngạc nhiên về thái độ hiền lành, thân thiện của họ, chứ không có vẻ côn đồ, du đãng như công an các xã ngoại thành Hà Nội. Trong khi chuyện trò với họ, bác Lich Nguyen Van đã làm công tác công an vận rất khôn khéo, để biết được thái độ của họ đối với sự tàn ác của các nhà tù đối với tù nhân như thế nào.
Hành Trình Thăm Một Người Tù Reviewed by Unknown on 10/23/2014 Rating: 5 FB Đặng Bích Phượng: Cái tên Đặng Xuân Diệu tôi nghe từ lâu, nhưng chỉ thực sự xúc động khi nghe Trương Minh Tam (cùng bị giam chung tr...

Không có nhận xét nào: